Đánh giá tai nghe true wireless giá rẻ QCY T3 – Vẻ ngoài con quạ, hót như họa mi
Một bản ‘nhái’ xấu xí của Apple AirPods, nhưng lại bất ngờ thành công về mặt tái tạo âm thanh!
Giống như thị trường smartphone, thị trường âm thanh (cụ thể hơn trong trường hợp này là tai nghe không dây hoàn toàn – true wireless) có phân khúc tầm cao được ‘thầu’ bởi các hãng có tên tuổi đến từ Nhật, Hàn và châu Âu, nhưng riêng phân khúc dưới lại toàn những sản phẩm đến từ Trung Quốc.
QCY (một công ty trực thuộc Xiaomi) là một trong số đó, liên tục ra mắt những sản phẩm mới. Khoảng gần 1 năm trước, mình đã thử tìm hiểu cặp QCY Q29, và đưa ra kết luận rằng nó không hề tệ một chút nào, và chứng tỏ hãng rất có triển vọng phát triển. Vậy sản phẩm mới nhất là QCY T3 với mức giá đã được đẩy lên 200 ngàn thì có thể ‘làm nên cơm cháo’ gì không?
Hộp của cặp tai nghe này nhìn hơi rẻ, và điểm lạ là không thấy tên sản phẩm ở mặt trước. Ở tầm giá này thì chỉ cần tai nghe có chất lượng cao là được, nên ta sẽ không đánh phần đóng hộp này vào nhược điểm.
Mặt sau in một số thông số kĩ thuật của tai, với thứ quan trọng nhất là chuẩn Bluetooth 5.0. Chuẩn Bluetooth mới có rất nhiều lợi ích, đáng kể tới nhất là tiết kiệm pin hơn, tăng khả năng kết nối và giảm độ trễ giữa tai nghe và nguồn.
Ngược lại với chuẩn Bluetooth mới nhất là chuẩn sạc micro USB cũ chứ chưa chuyển qua Type-C, nhưng ít nhất là sợi dây được tặng kèm cũng là loại dày dặn và bền chắc.
Tai cũng có chuẩn chống nước IPX5 để đi mưa và mồ hôi lúc tập thể dục
Quả thực là mình hiếm thấy cặp tai nghe nào…xấu như QCY T3. Đầu tiên, tai được hoàn thiện bằng nhựa bóng, trông rất rẻ tiền và cũng có thể bị xước theo thời gian, làm tai nhìn càng xấu hơn! Kèm theo đó, hãng cũng đi theo xu hướng làm tai nghe theo dáng của Apple AirPods với 2 cái ‘cần ăng ten’ dài chĩa xuống khỏi tai người dùng.
Phần ‘cần’ này xấu nhưng không hẳn là vô dụng, vì được sử dụng làm thanh cảm ứng điều khiển nhạc
Đã là bản ‘nhái’ thì không sao, nhưng T3 lại còn là một bản ‘nhái’ lỗi của AirPods khi cố gắng thêm đệm mút cao su để trở thành tai nghe nhét trong (Inear) thay vì Earbuds. Phần đệm này mình đeo thì khá êm và khít tai, nhưng vẫn có thể không vừa với những ai có khoang tai nhỏ, hay có các nếp khúc khác thường.
Thử đệm của tai nghe khác với QCY T3
Ta có thể lột nó ra để sử dụng các loại đệm cao su của các loại tai nghe khác. Nhưng làm như thế này thì ‘lợi bất cập hại’, vì ống dẫn âm của tai nghe quá dài, nên sử dụng các loại đệm khác thì sẽ…không cho tai lại vào hộp sạc được nữa. Hơn nữa, đeo kiểu này cũng làm thay đổi chất lượng âm thanh của tai nghe, nên ta sẽ sử dụng cho đệm kèm theo ‘cho lành’!
Riêng phần hộp sạc thì lại có chất lượng hoàn thiện rất tốt, sử dụng nhựa sần thay vì nhựa bóng, có nam châm để đóng nắp một cách chắc chắn. Phần nắp trên nhìn thì tưởng đặc, nhưng thực ra vẫn đủ trong suốt để ta nhìn thấy được đèn báo pin của cặp tai nghe đặt bên trong, đẹp mắt và tiện dụng!
Video đang HOT
Cổng sạc của hộp được đặt ở mặt sau. Theo như công bố của hãng, thì tai nghe có thể sử dụng được trong thời gian 5 tiếng liên tiếp, và hộp sạc có thể cung cấp thêm được tới 10 lần sạc! Điều này đồng nghĩa với việc nếu ta sạc đầy QCY T3, thì tai có thể sử dụng được hỗn hợp lên tới 50 tiếng, gấp đôi cả Apple AirPods!
