Đào Bitcoin tác hại lớn đến môi trường
Hệ thống tiền kỹ thuật số đang sử dụng lượng điện tương đương với cả một quốc gia.
Trong chưa đầy một thập kỷ, từ một công nghệ ngoài lề của các chuyên gia mật mã, Bitcoin đã trở thành tài sản có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của tiền mã hóa đã tạo ra hàng loạt triệu phú, tái định hình tiền tệ và trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ đô. Tất cả bắt đầu từ một công nghệ phi tập trung mang tính cách mạng. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số vấn đề tiêu cực.
Sức mạnh công nghệ điện toán cần thiết để hỗ trợ mạng lưới vận hành đồng Bitcoin hiện tiêu thụ mức năng lượng tương đương với cả quốc gia Argentina, từ đó dẫn đến hàng loạt chỉ trích về vấn đề môi trường.
Các nhà phân tích từ Đại học Cambridge cho rằng mạng lưới đồng Bitcoin sử dụng hơn 121 TWh mỗi năm, nằm trong top 30 các nước tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới (nếu xem nó là một quốc gia).
“Trâu cày” Bitcoin tại một mỏ khai thác ở Iceland.
Nhu cầu năng lượng phục vụ khai thác Bitcoin tăng cao trong những tháng gần đây do giá đồng tiền điện tử này liên tục tăng. Vào tháng 3/2020, đồng Bitcoin có giá 5.000 USD đã tăng lên khoảng 50.000 USD ở hiện tại.
Ngay từ giai đoạn đầu, những lo ngại về vấn đề môi trường xung quanh đồng Bitcoin đã được đề cập đến bởi Hal Finney, người đi tiên phong trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Vào ngày 27/01/2009, Hal Finney đã đăng một tweet về khả năng tăng khí thải CO2, chỉ hai tuần sau khi giao dịch đầu tiên bằng đồng Bitcoin được thực hiện bởi nhà sáng lập với cái tên Satoshi Nakamoto.
Trước năm 2017, mức năng lượng mà mạng lưới Bitcoin sử dụng tăng không đáng kể. Sau một lần tăng giá mạnh vào năm 2017 đã đẩy mức năng lượng tiêu thụ lên ngang một quốc gia nhỏ. Vài năm sau đó, thị trường dần hạ nhiệt và mức năng lượng cũng xuống theo. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi đồng Bitcoin liên tục phá đỉnh giá cũ, tăng gấp đôi so với hơn ba năm trước. Và dĩ nhiên mức năng lượng tiêu thụ cho mạng lưới này tăng mạnh.
“Mức năng lượng mà đồng Bitcoin tiêu thụ đã tăng gấp 4 lần kể từ lần giá thị trường đạt đỉnh vào năm 2017 và nó sẽ còn tồi tệ hơn vì số năng lượng không hiệu quả sẽ tích tụ trong đồng Bitcoin. Lượng khí thải carbon mà đồng Bitcoin tạo ra sẽ tăng theo cấp số nhân vì giá trị của đồng tiền này ngày càng cao, ngày càng có nhiều sự cạnh tranh hơn và vì vậy nó sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn”, Charles Hoskinson, CEO của công ty mật mã hàng đầu IOHK, trả lời tờ The Independent .
Tác động của đồng Bitcoin đến môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn vì trên thực tế, đại đa số “thợ đào” Bitcoin xây dựng “mỏ” tại Trung Quốc. Trong khi đó, nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chiếm đến 2/3 tổng nguồn cung cấp điện của quốc gia này.
Quá trình khai thác (hay còn được gọi là “đào”) Bitcoin cần giải quyết các phương trình toán học phức tạp và ngẫu nhiên. Quá trình này cần tập hợp rất nhiều máy tính để xử lý.
