Đảo ngược tiền tiểu đường giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Theo tin tức từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường có thể giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.
Tiền tiểu đường là tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng thấp hơn ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường. Những người bị tiền tiểu đường cũng có nhiều khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét một nhóm gồm 14.231 nhân viên công ty than, hầu hết là nam giới, tham gia một nghiên cứu dài hạn. Lượng đường trong máu của họ đã được kiểm tra vào năm 2006, năm 2008, và được theo dõi đến năm 2017.
Video đang HOT
Từ năm 2006 đến 2008, khoảng 45% số người tham gia đã chuyển từ tiền tiểu đường về mức đường huyết bình thường. Khoảng 42% giữ nguyên và 13% tiến triển thành bệnh tiểu đường. Sau một thời gian theo dõi trung bình gần 9 năm và điều chỉnh các biến số như chỉ số khối cơ thể, huyết áp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trở về mức đường huyết bình thường từ giai đoạn tiền tiểu đường có nguy cơ đau tim thấp hơn 38% và giảm 28% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ so với những người tiến triển thành bệnh tiểu đường. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra bởi cục máu đông, là loại đột quỵ phổ biến nhất.
Nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào của họ trong thời gian theo dõi thấp hơn 18% so với những người tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu việc đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Như vậy, việc ngăn chặn tình trạng tiền tiểu đường không chỉ giúp bạn không mắc bệnh tiểu đường mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường, giảm cân là chìa khóa của điều trị. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị giảm cân từ 5% đến 7% và hoạt động thể chất thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngồi nhiều tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ lớn tuổi
Ngồi hoặc nằm quá nhiều làm tăng đáng kể nguy cơ nhập viện vì suy tim ở phụ nữ lớn tuổi, ngay cả khi họ được khuyến nghị hoạt động thể chất. Một nghiên cứu mới cảnh báo.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ gần 81.000 phụ nữ sau mãn kinh từ 50 đến 79 tuổi trong Nghiên cứu Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ. Không ai được chẩn đoán mắc bệnh suy tim khi bắt đầu nghiên cứu. Trong thời gian theo dõi trung bình 9 năm, chỉ có hơn 1.400 phụ nữ phải nhập viện do suy tim.
Các nhà khoa học nhận thấy, so với những phụ nữ dành ít hơn 6,5 giờ mỗi ngày để ngồi hoặc nằm, nguy cơ nhập viện do suy tim cao hơn 15% ở những phụ nữ dành 6,6-9,5 giờ mỗi ngày và cao hơn 42% ở những phụ nữ dành nhiều hơn 9,5 giờ một ngày dành cho việc ngồi và nằm.
So với những phụ nữ ngồi ít hơn 4,5 giờ một ngày, nguy cơ nhập viện vì suy tim cao hơn 14% ở những người ngồi từ 4,6 đến 8,5 giờ một ngày và cao hơn 54% ở những người ngồi hơn 8,5 giờ một ngày.
Một phát hiện quan trọng là mối liên hệ giữa việc ngồi và nằm nhiều hơn và nguy cơ nhập viện suy tim cao hơn đã được nhìn thấy ngay cả ở những phụ nữ hoạt động tích cực nhất và tập thể dục với lượng đề nghị.
PGS Michael LaMonte, Đại học Buffalo ở New York cho biết, phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy, những người ít vận động hàng ngày có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và tử vong sớm do bệnh tim và các nguyên nhân khác...
7 loại trái cây tốt để ăn nếu bạn bị tiểu đường Một số loại trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao như táo, lê, dâu tây, đào... rất tốt cho bệnh tiểu đường. Ăn trái cây là một cách ngon miệng để thỏa mãn cơn đói và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều chứa đường. Điều này đã đặt ra câu hỏi...