Đánh giá Vsmart Active 1+: Cấu hình mạnh mà giá rẻ như điện thoại Trung Quốc, liệu có điểm gì để chê?
Được cho là phiên bản hoàn thiện hơn của Vsmart Active 1, liệu với số tiền chênh lệch hơn 1 triệu đồng, Active 1 có xứng đáng để nâng cấp?
Là dòng sản phẩm “thương hiệu Việt” gây được nhiều sự chú ý trong thời gian qua, chắc hẳn người dùng công nghệ đã không còn xa lạ với các thiết bị Vsmart của tập đoàn Vingroup nữa. Với mục tiêu mang tới một sản phẩm xứng đáng cho người dùng Việt, Vingroup đã cho ra mắt 4 thiết bị smartphone mới, khởi đầu cho quá trình xây dựng một thương hiệu đầy tính “táo bạo” của Vingroup.
Thị trường smartphone hiện nay dường như đã trở nên bão hòa với vô số các thiết bị tới từ vô vàn các nhà sản xuất khác nhau. Với định hướng smartphone dành cho người Việt, lĩnh vực này cũng không còn quá mới mẻ khi đã có một số tên tuổi tiên phong trước đó như Bkav với Bphone, Mobiistar hay Asanzo với một số dòng smartphone giá rẻ.
Tuy nhiên, khác với những nhà sản xuất này, Vingroup có một ước mơ tiến xa hơn: phổ cập các thiết bị của mình tới mọi miền của tổ quốc, giúp người dùng Việt có thể trải nghiệm những tính năng cao cấp nhưng không phải bỏ ra một số tiền quá lớn. Không chỉ vậy, Vingroup còn mang tham vọng xây dựng một hệ sinh thái thông minh lấy Vsmart như là một chỗ dựa vững trãi cho các dự án sau này (như Smart Home, các thiết bị IoT,…).
Trong số 4 thiết bị mà Vsmart ra mắt vào tháng 12 vừa qua, bộ đôi Vsmart Active 1 và Active 1 là hai thiết bị thu hút được nhiều sự chú ý từ phía người dùng nhất. Mặc dù đều thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung, nhưng hai mẫu máy này của Vsmart đều có mức chất lượng trên giá thành có thể coi là tốt nhất trong tầm giá hiện nay, đặc biệt là với một thương hiệu smartphone Việt. Công bằng mà nói, Vsmart Active 1 và Active 1 có khả năng cạnh tranh một cách sòng phẳng với các thiết bị tới từ Trung Quốc, đặc biệt là Xiaomi, và thậm chí còn nổi trội hơn ở một số khía cạnh.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào đánh giá chi tiết Vsmart Active 1 , một phiên bản nâng cấp và hoàn thiện hơn của chiếc Active 1 mà chúng tôi đã đánh giá trước đây. Và để xem, liệu với mức giá chênh lệch khoảng hơn 1 triệu đồng so với “người anh em” Active 1 thì thiết bị này có xứng đáng là một sự nâng cấp hay không.
Thiết kế: Hoàn thiện hơn nhưng cũng “kém hoàn thiện” hơn
Phiên bản chúng tôi có hôm nay là phiên bản màu xanh, đây là một trong những tùy chọn màu sắc đầu tiên được Vsmart phân phối. Bên cạnh màu xanh này thì Active 1 còn được bán ra với 2 màu sắc nữa là màu đen và màu hồng. Màu xanh trên Active 1 thực chất là một màu gradient với độ chuyển màu sắc rất nhẹ. Nếu để ý kỹ và ở một góc nhìn tốt, mặt lưng của Active 1 sẽ có một chút màu vàng ở nửa dưới của mặt lưng, nhưng không nhiều và cũng khó để nhận ra.
Vsmart Active 1 có thể coi là phiên bản nâng cấp hoàn thiện hơn của Active 1
Active 1 sở hữu thiết kế có thể nói là khá đẹp và sang trọng trong phân khúc này với chất liệu được hoàn thiện từ kính, kết hợp khung viền kim loại chắc chắn.
Máy được hoàn thiện từ chất liệu kính tương tự như Active 1
Về chất lượng gia công, nếu như trên Active 1, người dùng than phiền về các vấn đề hoàn thiện của máy như mặt lưng ọp ẹp, các phím bấm lỏng lẻo hay các khu vực nhựa tiếp xúc với khung viền không được gia công tốt, thì lên tới Active 1 , Vsmart đã khắc phục hoàn toàn các vấn đề kể trên, mang tới cảm giác rất chắc chắn khi cầm trên tay. Và để tăng tính thẩm mỹ và “sang chảnh” cho Active 1 , Vsmart thậm chí còn “vẽ” thêm một đường viền màu vàng đồng xung quanh thân máy.