Thông số kĩ thuật
- Màng loa Dynamic
- Bluetooth v5.0
- Chống nước IPX5
- Thời lượng nghe nhạc (tai nghe): 5 tiếng
- Số lần sạc của hộp: 10 lần
- Khối lượng tai: 4.6g
Như những smartphone tầm thấp của Xiaomi, OPPO hay Huawei thường có vẻ ngoài không bắt mắt, nhưng bên trong lại có cấu hình đối đầu được với các sản phẩm tầm cao hơn của các hãng lớn – QCY T3 cũng đem lại cho người dùng một chất âm có độ hoàn thiện tốt nhằm bù cho vẻ ngoài ‘con quạ’.
Dải âm nổi bất nhất mà người dùng được thưởng thức khi đặt QCY T3 lên tai chính là dải trầm, vì tai nghe khá là dư lượng ở phần này. Lượng trầm của QCY T3 không thua kém cả cặp Skullcandy Indy, cặp tai nghe từ hãng chuyên làm các sản phẩm dành cho những người nghe Hip Hop, Dance. Bài Toccata – Overwerk nghe qua T3 thực sự rất ‘đã’, từng âm trống ‘đập’ tới người dùng theo đúng nghĩa.
Nếu như vậy vẫn còn chưa đủ, người dùng còn có thể đổi đệm tai của các cặp tai nghe khác vào, trầm sẽ còn được đẩy cao hơn rất nhiều, song như đã đề cập ở trên thì làm vậy ta sẽ không đặt được tai lại vào hộp nữa.
Điểm nâng cấp đáng chú ý nhất của T3 so với Q29 đó là giọng ca sĩ. Giọng ca sĩ ở Q29 được đẩy lùi về phía sau, phần giọng cao cũng bị làm quá ‘dịu’ nên mặc dù dễ nghe thì không để lại được nhiều sự ấn tượng. T3 vẫn có thể hiện giọng ca sĩ tối và đầy đặn, nhưng đã đẩy phần này về phía trước và bổ sung thêm độ chi tiết, nên nghe đỡ ‘nhạt’ hơn rất nhiều. Tâm điểm của cặp tai nghe này vẫn là dải trầm bùng nổ, nhưng với cách thể hiện âm trung như vậy thì các bài nhạc có lời cũng đỡ bị lạc điệu, một nâng cấp không nhỏ!
Cả phần âm cao (treble) cũng đã có đôi chút cải thiện so với Q29, vì nhờ có không gian âm thanh rộng hơn nên không còn phải ‘chen chúc’ với dải trầm và trung. Nói như vậy không có nghĩa là nó hoàn hảo, ta vẫn có thể mong đợi một âm cao mạnh mẽ, ngân dài hơn ở những sản phẩm tiếp theo của QCY.
Lời kết
Bỏ qua kiểu thiết kế xấu xí, chất lượng hoàn thiện không cao ở bên ngoài, QCY T3 lại làm mình ấn tượng về chất lượng trải nghiệm. Tai nghe có đầy đủ điều khiển nhạc, có thời lượng sử dụng (với hộp sạc) rất lâu, cách đeo thoải mái và một chất âm rất tốt ở tầm giá (và chắc chắn là hơn hẳn cặp QCY Q29 trước đây), đặc biệt là với những ai yêu trầm.
Cặp tai nghe này có đáng tiền hay không, phụ thuộc vào sự ’sành điệu’ của người dùng. Bạn là người mê thời trang, và không thể chấp nhận được vẻ ngoài của cặp tai nghe này, thì có lẽ nên kiếm các sản phẩm của các hãng khác. Nhưng với những ai ‘thực dụng’ hơn, quan tâm tới hiệu năng sử dụng hơn là thiết kế bên ngoài thì QCY T3 không hề tệ chút nào.
Ưu điểm
- Thời lượng chơi nhạc lâu
- Đeo thoải mái, không gây cấn
- Có đầy đủ các thao tác điều khiển
- Âm thanh nhấn nhiều vào dải trầm, nhưng vẫn giữ được sự sạch sẽ tổng thể
- Giá bán thấp (dưới 800 ngàn)
Nhược điểm
- Thiết kế xấu, hoàn thiện bằng nhựa bóng
- Chỉ sử dụng được với bộ đệm hãng tặng kèm
Theo GenK
Loạt tai nghe True Wireless ngon rẻ cho ai không muốn mua AirPods
Tiso i5, RHA True Connect hay Jabra Elite 65t... là những mẫu tai nghe True Wireless có mức giá dễ chịu, mang đến chất lượng âm thanh khá tốt hiện nay.