Bảng xếp hạng các “quốc gia” tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Video đang HOT
Vì vậy, thợ đào Bitcoin thường xây dựng cơ sở tại các quốc gia có giá điện rẻ nhất. Như vậy, vấn đề không nằm ở đồng Bitcoin mà là ở việc chúng ta đang thiếu loại năng lượng tái tạo giá rẻ.
May thay, đã có những giải pháp được đưa ra, trong đó có một số cơ sở khai thác thân thiện môi trường với quy mô lớn.
Tại Iceland và Norway, gần như 100% nguồn năng lượng ở đây là nguồn năng lượng tái tạo, các thợ đào tiền kỹ thuật số sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ từ thủy điện và địa nhiệt để vận hành cơ sở của mình. Mặt khác, nhiệt độ môi trường ở khu vực này khá thấp giúp làm mát hệ thống máy tính tự nhiên, từ đó giảm chi phí cho hệ thống tản nhiệt.
Năm ngoái, Nghiên cứu về Chuẩn Tiền điện tử toàn cầu lần thứ ba của Đại học Cambridge cho thấy 76% thợ đào tiền kỹ thuật số sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong quá trình khai thác. Con số này đã tăng lên từ 60% ở năm 2018 theo nghiên cứu cùng năm.
Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, xu hướng nãy sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Các dự án của cơ quan này hồi năm ngoái cho biết nguồn năng lượng tái tạo đã tiết kiệm chi phí hơn so với nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
“Không thể tiếp tục duy trì các cở sở hạ tầng hỗ trợ đồng Bitcoin như hiện nay, nhưng cấu trúc đẹp đẽ của nó sẽ buộc các cơ sở khai thác sử dụng nguồn điện có giá rẻ nhất, và trong tương lai gần, đó sẽ là nguồn năng lượng tái tạo.
Tôi nghĩ kết luận trong nghiên cứu mới nhất của Đại học Cambridge chưa đúng vấn đề, do có thể xem Bitcoin như ‘vàng kỹ thuật số’ và vì vậy, nó nên được so sánh với mức tiêu thụ năng lượng của những loại tài sản tích trữ có giá trị khác… Nền công nghiệp khai thác vàng tiêu thụ đến 132 TWh mỗi năm.
Và nếu đồng Bitcoin có thể trở thành đồng tiền kỹ thuật số theo đúng hướng phát triển ban đầu của nó, chúng ta sẽ cần phải xem xét toàn bộ số năng lượng được tiêu thụ để khai thác, phá hủy, giao dịch, chuyển hóa, tổn thất… Cá nhân tôi tin rằng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới hiện đại, nhưng những ai cho rằng Bitcoin làm tăng mức độ tàn phá môi trường là những người không hiểu được rằng Bitcoin thật ra là chất xúc tác để tăng tốc quá trình cải thiện môi trường”, Don Wyper, COO của DigitalMint, trả lời tờ The Independent .
Các đồng tiền điện tử khác cũng cần tìm cách giải quyết vấn đề về môi trường tương tự đồng Bitcoin bằng cách thay đổi công nghệ cốt lõi nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Một trong số đó là Cardano, đồng tiền kỹ thuật số này được Hoskinson cho rằng giúp tiết kiệm năng lượng hơn 4 triệu lần so với Bitcoin nhờ vào công nghệ blockchain “Proof-of-Stake”. Công nghệ này xác thực giao dịch dựa trên số lượng tiền được nắm giữ bởi những người tham gia mạng lưới thay vì số lượng máy tính với sức mạnh xử lý khổng lồ.
“Cardano được xây dựng với quy mô có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và khách hàng trên toàn thế giới, với khối lượng lớn và tốc độ nhanh hơn bất kỳ cơ sở tài chính toàn cầu nào đang hoạt động. Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng của toàn bộ mạng lưới không vượt quá một gia đình lớn”, Hoskinson cho biết.
Nếu quá trình vận hành của mạng lưới đồng Bitcoin không nhanh chóng chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, Hoskinson là một trong số các chuyên gia dự đoán rằng nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ sớm chuyển qua loại tiền điện tử khác thân thiện với môi trường hơn.
