Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có ‘khối u’ kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt
Nếu không được phẫu thuật, con trăn Anaconda đã chết vì nuốt trọn thứ này.
Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.
Vì môi trường sống ưa thích của chúng là đầm lầy, các cánh rừng rậm ẩm ướt nên việc con người xuất hiện tại đây thường xuyên đụng độ sinh vật khổng lồ này là chuyện bình thường.
Tại khu vực rừng rậm nhiệt đới Amazon ở Brazil, đội công nhân nước này đang tiến hành xây dựng một con đường mới nhằm phục vụ cho giao thông thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vì địa hình khó khăn cộng với việc vận chuyển vật liệu đến địa điểm là một thách thức to lớn do thiếu xe tải; cùng những nguy hiểm liên tục của rừng nhiệt đới cũng góp phần làm chậm tiến độ xây dựng.
Một ngày, khi đội công nhân đang dùng máy xúc cào đường, một người trong số họ bất ngờ nhìn thấy con trăn khổng lồ trườn ra từ bụi cây. Trước mắt họ là một con trăn Anaconda. Không giống như bất cứ con trăn nào, con Anaconda này là con lớn nhất mà họ từng thấy!
‘Khối u’ kỳ dị đó là gì?
Chưa hết sợ hãi vì sinh vật to lớn bậc nhất hành tinh này, họ đã nhanh chóng cảm thấy điểm bất thường trên người con trăn: Một khối u khổng lồ.
Thực chất, Anaconda là loài khá nhút nhát và tránh người, nên việc nhìn thấy con người thường chúng sẽ di chuyển nhanh để lẩn trốn. Nhưng con trăn này thì không. Nó bò rất chậm. Đôi lúc lại há miệng ra phòng thủ.
Vì hiểu việc xây dựng đường ở khu vực này sớm muộn gì cũng sẽ đụng độ những sinh vật trong rừng nên một trong số họ biết rằng con trăn này đang gặp vấn đề. Có thể nó trườn ra để cầu cứu.
Một người công nhân tiến đến tiếp cận con trăn bất chấp những lời ngăn cản của những người cùng đội. Lạ thay, con trăn có vẻ như vì quá đau vì khối u nên nó nằm im tưởng như bất động.
Ngay lập tức, đội công nhân liên lạc với bác sĩ thú y của địa phương. Khi một bác sĩ thú y mổ con vật ra để tìm ra nguyên nhân gây ra khối u, không ai có thể tin vào những gì họ nhìn thấy.
Khi đến hiện trường, vị bác sĩ thú y đã nói rằng con trăn rất có thể đang mang thai, và có lẽ đang chuẩn bị đẻ con ở giữa con đường mới đào. Để xác nhận nghi ngờ này, bác sĩ thú y đã giao cho những người công nhân một nhiệm vụ nguy hiểm đó là di chuyển con trăn để bác sĩ thăm khám khối u.
Lúc sau, vị bác sĩ quyết định con trăn Anaconda này cần được phẫu thuật ngay lập tức vì có một vật mắc kẹt ở lối vào dạ dày của nó. Vật mắc kẹt này là thứ mà con trăn đã nuốt vào và không thể bị hệ tiêu hóa sẽ hủy.
Vị bác sĩ tạm thời tiêm một liều thuốc mê cho con trăn và nhờ đội công nhân đưa con trăn đến chỗ bằng phẳng hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên người này thực hiện một thủ thuật như thế này, nhưng ông ấy vẫn rất lo lắng vì tình cảnh hiện giờ vị bác sĩ thú ý không ở trong phòng khám mà ở giữa rừng rậm. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ở đây.
Với sự chính xác và cẩn thận tối đa, bác sĩ thú y đã mổ con trăn và lấy ra “khối u” khổng lồ. Khi nhìn vào, ai nấy đều không tin vào mắt mình. Đó là một chiếc thùng đựng đá bằng nhựa!
Khi vị bác sĩ đang bối rối không hiểu vì sao con trăn lại nuốt vật thể này vào bụng thì đội công nhân đã hiểu ra vấn đề.