Tiso i5 là model đến từ Trung Quốc, được một số cửa hàng đánh giá là mẫu tai nghe True Wireless đáng chú ý nhất trong phân khúc dưới 1 triệu đồng. Hộp của thiết bị khá nhỏ, gọn như quả trứng gà. Cảm giác mang Tiso i5 khá thoải mái và dễ chịu, phần housing của tai nghe được làm bằng nhựa nên không quá cứng cáp và chắc chắn.
giá 690.000 đồng "Nếu xét trong phân khúc dưới 1 triệu đồng thì Tiso i5 là model bán chạy nhất hiện nay bên cửa hàng của mình. Model này có, phù hợp với sinh viên hay các chú chạy xe ôm công nghệ. Chất âm của thiết bị khá chi tiết, âm lượng lớn hơn các đối thủ", anh Nguyễn Phước, chủ cửa hàng thiết bị công nghệ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM) chia sẻ.
Padmate Pamu Scroll là mẫu tai nghe True Wireless từng gây sốt trên trang Indiegogo. Điểm nhấn của Pamu Scroll không nằm ở housing mà đến từ dock sạc. Dock sạc có dạng hình trụ với phần nắp ngoài được làm từ da mang đến cảm giác cao cấp.
giá 1,9 triệu đồng Âm thanh của tai nghe trong, ấm, rõ ràng ở cả âm bass, âm mid và âm treble, cùng khả năng chống ồn tốt. Chiếc tai nghe này được trang bị phần đệm bằng chất liệu cao su mềm, mang đến cảm giác nhẹ và êm tai. Padmate Pamu Scroll có .
Creative Outlier Airgiá 2,7 triệu đồng Creative Outlier Air đang được bán với mức giá 2,7 triệu đồng. Tai nghe được hoàn thiện bằng chất liệu nhựa, khá nhẹ. Phần nút nhét tai nhỏ, phù hợp với những người dùng có ống tai không quá to, đặc biệt là phái nữ.
Tai nghe này thiên nhiều về dải bass mang đến chất âm sôi động. Bên cạnh đó, âm mid và treble vừa đủ dùng để chất âm không bị nghiêng hẳn về một dải gây mất cân bằng.
RHA TrueConnect, JBL Free X hay Jabra Elite 65tJBL Free X hay Ở phân khúc cao hơn từ 4-5 triệu đồng, có một số model nổi bật như RHA TrueConnect, JBL Free X hay Jabra Elite 65t. Đây được xem là phân khúc sôi động nhất của các mẫu tai nghe True Wireless.
RHA TrueConnectgiá 4,2 triệu đồng RHA là thương hiệu đến từ Anh. RHA TrueConnect đang được bán tại Việt Nam với mức giá 4,2 triệu đồng. Model này có thiết kế khá giống AirPods nhưng được làm nhỏ, gọn hơn.
. Phần treble trên RHA TrueConnect được đẩy mạnh, phù hợp khi nghe nhạc giao hưởng, đàn dâyBên cạnh đó, chất âm của model này được đánh giá khá cao về độ chi tiết, độ chắc của âm bass.
Jabra Elite 65tgiá 4,4 triệu đồng Jabra Elite 65t được bán với giá 4,4 triệu đồng. Model này được thiết kế vừa với tai người đeo, phần đuôi tai nghe không kéo dài. Chiếc tai nghe này mang lại âm thanh cân bằng, chi tiết, dải trung khá ấn tượng, hợp với nhạc hòa tấu hoặc pop. Hạn chế của Elite 65t đến từ âm trầm ở mức trung bình, nên sẽ hơi đuối với các thể loại nhạc như rock, EDM.
JBL Free X giá 3,5 triệu đồng JBL Free X được bán với giá 3,5 triệu đồng. Model này có thiết kế ôm tai, hướng tới người hay vận động, khả năng chống nước iPX5 (chống lại tia nước có áp suất thấp trong khoảng 3 phút). Tai nghe có thể phát nhạc liên tục trong 4 giờ, vỏ sạc cung cấp thêm 20 giờ hoạt động cho Free X. Model này còn được trang bị sạc nhanh với 15 phút sạc cho 1 giờ sử dụng.
Sản phẩm này mang lại chất âm đặc trưng của JBL, tươi sáng, trẻ trung. Các dải âm được thể hiện rõ ràng, không bị chồng chéo lên nhau. Đặc biệt âm mid và treble của Free X khá tốt, tuy nhiên một vài trường hợp tạo cảm giác hơi chói tai. Model này thích hợp cho những dòng nhạc sôi động như Pop, Country, R&B...
Theo Zing
Gác việc Samsung châm chọc Apple rồi vẫn theo, đây là 3 tai nghe true wireless hấp dẫn nhất cho Galaxy Note 10 Sau khi Apple loại bỏ jack tai nghe, Samsung không ngừng chê bai quyết định đó. Thậm chí, hãng đầu tư hẳn video quảng cáo đá đểu iPhone. Nhưng rồi Galaxy Note 10 lại vừa bỏ đi jack 3.5mm, đẩy người dùng đến với tai nghe Bluetooth gần hơn. Quyết định khiến cộng đồng công nghệ mấy hôm nay chê cười Samsung, khi...