Cụm phím bấm đã được hoàn thiện chắc chắn hơn, không còn lỏng lẻo như trên Active 1
Phần đường viền màu vàng xung quanh thân máy
Mặc dù có chất lượng hoàn thiện tốt hơn Active 1, nhưng vẫn có một thứ mà chúng tôi, thậm chí là nhiều người dùng khác, không thực sự hài lòng về thiết kế này trên Active 1 . Không giống như trên mặt lưng của Active 1 với 2 cạnh bên được làm cong 3D cho cảm giác ôm tay, thì Active 1 lại có phần mặt lưng phẳng hoàn toàn, điều này gây ra hiện tượng cực kỳ cấn tay khi cầm trên tay, và không phải ai cũng thích kiểu thiết kế này. Đây là một điểm đáng chê trách trên Vsmart Active 1 mà đáng lẽ ra Vsmart đã có thể làm tốt hơn.
Mặt lưng của Vsmart Active 1 là mặt lưng phẳng hoàn toàn chứ không được làm cong 2 bên như Active 1, do đó máy khá cấn khi cầm trên tay
Màn hình: kích thước lớn, chất lượng tốt
Vsmart Active 1 được trang bị một màn hình kích thước lớn 6.18 inch, sử dụng tấm nền LCD IPS tương tự như Active 1 với độ phân giải Full HD và tỷ lệ 18:9. Do đó, xét về chất lượng hiển thị, màn hình trên Active 1 không có sự khác biệt quá đáng kể so với “người anh em” Active 1, từ màu sắc, góc nhìn và độ sáng đều cho chất lượng tốt và trung thực.
Màn hình của Active 1 có kích thước lớn và cho chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu giải trí
Điểm khác biệt giữa màn hình của Active 1 so với Active 1 chỉ đến từ thiết kế “tai thỏ”. Phần notch trên màn hình của Active 1 có kích thước khá lớn, tương tự như trên iPhone X, do đó khu vực hiển thị thanh trạng thái khá hạn chế, hầu như chỉ hiển thị được đúng 1 thông báo biểu tượng ứng dụng. Người dùng muốn xem các thông báo khác cũng như xem phần trăm pin sẽ phải mất thêm 1 thao tác kéo màn hình thông báo xuống mới có thể xem được chi tiết.
Video đang HOT
“Tai thỏ” của Active 1 khá lớn dẫn đến tình trạng các biểu tượng ứng dụng không thể hiển thị được nhiều
Phần “cằm” dưới cũng khá dày và thô
Và mặc dù có thiết kế màn hình “tai thỏ”, tuy nhiên viền màn hình của Active 1 chưa thực sự mỏng. Máy có phần “cằm” khá dày cũng như phần notch “tai thỏ” rộng, do đó nhìn tổng thể mặt trước của Active 1 không có quá nhiều ấn tượng, giống như đa phần các thiết bị tầm trung khác trong phân khúc mà thôi.
Với kích thước màn hình lớn hơn đáng kể so với Active 1 thì Active 1 thực sự đem lại một trải nghiệm giải trí tốt hơn so với “người anh em” của mình, đặc biệt là khi xem phim hay chơi game, Vsmart Active 1 làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Và cũng để tận dụng không gian hiển thị lớn thì Vsmart cũng tích hợp tính năng chia đôi màn hình, sử dụng 2 ứng dụng cùng lúc. Tuy nhiên thì trong quá trình sử dụng thực tế, có lẽ chả mấy ai cần dùng tới tính năng này.
Camera: Nâng cấp hơn so với Active 1, nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng
Camera trên Vsmart Active 1 có thể được coi là một sự nâng cấp nhẹ so với trên chiếc Active 1. Máy có cụm camera kép được nâng cấp độ phân giải lên 12MP 24MP, trong đó cảm biến chính là 12MP có khẩu đổ f/1.8 và cảm biến phụ 24MP sẽ dùng để đo chiều sâu.
Cụm camera kép trên Active 1 lồi lên khá nhiều
Về trải nghiệm thực tế, với điều kiện đầy đủ ánh sáng, ảnh cho ra từ Vsmart Active 1 nhìn chung có chất lượng tốt, màu sắc trung thực, độ chi tiết và cân bằng trắng tốt. Máy cũng đi kèm 1 số chế độ chụp khác nhau như HDR, chụp chuyển động (như Live Photo trên iOS), chụp chân dung xóa phông và chụp chuyên nghiệp.
