Dao sắc không gọt được chuôi

Theo dõi VGT trên

Làm thầy giáo đã hơn 30 năm, có nhiều thành tích trong việc dạy và học, số học sinh đi thi học sinh giỏi và đỗ đạt đã lên tới hàng trăm, số học sinh trưởng thành và giờ giữ những vị trí trang trọng cũng vậy, nhưng thầy H không thể dạy nổi cậu ấm trong nhà.

Nguyên do là thầy lấy vợ muộn. Sau khi đi dạy nghĩa vụ ở miền núi về, thầy về nhà ở thành thị xã, mãi đến năm 39 tuổi mới lấy vợ. Vợ thầy, một cô giáo dạy tiểu học, con gái Trưởng phòng GD&ĐT huyện nhà, gia đình kinh tế khá giả. Mối lương duyên muộn của thầy và cô giáo trẻ tiểu học đã cho sinh hạ một cậu ấm trong sự đón đợi, trông mong và hạnh phúc của hai vợ chồng.

Dao sắc không gọt được chuôi - Hình 1

Ảnh minh họa

Sống ở thị xã, cậu bé lớn lên đã sớm nhận ra sự yêu chiều thái quá của cha mẹ và ông bà. Khi ở cấp Tiểu học, những đứa trẻ khác chỉ được ông, bà hay cha, mẹ đưa đi đón về bằng chiếc xe đạp hoặc cùng lắm là chiếc xe máy, thì cậu ấm nhà thầy được bố, mẹ đích thân lái chiếc ô tô Camry đưa đi và đón về. Tan trường, cô giáo dẫn cậu ra tận cổng, mẹ cậu cúi xuống cảm ơn cô giáo và bế cậu đón vào lòng, đưa cậu lên xe. Trong xe, sẵn sữa, bánh… để cậu “ăn dặm” trước khi vào bữa chính buổi tối. Mẹ cậu không đưa cậu về nhà ngay, mà lòng vòng đưa cậu đi dạo quanh con đường ven thị xã, rồi ra công viên thị xã, cho cậu chơi ở đó một lúc mới về. Tuy cậu sắp sửa đi học tiểu học, nhưng mẹ cậu vẫn nựng cậu với ngôn ngữ trìu mến của tuổi ẵm ngửa “mẹ xương (thương) con trai rượu của mẹ nào. Con có xương mẹ không”. Quen mãi với câu nói đó, có lần, cậu phụng phịu “Con không xương, con ghét mẹ…”. Mẹ cậu bất ngờ hoảng hốt, rối rít: “làm sao con không xương mẹ?”. Cậu vứt hộp sữa đi, và bảo: “Con ứ uống sữa nữa đâu, chán lắm…”.

Bà mẹ trẻ đồng tình ngay: “Thì thôi, không uống nữa… Mẹ xương con…”.

Cứ trong điệp khúc ngọng ngịu như vậy, chẳng mấy chốc cậu lên cấp Tiểu học. Cậu nhận ra mình quan trọng hơn mọi người. Vì là người quan trọng, luôn được mẹ cha và thầy cô đáp ứng bất kể một yêu cầu gì mà cậu đưa ra nên cậu luôn có những sở thích quái đản:

- Mẹ ơi, con thấy một con ếch trong máy tính nhà ta rồi. Mẹ mua cho con một con ếch nhé…

Bà mẹ chột dạ, hỏi lại:

Video đang HOT

- Con mua về làm gì?

- Con làm thí nghiệm…

Hôm ấy, con ếch cốm được bà mẹ trẻ mua ở chợ mang về đã được trói chân tay, đưa cho cậu. Cậu thích lắm. Cậu vào nhà lấy kéo, dao… để hành hình con ếch. Cậu cắt chân, mổ bụng, móc mắt… mặc chú ếch giãy giụa, đau đớn. Rồi cậu cười thích thú.

