Đạo diễn lễ khai mạc Olympic bị sa thải
Kentaro Kobayashi, đạo diễn lễ khai mạc Olympic Tokyo, bị sa thải vì từng đùa cợt về thảm họa diệt chủng Holocaust trong show hài kịch năm 1998.
Seiko Hashimoto, chủ tịch ủy ban tổ chức Olympic Tokyo, hôm nay cho hay ban tổ chức đã sa thải đạo diễn Kobayashi chỉ một ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội. Ông bị cáo buộc lấy thảm họa diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến II ra làm trò đùa khi nói “Hãy chơi trò Holocaust nào” trong chương trình hài kịch 23 năm trước.
“Chúng tôi phát hiện ông Kobayashi trong buổi biểu diễn cá nhân đã sử dụng cụm từ nhạo báng một thảm kịch lịch sử”, Hashimoto nói. “Chúng tôi chân thành xin lỗi vì để xảy ra sự việc đáng tiếc một ngày trước lễ khai mạc, gây phiền toái và lo ngại cho nhiều bên liên quan, cũng như người dân Tokyo và cả nước”.
Đạo diễn lễ khai mạc Olympic Tokyo Kentaro Kobayashi. Ảnh: Ủy ban Olympic Tokyo.
Tokyo vướng vào nhiều bê bối từ khi được quyền đăng cai thế vận hội năm 2013. Các nhà điều tra Pháp đang xem xét cáo buộc Tokyo hối lộ thành viên Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) trong quá trình bỏ phiếu. Bê bối khiến Tsunekazu Takeda, người đứng đầu Ủy ban Olympic Nhật Bản kiêm thành viên IOC, từ chức hai năm trước.
Video đang HOT
Lễ khai mạc Olympic Tokyo dự kiến diễn ra ngày 23/7. Buổi lễ sẽ không có khán giả tham dự để phòng ngừa Covid-19, dù một số quan chức, khách mời và truyền thông có tham gia.
“Chúng tôi sẽ tổ chức lễ khai mạc vào ngày mai và chắc chắn nhiều người cảm thấy không dễ dàng khi Thế vận hội vẫn được tiến hành”, Hashimoto nói. “Nhưng chúng tôi sẽ khai mạc ngày mai trong tình thế khó khăn này”.
Kobayashi là cựu thành viên nhóm hài kịch hai người nổi tiếng cùng với Rahmes. Họ nổi tiếng ở nước ngoài qua loạt phim hài kịch bao gồm “Truyền thống Nhật Bản”. Sau khi video show hài kịch năm 1998 của Kobayashi được tiết lộ, mạng xã hội Nhật Bản tràn ngập lời chỉ trích.
“Bất kỳ người nào, dù sáng tạo tới đâu, cũng không có quyền chế nhạo nạn nhân của chế độ diệt chủng Đức Quốc xã”, Rabbi Abraham Cooper, hiệu phó kiêm giám đốc Trung tâm Simon Wiesenthal, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ, nói.
Nhật Bản vẫn xúc tiến Thế vận hội dù đa số chuyên gia y tế trong nước phản đối, một phần do áp lực từ IOC. Tổ chức này ước tính đối mặt thiệt hại 3-4 tỷ USD bản quyền truyền hình nếu Thế vận hội không được tổ chức.
Chi phí tổ chức Olympic Tokyo là 15,4 tỷ USD, nhưng kiểm toán cho thấy con số này thực tế cao hơn. Ngoài 6,7 tỷ USD tiền xã hội hóa, số còn lại lấy từ ngân sách nhà nước của Nhật Bản.
“Chúng tôi đã chuẩn bị từ năm ngoái để gửi đi thông điệp tích cực”, Hashimoto nói. “Nhưng rốt cuộc, có rất nhiều sự cố gây tai tiếng cho Tokyo 2020″.
