Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở 3 nước có nền giáo dục phát triển
Kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng GV ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới là cơ sở cần thiết để các trường sư phạm đề ra hệ thống giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp cho xã hội những giáo viên tốt nhất.
ảnh minh họa
Với mục đích này, PGS.TS. Bùi Minh Đức, TS.Vũ Thị Sơn (Trường ĐHSP Hà Nội 2) phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nước có nền giáo dục phát triển, trong đó có Mỹ, Pháp và Đức.
Pháp: Trở thành giáo viên chính thức phải có bằng thạc sĩ
Ở Pháp, trước 1989, việc đào tạo GV do các trường sư phạm đảm nhận. Từ 1989, thành lập các Học viện Đại học đào tạo GV (IUFM).
Trước đây, hệ thống giáo dục ĐH của Pháp chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 gồm hai năm đầu tương đương giáo dục đại cương; giai đoạn 2 gồm hai năm tiếp theo tương đương đào tạo nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ĐH, SV sẽ có bằng Cử nhân và có thể được bổ nhiệm làm GV chính thức.
Tuy nhiên, hiên nay, để thống nhất với các hệ thống giáo dục khác ở Châu Âu, Pháp đã chuyển sang mô hình LMD (Licence – Master – Doctorat).
Nghĩa là để trở thành GV, SV phải trải qua đào tạo bậc Cử nhân (L), sau đó phải qua bậc đào tạo Thạc sĩ (M) ở các IUFM thì mới được Bộ Quốc gia Giáo dục Pháp công nhận và bổ nhiệm vào ngạch giáo viên.
Trong lịch sử giáo dục của Pháp từ thế kỷ 19 trường sư phạm được thiết lập trong mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp vùng (gọi tên là Học viện Đại học đào tạo giáo viên/IUFM) đào tạo giáo viên tiểu học, giáo viên phổ thông (trung học cơ sở ; trung học phổ thông : tổng hợp, kĩ thuật hoặc dạy nghề) và đào tạo các cố vấn sư phạm.
Từ năm 2008 các học viện đào tạo giáo viên (IUFM) trở thành các “trường thành viên thuộc trường đại học”. Ở nhiều trường đại học, tuy không phải là cơ sở đào tạo giáo viên nhưng đã có các mô-đun giới thiệu nghề dạy học.
Những người vào học năm thứ nhất của Học viện Đại học đào tạo giáo viên/IUFM, người học phải qua xét tuyển, kiểm tra và/hoặc phỏng vấn tùy theo các IUFM.
Tuy nhiên để có thể dự thi tuyển vào năm thứ hai của IUFM, thí sinh không bắt buộc phải theo học năm thứ nhất tại IUFM mà chỉ cần có bằng cử nhân (Licence) hoặc các bằng cấp tương đương.
Như vậy, mô hình đào tạo GV ở Pháp là theo phương thức nối tiếp trong các trường đa ngành và có trình độ sau đại học.
Hiện nay, Pháp cũng như các trường đại học châu Âu đang phải thay đổi về mô hình đào tạo GV. Các giáo viên muốn trở thành giáo viên chính thức của hệ thống Giáo dục Pháp phải có bằng thạc sĩ.
Bộ Giáo dục dự định sẽ hai loại thạc sĩ: với giáo viên tiểu học, cố vấn giáo dục, các nhà tâm lý học đường – thạc sĩ chuyên biệt và đa ngành ; với giáo viên phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông): thạc sĩ chuyên ngành cộng với các mô-đun về dạy học.
Video đang HOT
Mỹ: có cả 2 mô hình đào tạo GV tiếp nối và song song
Ở Mỹ, do chính phủ liên bang không có vai trò lớn trong giáo dục ở các bang nên mô hình và phương thức đào tạo GV chủ yếu do các bang và các ĐH ở các bang quyết định.
Ở quốc gia này, có cả hai mô hình đào tạo GV là tiếp nối và song song; cả trình độ Cử nhân lẫn tiếp nối một mạch lên trình độ Thạc sĩ. Phương thức đào tạo về căn bản theo tín chỉ.
Hai trường hợp tiêu biểu, đó là đào tạo GV ở ĐH Texas Tech và ở ĐH Virgina.
Mô hình đào tạo GV của ĐH Texas Tech là mô hình: trường chuyên ngành khoa học trường giáo dục. Tức là sau khi đã hoàn tất các tín chỉ chuyên môn tại một trường ĐH thành viên của ĐH Texas Tech, những sinh viên học ngành sư phạm sẽ đăng kí học các môn nghiệp vụ ở trường ĐH Giáo dục.
Thời gian cho việc học nghiệp vụ sư phạm tại trường Giáo dục thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 năm tùy theo khả năng hoàn thành khối lượng học tập và thực tập của từng sinh viên. Nhưng thời gian tối thiểu phải học tập và thực tập là 1 năm.