“Tôi tin rằng sức mạnh từ nỗi sợ về biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) đã thúc đẩy làn sóng các tổ chức và nhà bán lẻ mới đầu tư vào Bitcoin. Bitcoin có thể làm những điều đáng kinh ngạc cho thế giới. Nó là thứ tài sản công nghệ. Nhưng những đồng tiền kỹ thuật số khác sử dụng ít năng lượng hơn”, Scott Morgan, chuyên viên tư vấn về blockchain chia sẻ.
Bitcoin có đáng để đầu tư nhất lúc này?
Bong bóng dot-com năm xưa tan vỡ để lại Amazon, Google và Ebay. Giờ đây, những cái nhìn lạc quan hy vọng nền tài chính phi tập trung sẽ là thứ sống sót khi cơn sốt Bitcoin đi qua.
Sau hơn 10 năm tồn tại, Bitcoin đã trở thành đồng tiền thu hút sự chú ý lớn nhất hiện nay. Xoay quanh nó, những đánh giá trái chiều diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Mức lịch sử cho 1 BTC đã vượt 52.000 USD vào ngày 17/2. Tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của Bitcoin - khoảng 1.000% kể từ đầu 2019 - kéo theo cả sự phấn khích lẫn mối nghi ngờ.
Những người không thiện cảm suy đoán thời điểm sụp đổ của đồng tiền. Phe còn lại tập trung khả năng phát triển dài hạn của Bitcoin.
Michael Hartnett, Giám đốc đầu tư chiến lược Bank of America nhận định đây là "mẹ của mọi bong bóng khác", nhằm so sánh đồng tiền này với "Bong bóng dot-com" năm xưa.
Những nhà đầu tư Bitcoin liệu có tránh được vết xe đổ dot-com năm xưa?
Khi cơn sốt đi qua
"Bong bóng dot-com" xuất hiện cuối những năm 1990, khi giá trị cổ phiếu các công ty hoạt động về Internet tăng trưởng chóng mặt.
Thời điểm đó, nhiều trình duyệt ra đời giúp Internet trở nên phổ biến hơn. Làn sóng các công ty công nghệ mới ra đời, niêm yết trên sàn NASDAQ mang đến cơn sốt cho nền kinh tế thế giới.
Nhiều công ty nhận được lượng vốn lớn trong khi còn chưa thu về lợi nhuận. Lo ngại chậm chân, nhóm đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí chưa từng tham gia thị trường cũng lao vào cơn sốt, thổi bong bóng tài chính ngày càng phình to.
Cổ phiếu các công ty công nghệ nhanh chóng tăng phi mã, đẩy giá trị toàn thị trường tăng theo cấp số nhân. Chỉ số NASDAQ tăng từ dưới 1.000 lên hơn 5.000 trong khoảng thời gian 1995-2000.
Bong bóng dot-com vỡ khi tạp chí tài chính Barron vạch trần tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả của các công ty, phần lớn chỉ có lỗ và không có khả năng sinh lời.
Tâm lý hoang mang dần lan rộng trong giới đầu tư. Họ nhanh chóng chuyển vốn sang các kênh khác, dẫn đến bán tháo và sụt giảm giá cổ phiếu.
Giới đầu tư thế hệ mới tin tưởng vào tương lai lạc quan của Bitcoin.
Đầu tư dễ dãi, quá tự tin vào thị trường mới, nhà đầu tư không chú trọng đến cách dòng vốn lưu thông, mờ mắt chạy theo các đợt bán cổ phiếu mà không nhận ra nguồn lực hạn chế đằng sau những công ty nhận vốn.
Giới phân tích thị trường cũng chịu phần lỗi không nhỏ khi định giá quá cao cổ phiếu công ty Internet. Hàng loạt start-up hoạt động với mô hình không thực tế vẫn được đánh giá tích cực. Sự lạc quan quá mức khiến những cảnh báo từ cộng đồng bảo thủ vốn cẩn trọng hơn bị phớt lờ.