Toshiro Muto, giám đốc điều hành của ủy ban tổ chức, thừa nhận sự kiện thể thao quốc tế này chịu nhiều thiệt hại về hình ảnh. “Có thể những sự cố tiêu cực này sẽ ảnh hưởng tới thông điệp tích cực mà chúng tôi muốn gửi gắm”, ông nói.
Chiến thuật của quân đội Israel khi sử dụng TikTok
Quân đội Israel đã tận dụng âm nhạc, từ khóa thịnh hành và trò chơi tương tác nhằm gửi gắm thông điệp tới 100.000 người theo dõi trên mạng xã hội TikTok.
Tài khoản TikTok của quân đội Israel đã thu hút được lượng lớn người xem. Ảnh: AP
Kênh Al Jazeera đưa tin một tháng trước khi tham gia vào cuộc tấn công kéo dài 11 ngày với lực lượng Hamas ở Dải Gaza, quân đội Israel đã đăng video lên TikTok với hình ảnh phi công điều khiển chiến đấu cơ mừng ngày độc lập trên nền nhạc of "Pretty Boy Swag".
Tài khoản TikTok của quân đội Israel đã có trên 100 video với các nội dung phong phú, từ hướng dẫn rèn luyện thể chất đến công thức nấu ăn, kỹ thuật lặn biển...
Video đầu tiên trên tài khoản được đăng vào tháng 9/2020 để mừng Rosh Hashanah - năm mới của người Do Thái. Kể từ đó đến nay, tài khoản TikTok của quân đội Israel đã xây dựng được lực lượng khán giả hung hậu. Video nổi tiếng nhất có nội dung quảng bá hệ thống phòng không Vòm Sắt và thu hút gần 1 triệu lượt xem.
Tuy là nền tảng chủ yếu dành cho thanh niên nhưng trên TikTok cũng có nhiều nội dung liên quan đến chính trị với quan điểm khác biệt. Khi tra "Israel" trên TikTok, có hàng chục từ khóa khác liên quan hiện ra như "loveisrael" (tạm dịch: yêu Israel) và "boycottisrael" (tạm dịch: tẩy chay Israel). Những người sáng tạo nội dung liên quan đến những video này đã ra các sản phẩm chia sẻ về kiến thức, thông điệp ủng hộ và thậm chí là trêu đùa về xung đột Israel-Palestine.
Nhà nhân chủng học Rebecca L Stein tại Đại học Duke (Mỹ) nhận định: "Tất nhiên đây là một công cụ tuyên truyền". Bà Stein cho rằng quân đội Israel muốn tạo một hình thức kể chuyện mạng xã hội với ngôn ngữ phổ biến và nội dung dễ liên tưởng. Nói cách khác, họ muốn nhân tính hóa hình ảnh để thu hút được trái tim và tâm trí dư luận quốc tế.
Bà Stein cũng chỉ ra rằng quân đội Israel còn có chiến thuật linh hoạt và truyền tải nội dung dựa trên ngôn ngữ. Ở kênh nói tiếng Hebrew của người Do Thái, quân đội Israel chủ yếu đăng nội dung "binh sĩ quay trở về nhà và đoàn tụ với gia đình". Ở kênh tiếng Anh như TikTok, quân đội Israel lại nhấn mạnh về hình ảnh nước này chìm trong đạn pháo, tạo hình ảnh của một nạn nhân phải tự vệ.
Trong cuộc xung đột gần đây tại Gaza, quân đội Israel đã đăng 22 video lên Tiktok, trung bình 2 video mỗi ngày. Trong đó họ nói về chiến dịch quân sự, video đạn pháo và đặt câu hỏi với người xem TikTok: "Các bạn sẽ làm gì nếu đây là nhà của mình?".
Israel không kích Gaza Quân đội Israel không kích các cơ sở hạ tầng của Hamas tại Gaza, sau khi nhóm dân quân thả bóng bay buộc chất cháy vào miền nam Israel. Trong thông báo hôm nay, quân đội Israel cho biết máy bay của họ đã tấn công các cơ sở hoạt động của Hamas tại thành phố Gaza và thị trấn Khan Younis phía...