Thùng đựng đá này là nơi họ cho đá lạnh vào để bảo quản hầu hết những loại thực phẩm dễ hỏng. Vì đường xá đi lại khó khăn và xa xôi nên họ đã cất thịt vào thùng nhựa này. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng đã khiến thịt ôi hỏng, bốc mùi.
Rất có thể con trăn Anaconda đã ngửi được mùi thịt và tưởng đó là xác động vật nên đã nuốt trọn thứ này.
Sau khi lấy được thùng đựng đá ra, bác sĩ thú y nhanh chóng khâu lại vết rạch cho con trăn và hi vọng nó có thể sống sót qua tình huống này. Sau khi hết thuốc mê, con trăn bắt đầu cựa mình và trườn chậm rãi về phía rừng rậm.
Với nỗ lực bảo tồn loài trăn Anaconda, vị bác sĩ đã cấy chip theo dõi cực nhỏ vào người con trăn để đảm bảo rằng nó hoàn toàn sống sót sau sự cố này.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tại Nam Mỹ có 4 loài trăn Anaconda được phân loại do loài này có khả năng bị dọa. Nguyên nhân là vì một số khu vực trong phạm vi phân bố của chúng đang bị mất môi trường sống (do con người canh tác nông nghiệp khiến môi trường sống đất ngập nước ngày càng cạn kiệt); và do bị săn bắn.
Tại sao thiên thạch chủ yếu rơi ở vùng hoang dã mà hiếm khi rơi ở thành phố?
Sở dĩ con người trên Trái Đất hiếm khi thấy thiên thạch rơi ở thành phố là vì bầu khí quyển đóng vai trò như một lớp "áo giáp" bảo vệ con người.
Khi nhắc đến thiên thạch, hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến những tảng đá khổng lồ lao xuống từ vũ trụ với tốc độ kinh hoàng, tạo nên những vụ nổ lớn và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta rất hiếm khi thấy thiên thạch rơi xuống các thành phố mà thường là ở những vùng hoang dã. Vậy lý do gì khiến thiên thạch chủ yếu rơi ở những nơi hẻo lánh này?
Các khu vực hoang dã, sa mạc, rừng rậm thường có mật độ dân cư rất thấp hoặc không có người sinh sống. Điều này làm giảm khả năng một thiên thạch rơi trúng khu vực có người. Ngược lại, các thành phố là nơi tập trung đông dân cư, xây dựng dày đặc. Tuy nhiên, so với tổng diện tích bề mặt Trái Đất, diện tích các thành phố là rất nhỏ.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất giải thích hiện tượng này chính là bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất đóng vai trò như một lớp áo giáp bảo vệ, làm giảm đáng kể số lượng thiên thạch có thể chạm tới bề mặt Trái Đất. Khi các thiên thể nhỏ đi vào bầu khí quyển, chúng phải chịu một lực ma sát cực lớn, khiến chúng bốc cháy hoặc phát nổ trước khi chạm đến mặt đất. Do đó, số lượng thiên thạch còn lại đủ lớn để gây ra thiệt hại trên bề mặt Trái Đất là rất ít.
Khí quyển không chỉ giảm thiểu số lượng thiên thạch có thể chạm tới mặt đất mà còn có tác động lớn đến việc làm giảm thiểu thiệt hại. Khi thiên thạch đi vào tầng đối lưu của khí quyển, nơi có mật độ không khí cao, chúng phải chịu ma sát lớn, khiến chúng bốc cháy hoặc phát nổ. Sóng xung kích từ vụ nổ này sẽ phân tán các mảnh thiên thạch, giảm thiểu tác động xuống mặt đất. Bầu khí quyển cũng làm giảm tốc độ của các thiên thạch, khiến chúng ít gây thiệt hại hơn nếu có thể chạm đến mặt đất.
Xác suất thiên thạch rơi xuống bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất là rất thấp, và xác suất rơi xuống các thành phố thậm chí còn thấp hơn. Diện tích các khu vực có con người sinh sống chỉ chiếm khoảng 14% diện tích đất liền của Trái Đất. Điều này có nghĩa là xác suất để một thiên thạch rơi vào khu vực có người sinh sống là cực kỳ nhỏ. Hơn nữa, phần lớn diện tích Trái Đất là các đại dương, chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt. Điều này càng làm giảm khả năng thiên thạch rơi vào khu vực có người ở.