Cậu bảo với mẹ: – Mẹ nhìn con ếch kìa. Nó chết rồi… ha ha…

Cứ như vậy, tính khí của cậu ngày một khác đi. Hung dữ, táo tợn. Đến trường, cậu hay đánh bạn. Cô giáo mách với mẹ cậu về giáo dục con. Mẹ cậu mắng cậu. Cậu òa khóc. Mẹ cậu sợ quá, xuê xoa: “Ừ, mẹ không mắng con, mắng bạn ấy thôi…”… Các cô giáo không dám xử phạt và mắng cậu, vì sợ mẹ cậu phật ý. Chẳng gì cậu cũng là con cháu trưởng phòng. Vận mệnh cơ đồ, chính trị trong tay ông ngoại cậu. Họ sợ mà không biết bày tỏ cùng ai…

Vào cấp THPT, tiếng đồn về cậu con trai hư hỏng và nghịch ngợm của thầy cô giáo ở thị xã đã loang xa. Kể cả cái bệnh ga lăng, chuyên dùng đồ hàng hiệu và tội yêu sớm của cậu, cũng là tâm điểm cho mọi sự chú ý.

Khi cậu ấm thi tốt nghiệp THPT một cách chật vật xong, cha mẹ cậu biết rằng con quý tử của mình vì quá được nuông chiều, nên đã sinh hư hỏng, lười biếng và ỷ lại.. Cậu thi 2 năm liền, đều trượt đại học.

Quyết định cho cậu đi học nước ngoài vì thi trong nước không thể đỗ, đã được thông qua. Cậu bỗng nhiên trở thành du học sinh tại Mỹ, tự túc. Chi phí học hành, ăn ở do bố mẹ cậu chu cấp đến tận răng. Bố mẹ cậu hy vọng, một ngày không xa, cậu sẽ mang tấm bằng xứ Tự do về. Lúc ấy, may ra mới xin được việc làm. Vì chẳng ai có thể sống trọn đời để lo cho con cả.

Thầy giáo giờ đã già, cô giáo tiểu học – vợ thầy nào giờ đã thấu hiểu cái giá của việc chiều con. “Cho con quá dư thừa đầy đủ về điều kiện sống và học hành, đến nỗi ngoài việc lo thể hiện và sống hưởng thụ, nó không bận tâm đến việc gì khác… Lo cho con như vậy là hại con. Tôi chỉ mong nó học tử tế bên ấy, không nghiện ngập gì, là may rồi. Về nước, lo cho cái nghề để sống. Lúc ấy, tôi chết cũng được…”.

Ngày 20/11 năm nào cũng thế, nhà thầy rợp hoa tươi và lời chúc. Học sinh ngưỡng mộ và đến tri ân với thầy cô đã giảng dạy mình nên người. Bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và trở thành những người quản lý giỏi, có tâm, có tầm. “Em là học sinh thầy H” – câu nói đó toát lên sự tự hào của học trò. Những lúc ấy rồi cũng qua đi, thầy và cô sống trong bầu không khí lo lắng và trầm lặng khi nói về con. “Giờ này, không biết cậu ấm ra sao, đã đi ngủ chưa, hay còn mải mê đánh điện tử, đi chơi đêm? Nó có tránh được sự cám dỗ nơi xứ người không? Có dùng thuốc lắc và ma túy không?… Sao nó không gọi về nhà thăm bố mẹ, dù chỉ một lần, nhân ngày nhà giáo Việt Nam”.

Dao sắc không gọt được chuôi. Nhưng, đó cũng chỉ là sự an ủi mang tính A.Q. Nếu thầy cô nghiêm khắc và yêu thương con đúng mực, thì đâu đến nỗi cơ sự này…

Theo Sa Mộc

GD&TĐ

Giấc mơ du học không phải luôn màu hồng

Kỳ 1: Những chuyến du học không thành. Phía sau con số lớn về lượng học sinh Việt Nam du học nước ngoài là những câu chuyện đắng lòng khiến các em và cả phụ huynh cần nhìn lại.

Theo con số thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), có xấp xỉ 100.000 du học sinh Việt Nam theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Trong đó, có đến 90% du học tự túc. Ngày càng có nhiều người nộp đơn xin theo học tại các trường đại học ở Mỹ, Australia, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ...


Thế nhưng, đằng sau những con số hào nhoáng ấy, liệu có tổ chức nào thống kê được có bao nhiêu du học sinh vì những lý do khác nhau mà bỏ ngang việc học hành và quay về Việt Nam với hai bàn tay trắng?

Giấc mơ du học không phải luôn màu hồng - Hình 1

Du học - từ khóa của thành công trong suy nghĩ của rất nhiều phụ huynh


Những câu chuyện có thật...