Cùng là khoản đầu tư dựa trên công nghệ, bong bóng dot-com có nhiều điểm tương đồng với Bitcoin hiện tại. Khi ấy, cổ phiếu dot-com đầy biến động như giá tiền điện tử, cũng là công nghệ mới xuất hiện. Trong góc nhìn ái ngại của phe bảo thủ, công nghệ mới thường đi kèm với sự xuất hiện của bong bóng tài chính.
"Vàng" mới?
Khi nhìn lại, giới kinh tế học đánh giá Bitcoin là bong bóng được định sẵn sẽ vỡ.
Tuy nhiên, thị trường hiện tại đã có nhiều thay đổi so với đầu thế kỷ 21. Giới chuyên môn tin rằng Bitcoin sẽ tiếp tục tồn tại dù bong bóng tiền điện tử có vỡ.
Bong bóng dot-com vỡ đem lại nhiều thiệt hại kinh tế, tuy nhiên nó cũng "sản sinh" ra Amazon, Google và Ebay. Tháng 9/2001, Amazon giao dịch với giá dưới 6 USD/cổ phiếu. 17 năm sau, công ty của Jeff Bezos chễm chệ trên thị trường chứng khoán với mức định giá hơn 1 nghìn tỷ USD.
Những nhà đầu tư mới xem trọng đồng tiền này vì sở hữu nhiều ứng dụng trong thực tế. Đây cũng chính là thứ khiến giới chuyên môn tin vào tương lai của nó mặc cho những biến động về giá.
Bitcoin độc lập, không thuộc về chính phủ hay quốc gia cụ thể nào. Đồng tiền mới cho phép mọi người trên thế giới tự do giao dịch, thanh toán xuyên biên giới với mức phí rẻ và an toàn.
Jamie Dimon, sếp ngân hàng lớn nhất Mỹ hối hận chỉ 3 tháng sau khi gọi Bitcoin là trò lừa đảo.
52.000 USD chắc chắn không phải là kỷ lục cuối cùng Bitcoin có thể đạt được. Các chuyên gia tiền điện tử kỳ vọng đà tăng vẫn còn tiếp tục khi ngày càng có nhiều ứng dụng thực tiễn được tạo ra xoay quanh đồng tiền.
Chỉ thời gian mới có thể trả lời câu hỏi "Bitcoin có phải bong bóng không". Nhưng giờ đây, ngay cả chính phủ các nước cũng chú trọng công tác quản lý đồng tiền này. "Khi nhà quản lý quan tâm hơn đến tiền điện tử, hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số sẽ dần thành hình và được sử dụng một cách minh bạch, tích cực hơn", Shivam Thakral, Giám đốc điều hành Buy Ucoin nhận định.
Số khác xem Bitcoin là vàng mới. "Bitcoin sẽ thay thế vàng - tài sản trị giá khoảng 8.000 tỷ USD hiện nay", Lou Kerner, chuyên gia phân tích từ Crypto Oracle khẳng định.
Kerner không phải là người duy nhất tỏ ra lạc quan. Các nhà đầu tư kỳ cựu của Phố Wall, bao gồm cả Giám đốc JP Morgan, ông Jamie Dimon cho biết bản thân hối hận chỉ sau 3 tháng gọi Bitcoin là trò lừa đảo.
Tuy nhiên, vẫn sẽ là sai lầm nếu không nhìn nhận và học hỏi những gì đã xảy ra trong thời kỳ dot-com.
Bill Gates nghĩ gì về Bitcoin và các loại tiền điện tử? Bill Gates đánh giá cao sự xuất hiện của Bitcoin và các loại tiền điện tử, nhưng ông khẳng định rằng hiện tại mình không nắm giữ bất kỳ loại tiền điện tử nào. Bill Gates không có ý định đầu tư vào Bitcoin và không sở hữu loại tiền điện tử nào Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây với...