Trong quá trình trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề với ứng dụng camera của máy. Mặc dù có một cấu hình phần cứng khá mạnh mẽ, tuy nhiên đôi khi Active 1 vẫn mất một khoảng thời gian để có thể khởi động hoàn toàn ứng dụng camera. Trong một vài trường hợp chúng tôi thao tác chụp và xem ảnh quá nhanh còn dẫn đến hiện tượng máy không lưu được ảnh vừa chụp xong, và thậm chí là báo lỗi máy ảnh với thông báo “Một lỗi máy ảnh nghiêm trọng đã xảy ra”.
Đây có lẽ chỉ là vấn đề về phần mềm và Vsmart có thể sẽ sớm khắc phục bằng một bản cập nhật phần mềm trong thời gian tới. Để tránh tình trạng trên thì chúng tôi khuyên người dùng không nên thao tác quá nhanh với máy ảnh, sau khi chụp hãy đợi một lúc để máy có thể lưu xong ảnh một cách hoàn toàn.
Tình trạng này hay xảy ra khi máy ở chế độ chụp chân dung
Nhìn chung chất lượng camera trên Active 1 cũng tương tự như bao thiết bị trong cùng tầm giá khác. Nhược điểm của các thiết bị này thể hiện rõ trong môi trường thiếu sáng cũng như khả năng xử lý ảnh HDR còn chưa thực sự tốt. Với mức giá rẻ như Active 1 , camera của máy đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của đa số người dùng, chứ không thể cho một chất lượng xuất sắc vượt trội được.
Hiệu năng và phần mềm
Hiệu năng là một trong những yếu tố được Vsmart tập trung mạnh trên các sản phẩm của mình. Với Vsmart Active 1 , chỉ với mức giá hơn 6 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu con chip Snapdragon 660 mạnh mẽ thuộc hàng top trong phân khúc tầm trung, đi kèm với dung lượng RAM tới 6GB, giúp máy có khả năng đa nhiệm tốt hơn, cũng như có hiệu năng nhỉnh hơn một chút so với Active 1 chỉ có 4GB RAM. Nói không ngoa khi Vsmart Active 1 và 1 thực sự có khả năng để cạnh tranh một cách hoàn toàn công bằng với các thương hiệu tới từ Trung Quốc khác vốn từ trước tới nay được coi là “ngon – bổ – rẻ”.
Chấm điểm hiệu năng với hai phần mềm AnTuTu Benchmark và Geekbench thì Vsmart Active 1 cho một kết quả nhìn chung ở mức khá, đủ dùng và cũng đủ để “cân” mượt các tựa game đồ họa nặng nhẹ hiện nay như PUBG Mobile, Asphalt 9 hay Liên Quân Mobile.
Mặc dù Vsmart Active 1 chạy trên một phiên bản phần mềm được Vsmart gọi là VOS, nhưng về bản chất, VOS vẫn dựa trên nền tảng Android 8.1 Oreo với một chút tùy biến về giao diện. VOS gần như là một phiên bản Android gốc và không hề được thêm bất cứ các tính năng bổ sung nào. Đây là một điểm cộng đối với Active 1 khi máy không phải tiêu tốn quá nhiều tài nguyên cho hệ thống, khiến máy trở nên mượt mà nhất có thể trong quá trình trải nghiệm, đặc biệt là khi chơi game.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thực tế, VOS gặp một lỗi nhỏ gây phiền toái. Đó là khi ở chế độ nằm ngang và sử dụng tính năng chat heads (bong bóng chat) của Facebook Messenger, chiếc Active 1 sẽ hiển thị các bong bóng chat bị lỗi ở phần thanh điều hướng các phím cảm ứng trong màn hình (như ảnh dưới). Đây thực chất chỉ là một lỗi nhỏ không ảnh hưởng quá nhiều trong quá trình sử dụng, nhưng nó thực sự gây phiền toái khi người dùng sử dụng máy ở chế độ nằm ngang, đặc biệt là khi chơi game hay xem video.