Thông thường, sinh viên sẽ trải qua hai giai đoạn học nghiệp vụ. Giai đoạn đầu, sinh viên sẽ học khoảng 30 tín chỉ. Trong thời gian này, sinh viên sẽ kết hợp thực tập tại trường phổ thông 1 ngày/ 1 tuần.
Giai đoạn thứ hai, sinh viên sẽ học tiếp 15 tín chỉ và lúc này sẽ đi thực tập sư phạm 5 ngày/tuần tại trường phổ thông.
Trong khi đó, ở ĐH California, ngay từ năm thứ 2, thậm chí năm thứ 1 đối với các ngành nghệ thuật, SV đã học các môn giáo dục nghề nghiệp là EDIS 2010 và EDIS 2880.
Sang năm thứ 3, 4, thậm chí thứ 5 theo mô hình tiếp nối hai bậc Cử nhân và Thạc sĩ, SV sẽ tiếp tục học các môn chuyên ngành theo yêu cầu của chương trình đồng thời học các môn giáo dục nghề nghiệp: EDIS 3880, EDIS 4880 và EDIS 5880.
Đức: GV được đào tạo trong các trường đại học đa ngành
Mô hình đào tạo GV ở Đức trước năm 1980 tiến hành trong các trường đại học sư phạm. Sau đó, các trường đại học được tích hợp vào các trường đại học đa ngành.
Từ đó đến nay, GV được đào tạo trong các trường đại học đa ngành. Có một số ít bang như Baden – Wttemberg đến nay vẫn tồn tại các trường sư phạm độc lập nhưng chỉ đào tạo các loại hình GV cho các trường tiểu học và THCS.
GV được đào tạo theo cấp học và theo loại hình trường. Cũng có loại GV được đào tạo cho 2 cấp hoặc cho nhiều loại hình trường ở bậc THCS.
GV bậc THCS và THPT được đào tạo cho hai môn học chuyên ngành, trong đó có phân biệt môn thứ nhất và môn thứ hai với tỷ trọng thời gian đào tạo khác nhau. Mô hình đào tạo GV tích hợp giữa khoa học giáo dục và khoa học chuyên ngành.
Ngay từ những năm đầu của các khóa đào tạo GV, bên cạnh các môn học chuyên ngành, sinh viên được học về các môn khoa học giáo dục và thực tiễn trường học.
Đào tạo GV được diễn ra trong 2 kì: Quá trình đào tạo GV trong trường đại học được gọi là giai đoạn 1, sau kì thi tốt nghiệp với kỳ thi quốc gia thứ nhất, các GV mới ra trường này được tham gia vào giai đoạn đào tạo GV tập sự của các bang.
Từ năm 2000 mô hình đào tạo GV được cải cách và thực hiện theo hai bậc nối tiếp cử nhân (180-240 tín chỉ) và thạc sĩ (60-120 tín chỉ).
Dựa trên quy định khung này hầu hết các bang ở Đức đã chuyển đổi hệ thống đào tạo GV sang hệ thống phân bậc hai giai đoạn.
Theo mô hình đào tạo mới này, GV cần có trình độ Master mới được đăng ký vào giai đoạn đào tạo GV tập sự. Người tốt nghiệp bậc cử nhân (Bachelor) chưa được phép trở thành GV nhưng có thể tìm việc làm ở thị trường lao động theo các hướng khoa học chuyên ngành mà họ đã học.
Nét đặc thù của mô hình đào tạo GV của Đức theo mô hình phân 2 bậc nối tiếp này là ngay trong bậc Bachelor đã có nội dung về khoa học giáo dục và thực tiễn phổ thông.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhận diện khó khăn trong bồi dưỡng thường xuyên CBQL giáo dục
Trong sự phát triển của GD&ĐT, việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục đã được cụ thể hóa bằng thông tư, bằng nghị quyết. Tuy nhiên, hoặc động này vẫn có đang gặp khó khăn.
ảnh minh họa
Nhận diện khó khăn này được TS Hoàng Thị Hạnh (Trường ĐHSP Hà Nội 2) trong thạm luận tại hội thảo "Phát triển năng lực trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục phổ thông" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP) - Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức.
Khó khăn về chương trình bồi dưỡng thường xuyên
TS Hoàng Thị Hạnh cho biết: lâu nay chúng ta không có chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý các trường học. Thông tư 26, 27, Quyết định 382 đã tháo gỡ được điều này nhưng cái khó ở đây là chương trình sẽ nhanh chóng lỗi thời trước tốc độ thay đổi của giáo dục trên thế giới và cả trong nước.
Việc cập nhật, bổ sung nội dung cho kịp với sự thay đổi của xã hội và thực tiễn giáo dục thường được làm bởi chính người đi bồi dưỡng. Điều đó dẫn tới sự không đồng bộ của nội dung bồi dưỡng được diễn ra ở mọi nơi.