Hầu hết các thiên thạch có kích thước nhỏ sẽ bốc cháy hoàn toàn khi đi vào khí quyển Trái Đất, không gây ra thiệt hại đáng kể khi chạm đất. Chỉ những thiên thạch có kích thước lớn mới có thể gây ra thiệt hại khi va chạm với bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, xác suất một thiên thạch lớn rơi trúng một khu vực có dân cư đông đúc là rất nhỏ.
Bán cầu Bắc, nơi tập trung nhiều khu vực đông dân cư nhất, bao gồm châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích đất liền của Trái Đất. Bán cầu Nam, ngược lại, chủ yếu là các vùng hoang dã và các đại dương rộng lớn. Nam Cực, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và băng tuyết bao phủ, hầu như không có người sinh sống. Bắc Cực cũng là một vùng cực không phù hợp cho cuộc sống của con người. Do đó, thiên thạch rơi vào các vùng hoang dã này sẽ có xác suất lớn hơn nhiều khi so sánh với những khu vực có con người sinh sống đông đúc.
Nơi rơi của thiên thạch thực ra là ngẫu nhiên. Thiên thạch không có ý thức và chỉ là những tảng đá rơi từ vũ trụ xuống Trái Đất. Sau khi tính đến diện tích nhỏ của các thành phố so với tổng diện tích đất liền và biển cả, xác suất thiên thạch rơi vào thành phố trở nên rất nhỏ. Mặc dù có thể xảy ra, nhưng số lượng thiên thạch rơi vào các khu vực có người ở là cực kỳ hiếm.
Thực tế là các thành phố ít khi bị thiên thạch rơi trúng còn liên quan đến ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng mạnh từ các thành phố làm che khuất tầm nhìn của chúng ta với các hiện tượng thiên nhiên như sao băng. Sao băng, thực chất là thiên thạch nhỏ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển, tạo ra ánh sáng chói lọi trên bầu trời đêm. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn với ánh sáng đô thị mạnh, rất khó để quan sát hiện tượng này.
Mặc dù bầu khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Trái Đất, nhưng nó không thể ngăn chặn hoàn toàn tất cả các thiên thạch. Một số thiên thạch lớn vẫn có thể vượt qua lớp bảo vệ này và gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, số lượng những thiên thạch lớn này là rất ít so với tổng số thiên thạch đi vào bầu khí quyển hàng năm. Hơn nữa, những thiên thạch lớn thường có chu kỳ xuất hiện rất dài, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.
Việc thiên thạch chủ yếu rơi ở vùng hoang dã là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm diện tích bề mặt Trái Đất, mật độ dân cư, khả năng quan sát và tác động của thiên thạch.
Thiên thạch chủ yếu rơi ở vùng hoang dã và hiếm khi rơi xuống các thành phố do nhiều yếu tố kết hợp lại. Bầu khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số lượng thiên thạch có thể chạm tới mặt đất. Xác suất rơi của thiên thạch vào các khu vực có người sinh sống là rất nhỏ, và các yếu tố địa lý cũng góp phần làm giảm thiểu khả năng này. Tính ngẫu nhiên của nơi rơi và tác động của khí quyển càng làm cho thiên thạch rơi vào thành phố trở nên hiếm hoi. Vì vậy, dù thiên thạch là hiện tượng tự nhiên đáng chú ý, nhưng nhờ bầu khí quyển và các yếu tố khác, con người trên Trái Đất ít phải lo lắng về nguy cơ này.
Nghiên cứu cho thấy hà mã có thể chạy nhanh đến mức có thể bay lên không trung Nghe có vẻ khó tin, nhưng một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng hà mã, một trong những loài động vật trên cạn lớn nhất thế giới, có thể bay lên không trung trong thời gian ngắn khi chúng chạy nhanh. Hà mã, loài động vật có kích thước khổng lồ và nổi tiếng với khả năng sinh sống lưỡng...