Trong một đợt kiểm tra của cơ quan xuất nhập cảnh vào cuối tháng 8/2012 vừa qua, trường Đại học London Metropolitan (MLU) tại Vương quốc Anh đã bị rút giấy phép tiếp nhận sinh viên nước ngoài (trừ các nước thuộc Liên minh châu Âu - EU). Nguyên nhân do khoảng 61% hồ sơ của sinh viên trường này bị phát hiện có vấn đề.


Theo các báo cáo tổng kết, sinh viên không đến lớp đầy đủ, thậm chí là trình độ tiếng Anh cũng không được kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn trước khi trường cho nhập học. Ngoài ra, việc quản lý sinh viên quốc tế của trường này không đạt chuẩn. Trong số đó, có hơn 170 du học sinh Việt Nam.

Theo những thông tin từ báo chí, các bạn có hồ sơ đạt chuẩn đã được các trường đai học khác chấp thuận khi nộp lại hồ sơ. Còn với những hồ-sơ-không-đạt-chuẩn thì sao? Cho đến hiện tại, vẫn không một thông tin nào cho biết thêm những hồ sơ này sẽ đi đâu về đâu - khi gia đình họ đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ cho con em đi du học?

Trường hợp đắng lòng thứ hai là câu chuyện của một du học sinh Úc tên T.V.L (Hà Nội). Đã từng được đăng trên các mặt báo, câu chuyện của em khiến cho không ít những bậc phụ huynh có con em đi du học phải giật mình.

Là một cô gái ngoan ngoãn, học giỏi, gia đình có điều kiện nên L. được gia đình cho đi Úc du học sau khi học xong cấp III. Thế nhưng, không ai ngờ được rằng, một thời gian sau, gia đình phải hốt hoảng đưa cô bé về nhà và đi gặp các bác sĩ ở Phòng khám Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Sau khi trò chuyện với cô gái khá lâu, bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Văn Dũng cho biết, đây là trường hợp bị rối loạn cảm xúc. Rất may là cô bé đã đến viện khi chưa quá muộn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cũng nhận định, việc cho con đi du học sớm khi chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng chính là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc và rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc.

Một câu chuyện khác cho thấy du học không chỉ là giấc mơ màu hồng là của một học sinh cấp III tên Th (TP.Hồ Chí Minh). Đặt chân xuống đất Mỹ chưa được một tháng, gia đình em đã một phen lao đao khi nhận được điện thoại cầu cứu của cô con gái. Chẳng là, do gặp vấn đề với trường đã đăng ký từ trước nên trung tâm du học đã gợi ý chuyển qua một trường khác "tốt hơn". Không ngờ rằng ngôi trường đó lại hoàn toàn không như những lời "tư vấn".

Nằm ở một thị trấn nhỏ xíu chỉ có 20.000 dân cách San Francisco gần 300km, với con đường đi qua một vùng rừng núi heo hút, ngôi trường chỉ với 200 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 của cô bé hoàn toàn là một vùng biệt lập. Lớn lên giữa TP.HCM sôi động, Th. đã vô cùng sợ hãi khi thử đi bộ ra đường trong một buổi chiều và bị một người đàn ông lạ mặt bám theo. Sau đó, cô bé gần như ở lì trong trường và không giao tiếp với ai. (Một phần do phát âm địa phương quá khó nghe nên Th. không có cách nào giao tiếp được).

Sau một tháng với những lá thư kêu cứu và đòi về của cô con gái thì gia đình đã quyết định mua vé máy bay cho cô bé trở về. "Tiền mất tật mang, nhưng ít nhất còn người mà quay về là tốt rồi!" - Bố mẹ cô bé buồn rầu nói.

Giấc mơ du học không phải luôn màu hồng - Hình 2

Những chuyến du học thất bại, những câu chuyện đau lòng đã không còn là chuyện"hiếm"


Trên đây chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu mà báo chí đề cập đến gần đây như là mặt trái của ước mơ du học.

Còn nhiều khó khăn mà các em lựa chọn con đường này sẽ phải trải qua. Không có một con số thống kê nào chính xác được đưa ra, nhưng hiện tượng du học sinh phải bỏ ngang học hành về nước là một hiện tượng có thật, đang diễn ra và ngày càng trở nên phổ biến đến mức độ đáng báo động trong xã hội. Trong số hơn 100.000 du học sinh Việt Nam tại nước ngoài kia, liệu sẽ còn bao nhiêu câu chuyện buồn về những chuyến du học thất bại?