Chúng ta chưa thể có một chương trình dài hơi, đi trước sự phát triển ở 5, 10 năm. Phần lớn các chương trình bồi dưỡng đều được viết và dùng tại thời điểm bồi dưỡng cho tới khi có thông tư mới, quyết định mới.
Do vậy, việc cập nhật, bổ sung kiến thức thực tế thường được thực hiện bởi người giảng viên bồi dưỡng tại thời điểm đó. Dẫn tới việc, có thể có những sự cập nhật không kịp thời và thiếu tính đồng bộ.
Mặt khác, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cần có sự liên thông giữa chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác để tránh sự trùng lắp, chồng chéo.
Hiện nay, chúng ta chỉ mới tính tới nội dung bồi dưỡng cho người làm cán bộ quản lý nhà trường mà chưa có cái nhìn bao quát hơn đến các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác để tạo thành một hệ thống.
Khó khăn về đội ngũ giảng viên nguồn
Theo TS Hoàng Thị Hạnh, đội ngũ giảng viên nguồn, giảng viên cốt cán hiện nay còn mỏng, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng; một số thiếu kinh nghiệm, năng lực còn bị hạn chế, chưa chuyên sâu giảng dạy, chưa nắm hết, nắm chắc tinh thần theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Ngoài Học viện Quản lý giáo dục, hiện nay các trường đại học có khoa quản lý giáo dục đều tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý là giúp cán bộ quản lý các trường học nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng trường học.
Cốt lõi của vấn đề là qua bồi dưỡng họ sẽ được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có những kỹ năng mới, trước hết để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đang làm, đồng thời thực hiện được công việc theo yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên nguồn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. Điều này thể hiện khá rõ khi nhiều năm, Bộ GD&ĐT tập huấn đến tận cán bộ quản lý, giáo viên của các địa phương trong cả nước. Các Sở GD&ĐT đều có kế hoạch xây dựng đội ngũ cốt cán cho địa phương đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu hợp lý.
Tuy nhiên, "bụt chùa nhà không thiêng" là câu cửa miệng của các giảng viên nguồn tại địa phương. Không ít giáo viên cốt cán cho rằng họ phải tự xoay xở và gặp rất nhiều khó khăn để có được bài giảng sau khi tập huấn ở Bộ về, họ gặp nhiều lúng túng khi phải trả lời các câu hỏi từ phía người học mà họ chưa tường minh hoặc không đủ thẩm quyền.
Nguồn giảng viên từ các trường đại học có ngành quản lý giáo dục hiện nay khá dồi dào nhưng phần lớn các cơ sở này tập trung vào chương trình bồi dưỡng chính thức hơn là chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, các Sở GD&ĐT chưa thể mời lực lượng này về địa phương để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý các trường như đối với giáo viên.
Khó khăn trong công tác tổ chức bồi dưỡng
về nội dung này, TS Hoàng Thị Hạnh cho rằng: bồi dưỡng để người cán bộ quản lý các trường học phát huy được năng lực là điều không dễ. Quy mô lớp học không thể chỉ mươi người, thời gian bồi dưỡng luôn phải được tính toán sát sao để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Kinh phí bồi dưỡng không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Chính vì vậy, các hoạt động trải nghiệm, đi nghiên cứu thực tế thường được bỏ qua mà tập trung vào việc học tập trên lớp với một số hoạt động làm việc nhóm.
Sẽ rất khó cho giảng viên ở các lớp bồi dưỡng thường xuyên nếu muốn rèn luyện một thao tác nào đó cho người học. Các tài liệu bồi dưỡng được biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau nên thường là cung cấp thông tin mà ít cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học.
"Qua trải nghiệm, chúng tôi thấy rằng giúp cho người học tiếp nhận kiến thức, biết được kỹ năng, bước đầu có thay đổi thái độ đã là thành công của người dạy.
Bên cạnh đó, việc tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng vẫn còn hình thức, chủ yếu là đánh giá qua một bài tiểu luận hoặc bài thu hoạch mà không có phần phản hồi từ người chấm, chưa thể hiện chính xác những kết quả mang lại từ khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên sau bồi dưỡng.
Có rất nhiều học viên không biết xếp mình ở vị trí nào sau khi tập huấn bởi việc kiểm tra đánh giá không phải được đặt ra là một tiêu chí trong các cuộc tập huấn." - TS Hoàng Thị Hạnh cho hay
Bên cạnh đó, việc điều hành, quản lý các lớp bồi dưỡng hiện nay thực sự chưa được đồng đều. Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát bồi dưỡng thường xuyên chưa sát sao, chưa có sự đúc rút, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn mang tính hình thức, chưa làm cho đối tượng bồi dưỡng có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng.
Theo Tinmoi24.vn
Vực dậy ngành sư phạm: Quyết tâm của Bộ trưởng có thành hiện thực? "Người vào học ngành sư phạm phải là những thí sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm tổ chức gần đây. Giáo viên vùng cao điều kiện làm việc còn rất nhiều khó khăn. Ảnh:...