Lỗi “bong bóng chat” khá khó chịu khi sử dụng máy ở chế độ nằm ngang
Pin: Đủ dùng cho một ngày dài
Không giống như Active 1 có dung lượng pin 3100mAh không được ấn tượng cho lắm thì với Active 1 , thiết bị này được trang bị viên pin có dung lượng tới 3650mAh. Đây là một mức dung lượng ở mức khá và người dùng hoàn toàn có thể sử dụng nguyên 1 ngày dài với các tác vụ nặng nhẹ khác nhau mà không cần phải sạc tới lần thứ 2. Thậm chí nếu chỉ sử dụng nghe gọi và các tác vụ cơ bản, Active 1 có thể trụ được tới gần 2 ngày.
Vsmart Active 1 có viên pin dung lượng 3650mAh, hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 3.0
Thử nghiệm sử dụng Active 1 từ 100% pin với các tác vụ như lướt web, Facebook, YouTube, chơi PUBG Mobile và thỉnh thoảng chụp vài tấm ảnh cho tới khi máy chỉ còn 15%, sử dụng cả mạng Wi-Fi và 4G hỗn hợp, lúc này tổng thời gian onscreen của máy lúc này đã là gần 5h đồng hồ, một con số khá ấn tượng.
Một điểm cộng nữa cho Vsmart Active 1 là máy hỗ trợ cả tính năng sạc nhanh Quick Charge 3.0 và đi kèm cả cục sạc nhanh theo máy. Do đó thời lượng pin trên thiết bị này có lẽ không phải là một vấn đề đáng lo ngại như nhiều thiết bị có dung lượng pin yếu trên thị trường khác.
Không còn loa kép: “Cải lùi” so với Active 1?
Đây có lẽ là một điểm đáng thất vọng của Active 1 so với “người anh em” Active 1. Trong khi phiên bản giá rẻ hơn sở hữu cụm loa kép ở mặt trước thì Active 1 lại chỉ sở hữu loa đơn duy nhất ở cạnh dưới. Và mặc dù loa kép trên Active 1 có chất lượng không hẳn là xuất sắc, nhưng đối với một thiết bị tập trung vào giải trí như Active 1 thì việc trang bị loa kép sẽ vẫn mang tới trải nghiệm sử dụng đương nhiên là tốt hơn so với loa đơn.
Active 1 chỉ còn 1 loa đơn ở cạnh dưới thay vì loa kép như trên Active 1
Mặc dù vậy, may mắn là Vsmart chưa loại bỏ đi jack cắm tai nghe 3.5mm trên các thiết bị của mình. So với các thiết bị trong cùng phân khúc như Mi 8 Lite hay Bphone 3, bộ đôi Active 1 là một trong những số ít smartphone vừa giữ lại cổng tai nghe này, cũng như chuyển lên sử dụng kết nối USB-C phổ biến hơn.
Tạm kết
Nhìn chung, Vsmart Active 1 có thể được coi như là một phiên bản nâng cấp và hoàn thiện hơn của chiếc Active 1. Cũng giống như “người anh em” của mình, Active 1 không thực sự là một thiết bị nổi bật, cũng chẳng có nhiều tính năng gì gây ấn tượng người dùng trong phân khúc giá mà Vsmart định hướng.
Nhiều người dùng sẽ tự hỏi rằng, với số tiền chênh lệch hơn 1 triệu đồng, liệu Vsmart Active 1 có xứng đáng để nâng cấp từ Active 1 lên? Tất nhiên, bỏ ra hơn 1 triệu đồng, người dùng sẽ có nhiều thứ “hơn”, như là thiết kế hoàn thiện hơn, màn hình to hơn, camera tốt hơn hay pin “trâu” hơn… Nhưng suy cho cùng, để trả lời cho câu hỏi có đáng để nâng cấp hay không thì có lẽ chúng tôi không khuyến khích người dùng nâng cấp nếu bạn đang sở hữu Active 1, bởi những thứ “hơn” kia chưa phải là đủ tốt để thuyết phục người dùng phải bỏ thêm tiền.
Vậy ai mới là đối tượng nên mua Vsmart Active 1 ? Vsmart Active 1 là một chiếc điện thoại tốt, nó tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm giải trí. Nếu bạn là một người dùng có nhu cầu giải trí cao, cần một màn hình lớn hay một dung lượng pin cao hơn thì Active 1 sẽ đáng để mua hơn. Còn với các nhu cầu cơ bản thì có lẽ Active 1 vẫn quá là đủ dùng rồi, chưa kể Active 1 còn có một số tính năng mà Active 1 không có, ví dụ như loa kép hay mặt lưng được bo cong 2 bên.