Việt Nam là một đất nước hiếu học. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều gia đình kinh tế khá giả không ngần ngại bỏ rất nhiều tiền cho con em đi du học, với khát vọng các em sẽ giành được thành công trong cuộc sống. Thế nhưng, đã đến lúc chính các em và các bậc phụ huynh phải nhìn nhận sự việc một cách kỹ lưỡng hơn, bởi những giấc mơ du học không mang màu hồng.

Theo TTVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu khoe visual siêu xinh, chú rể bỗng dưng "biến mất" vì lý do khó đỡ!Đám cưới Hoa hậu Khánh Vân: Cô dâu khoe visual siêu xinh, chú rể bỗng dưng "biến mất" vì lý do khó đỡ!
19:50:24 12/12/2024
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị đặt camera quay lén, cảnh tượng phơi bày khiến Quang Linh Vlog sững ngườiHoa hậu Thuỳ Tiên bị đặt camera quay lén, cảnh tượng phơi bày khiến Quang Linh Vlog sững người
19:56:48 12/12/2024
Trở thành con triệu phú sau 25 năm bị bắt cóc, chàng trai từ chối khối tài sản kếch xù, 1 năm sau nhận cái kết không ngờTrở thành con triệu phú sau 25 năm bị bắt cóc, chàng trai từ chối khối tài sản kếch xù, 1 năm sau nhận cái kết không ngờ
17:51:31 12/12/2024
Vũ trụ Hoa hậu tại đám cưới Khánh Vân: Kim Duyên góp mặt giữa tin đồn nghỉ chơi, Kỳ Duyên - Thiên Ân cực slayVũ trụ Hoa hậu tại đám cưới Khánh Vân: Kim Duyên góp mặt giữa tin đồn nghỉ chơi, Kỳ Duyên - Thiên Ân cực slay
21:58:59 12/12/2024
1 sao nữ vạch trần Cha Eun Woo hẹn hò bạn gái Trung Quốc, mạnh tay chi 1,7 tỷ dỗ dành mỗi lần cãi nhau?1 sao nữ vạch trần Cha Eun Woo hẹn hò bạn gái Trung Quốc, mạnh tay chi 1,7 tỷ dỗ dành mỗi lần cãi nhau?
18:59:53 12/12/2024
Cặp đôi "Kỳ Duyên - Minh Triệu" mới của showbiz: Chăm sóc nhau, "dính như sam" tại sự kiệnCặp đôi "Kỳ Duyên - Minh Triệu" mới của showbiz: Chăm sóc nhau, "dính như sam" tại sự kiện
18:56:59 12/12/2024
Mỹ nhân hạng A trở thành trò cười của hàng triệu người vì bị BTC bắt đi thay váy ngay trên sóng trực tiếpMỹ nhân hạng A trở thành trò cười của hàng triệu người vì bị BTC bắt đi thay váy ngay trên sóng trực tiếp
23:30:49 12/12/2024
Hồng Đào tiết lộ cuộc sống hậu ly hôn tuổi 62Hồng Đào tiết lộ cuộc sống hậu ly hôn tuổi 62
20:08:21 12/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Khánh Vân cùng ông xã xúc động bật khóc trong lễ cưới

Hoa hậu Khánh Vân cùng ông xã xúc động bật khóc trong lễ cưới

Sao việt

23:53:07 12/12/2024
Hoa hậu Khánh Vân và ông xã nhiếp ảnh gia Nguyễn Long không kìm được nước mắt trước khoảnh khắc thiêng liêng trong lễ cưới.
Những phim hay nhất năm 2024

Những phim hay nhất năm 2024

Phim âu mỹ

23:39:43 12/12/2024
Các tác phẩm dưới đây được lọc ra từ các danh sách của các tờ báo, tạp chí chuyên ngành dựa trên mức độ xuất hiện cũng như những đóng góp về giá trị nghệ thuật lẫn doanh thu phòng vé năm qua.
Mặt mộc gây sốc của Song Hye Kyo

Mặt mộc gây sốc của Song Hye Kyo

Phim châu á

23:34:04 12/12/2024
Trong tấm poster đầu tiên, Dark Nuns gây ấn tượng mạnh, khơi gợi sự tò mò của khán giả bởi ánh nhìn, biểu cảm của cặp nữ chính Song Hye Kyo và Jeon Yeo Bin.
Mời 2 hoa hậu đóng phim Tết, Trấn Thành có mạo hiểm?

Mời 2 hoa hậu đóng phim Tết, Trấn Thành có mạo hiểm?

Hậu trường phim

23:23:12 12/12/2024
Trấn Thành chứng minh không chỉ mời toàn người quen vào phim Tết của mình bằng cách mời Tiểu Vy, Kỳ Duyên và diễn viên Quốc Anh tham gia.
Sao bị ghét nhất 'Cuộc chiến thượng lưu' kết hôn ở tuổi 48, giấu danh tính vợ

Sao bị ghét nhất 'Cuộc chiến thượng lưu' kết hôn ở tuổi 48, giấu danh tính vợ

Sao châu á

23:21:08 12/12/2024
Uhm Ki Joon - nam diễn viên nổi đình đám với vai phản diện Joo Dan Tae trong series Cuộc chiến thượng lưu sẽ chia tay cuộc sống độc thân ở tuổi 48 vào ngày 22/12 tới.
Nam diễn viên bất ngờ qua đời ở tuổi 37

Nam diễn viên bất ngờ qua đời ở tuổi 37

Sao âu mỹ

23:19:20 12/12/2024
Theo New York Post, nam tài tử Tây Ban Nha José de la Torre qua đời ở tuổi 37 hôm 5/12, chỉ vài tháng sau khi tiết lộ vấn đề sức khỏe.
Mỹ Linh, Thiều Bảo Trâm đổ bệnh trước thềm Công diễn 3

Mỹ Linh, Thiều Bảo Trâm đổ bệnh trước thềm Công diễn 3

Tv show

23:16:11 12/12/2024
Trước thềm Công diễn 3, Mỹ Linh gặp vấn đề về sức khỏe. Dù vậy ngay trên sân khấu tổng duyệt Tôi không còn viết tình ca , cô vẫn chỉn chu góp ý để Ái Phương hát rõ lời hơn.
Thấy chồng tiết kiệm được 5 tỷ, tôi hối thúc mua căn hộ chung cư nhưng chồng lại nói một câu tê tái

Thấy chồng tiết kiệm được 5 tỷ, tôi hối thúc mua căn hộ chung cư nhưng chồng lại nói một câu tê tái

Góc tâm tình

22:41:03 12/12/2024
Chưa kịp mừng vì chồng có được khoản tiền lớn thì tôi đã nhận được trái đắng. Tính tình chồng tôi rất chặt chẽ, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 11 triệu để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
Vợ chồng xây homestay đẹp như cổ tích ở Bình Định để con vui chơi dịp nghỉ

Vợ chồng xây homestay đẹp như cổ tích ở Bình Định để con vui chơi dịp nghỉ

Netizen

22:36:42 12/12/2024
Quyết định đi vay ngân hàng 100% để mua mảnh đất sát biển và xây một căn homestay trên đó được chị Trần Thị Minh Thu, 34 tuổi, đưa ra rất chóng vánh.
Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin

Người đàn ông có tài sản 22 tỷ đồng sau 40 năm đi ăn xin

Lạ vui

22:21:59 12/12/2024
ẤN ĐỘ - Được mệnh danh là gã ăn xin giàu nhất thế giới , Bharat Jain sở hữu khối tài sản lên tới 75 triệu rupee (hơn 22 tỷ đồng) sau 40 năm hành nghề.
Hà Nội trời rét căm căm, nàng WAG chân dài nhất làng bóng Việt vẫn lên đồ đi chơi pickleball

Hà Nội trời rét căm căm, nàng WAG chân dài nhất làng bóng Việt vẫn lên đồ đi chơi pickleball

Sao thể thao

21:55:35 12/12/2024
Thời gian gần đây, tiền vệ nổi tiếng Mạc Hồng Quân và vợ là Kỳ Hân liên tục check-in trên sân pickleball, khẳng định niềm yêu thích với môn thể thao hot trend nhất năm 2024