Trong tương lai, Vsmart sẽ còn tiếp tục nâng cấp và cải thiện các dòng sản phẩm của mình. Cả 4 chiếc Vsmart đã làm rất tốt vai trò của mình trong việc lấy được cảm tình của người dùng, đây sẽ là một nền tảng vững chãi để cho Vsmart có thể tiến xa hơn, cũng như đạt được nhiều thành công hơn trong những năm tiếp theo.
Theo Genk
Điểm tôi không hài lòng nhất ở Vsmart Active 1
Vsmart Active 1 sở hữu thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, hậu mãi tốt và mức giá rất tốt, tuy nhiên nó vẫn còn một điểm trừ khiến tôi không thật sự hài lòng.
Tôi đã có cơ hội được dùng và trải nghiệm chiếc Vsmart Active 1 trong một vài ngày qua. Những ấn tượng ban đầu của tôi về chiếc máy này rất tốt: Vsmart Active 1 có thiết kế đẹp, hiệu năng mượt mà, camera tương đối ổn, pin đủ dùng và chế độ bảo hành 18 tháng. Quan trọng hơn, người dùng có thể sở hữu tất cả những yếu tố trên chỉ với 5 triệu đồng - một mức giá có thể coi là quá tốt cho một sản phẩm như Active 1.
Vsmart Active 1 là một chiếc máy với nhiều yếu tố hấp dẫn trong tầm giá.
Đương nhiên, Active 1 không phải không có điểm trừ. Có thể, một số người sẽ chê rằng chiếc máy này chụp ảnh tối không đẹp, pin chưa đủ "trâu" để có thể sử dụng thoải mái hay VOS vẫn còn đơn giản và chưa có nhiều tính năng hữu ích. Một lần nữa, mức giá lại là yếu tố được đem ra để "bào chữa" cho những vấn đề trên. Có thể Active 1 còn những điểm trừ, nhưng quan trọng là khi giá rẻ như vậy, người dùng hoàn toàn có thể chấp nhận và bỏ qua những điểm trừ đó.
Tuy nhiên, Active 1 tồn tại một vấn đề mà ngay cả mức giá rẻ của nó cũng không thể "cứu vãn" được và có thể làm thay đổi quyết định mua sắm của không ít người. Vấn đó liên quan đến bộ rung của máy.
Trong quá trình sử dụng Active 1, tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mình thường xuyên bị lỡ cuộc gọi (missed call) mà không rõ lý do. Ban đầu, tôi tưởng rằng mình đã vô tình kích hoạt nhầm chế độ không làm phiền (Do Not Disturb), nhưng sau một hồi kiểm tra thì không phải. Và, nguyên nhân thực chất dẫn đến tình trạng này là do bộ rung của máy quá yếu.
Tôi không thể cảm nhận được rằng chiếc Active 1 đang rung khi đặt máy trong túi quần
Đặt Active 1 trong túi quần, tôi thật sự không thể cảm nhận được chiếc máy này rung khi có cuộc gọi đến. Cần phải nhấn mạnh rằng điều này xảy ra ngay cả khi tôi mặc một chiếc quần jeans thông thường và ngồi yên một chỗ.
Trong phần cài đặt của Vsmart Active 1 có tùy chọn cho phép điều chỉnh mức độ rung, và mặc định thì nó được đặt ở mức trung bình. Tuy nhiên, kể cả khi đã nâng lên mức cao nhất, mọi chuyện vẫn không cải thiện được nhiều.
Mặc dù đã kéo lên cao nhất, tuy nhiên cường độ rung vẫn không cải thiện là bao.
Vậy giải pháp ra sao? Active 1 có hệ thống loa kép cho âm lượng khá lớn, vậy nên nếu bạn bật chuông, khả năng cao là bạn sẽ vẫn biết được rằng mình có cuộc gọi đến. Tuy nhiên, nếu như bạn như tôi và thường xuyên đặt máy ở chế độ rung, "sống chung với lũ" là giải pháp duy nhất.
Hãy cùng hy vọng rằng trên các thế hệ sau này, Vsmart sẽ đầu tư một motor rung tốt hơn cho thiết bị của mình.
Theo GenK
Cảm nhận nhanh Vsmart Active 1: rất ổn! Về ngoại hình, nếu nhìn kĩ thì đây là một cái máy khá là an toàn, chung chung, không có nhiều điểm nhấn. Máy cũng có viền hai bên hơi mỏng một chút, tỉ lệ màn hình dài, viền trên dưới vẫn còn khá dày. Tuy nhiên nó không thô và vẫn thể hiện được nét hiện đại giống như nhiều mẫu smartphone...