Đánh giá tai nghe B&O Beoplay EQ: thiết kế, chất âm đều rất cao cấp
Beoplay EQ là mẫu tai nghe true wireless đầu tiên của B&O có tính năng chống ồn chủ động Hybrid Active nhằm giúp người nghe thưởng thức trọn vẹn chất âm đặc trưng từ B&O ở bất kỳ môi trường nào.
Mới đây, B&O đã giới thiệu mẫu tai nghe true wireless mới nhất mang tên Beoplay EQ, đây là tai nghe true wireless đầu tiên của B&O sở hữu tính năng chống ồn chủ động Hybrid Active, cho phép người dùng thưởng thức trọn vẹn chất âm đặc trưng từ B&O ở mọi môi trường.
Giống với những thiết bị khác của B&O, Beoplay EQ sở hữu thiết kế cao cấp, đậm chất riêng và luôn chú trọng vào việc lựa chọn vật liệu. Ngay từ phần hộp đựng, có thể nhận thấy ngay mức độ hoàn thiện rất cao của sản phẩm này. Toàn bộ vỏ hộp được làm từ kim loại, vật liệu chế tạo trong ngành hàng không đem tới trọng lượng rất nhẹ và mát lạnh khi chạm tay. Bề mặt hộp làm dạng nhám, không bám mồ hôi, dấu vân tay và tạo hình cũng rất cơ bản, nó thon dài vì vậy cầm nắm rất thoải mái, ôm tay dễ dàng đem theo người. Đế hộp có thêm lớp cao su để vững chắc hơn khi để lên bàn.
Mặt trước hộp sạc có đèn báo trạng thái, một khe nhỏ để đưa tay vào mở nắp, phía sau có cổng sạc USB-C. Thế nhưng, điểm nhấn đặc biệt khiến mẫu tai nghe này cao cấp hơn hẳn những mẫu headphone phổ thông khác đó là phần bản lề. Bản lề của Beoplay EQ có độ nặng vừa phải nhưng bạn có thể mở ở bất kỳ góc độ nào, nó làm liên tưởng tới bản lề của những chiếc MacBook Pro, rất chắc chắn và hoàn thiện ở mức khác biệt.
Video đang HOT
Đến với housing bên trong, Beoplay EQ được tạo hình nhìn khá hầm hố, cảm nhận có vẻ khá nặng khi đeo lên tai. Tuy nhiên, thực tế mỗi bên tai chỉ có trọng lượng 8g, đây là mức hoàn toàn chấp nhận được. Thiết kế housing không quá đặc biệt nhưng bám khá chắc lên tai. B&O cũng khá tinh tế khi đã đúc kết những khuyết điểm trong việc sử dụng từ những mẫu tai nghe thông thường có thiết kế housing bo tròn, đó là thao tác lấy earphone ra khỏi hộp rất khó, vì vậy Beoplay EQ có một ngạnh nhỏ để dễ dàng lấy Beoplay EQ ra khỏi hộp. Đây cũng là điểm khác biệt chính của Beoplay EQ so với Beoplay E8 ra mắt trước đó.
Điểm nhấn chính của Beoplay EQ đó là tính năng chống ồn chủ động Hybrid Active lần đầu tiên được B&O đưa lên tai nghe true wireless của họ. Khá ngạc nhiên khi đến bây giờ thương hiệu B&O mới trang bị công nghệ này vào sản phẩm của hãng. Nhưng muộn còn hơn không, phải công nhận là đi sau cũng có lợi thế nhất định khi khả năng chống ồn của Beoplay EQ khá ấn tượng, cắt tiếng ồn khá ‘ngọt’ không gây cảm giác bí tai thường thấy. Nếu có gì đó không thích thì đó là cách tai nghe thông báo khi chuyển đổi qua từng chế độ khác nhau, nó có những âm thanh riêng cho mỗi chế độ, người mới chắc chắn sẽ không biết họ đang nghe ở chế độ nào, chống ồn hay Transparency hoặc tắt cả 2.
Một điểm mình rất thích trên Beoplay EQ đó là những thao tác cảm ứng nhận diện chính xác, có cả thao tác tăng giảm volume bằng cách chạm một lần và giữ tai phải để tăng âm lượng, làm ngược lại với tai trái để giảm âm lượng. Còn những thao tác còn lại cơ bản vẫn giống hầu hết sản phẩm khác. Để kết nối với thiết bị khác, bạn chỉ cần để nguyên tai nghe trong hộp, mở nắp hộp ra rồi giữ tai nghe khoảng 6-8 giây tới khi đèn trạng thái màu xanh dương nhấp nháy.
Chất âm đặc trưng của B&O là hiệu quả trình diễn mạnh mẽ và quả thật Beoplay EQ không làm chúng ta thất vọng. Xuyên suốt khoảng một giờ nghe liên tục, Beoplay EQ tái tạo những màn trình diễn đầy năng lượng, độ tương phản âm rõ nét, thiên về tự nhiên nhưng không có xu hướng nịnh tai, tạo quá nhiều về bass như những tai nghe dành cho tập thể thao. Beoplay EQ hướng tới sự cân bằng hơn, âm bass rất gọn gàng bên cạnh treble chi tiết và mượt mà, không gây mệt tai khi nghe trong thời gian dài.
B&O đã tạo ra các dải âm tách biệt, trọn vẹn, bass có độ nảy nhưng không bị kéo dài lê thế, tiết chế khá tốt để tôn được dải trung từ nhạc cụ hay giọng hát, cũng là triết lý âm thanh đặc trưng của âm thanh Bắc u. Beoplay EQ rất thích hợp cho những thể loại nhạc như pop, rap hay thứ gọi là Lo-fi đang rất phổ biến hiện nay. Nếu yêu thích chất âm cân bằng nhưng vẫn muốn có âm bass nội lực thì Beoplay EQ có thể làm xuất sắc.
Tuy nhiên, mình vẫn muốn làm khó Beoplay EQ hơn nữa bằng bản ‘Besame Mucho’ của danh ca Andrea Bocelli. Như đã đề cập bên trên, trung của tai nghe này là rõ ràng là một lợi thế vượt trội, giọng nam cao của Andrea Bocelli được tái hiện mượt mà, âm vực sâu rộng, khỏe khoắn và giữ được độ ấm đầy cảm xúc. Tiếng piano rành mạch như rót vào tai, kể cả khi âm trầm xuống rất thấp cũng không bị ù ồn. Vậy là quá đủ để hài lòng với Beoplay EQ.
Với việc được trang bị 6 micro chia đều 2 tai kèm khả năng định hướng, chất lượng đàm thoại của B&O Beoplay EQ rất tốt, âm thanh nghe rất rõ ràng ở cả 2 chiều.
Beoplay EQ được trang bị Bluetooth 5.2 mới nhất cho khả năng kết nối ổn định, hỗ trợ AAC codec, SBC và Qualcomm apt-X. Khả năng chống nước và bụi chuẩn IP54. Nhắc đến B&O thì không thể không nhớ đến Beoplay App, ứng dụng điều khiển độc quyền của B&O giúp bạn tinh chỉnh âm thanh theo đúng sở thích.
Về thời lượng pin, B&O Beoplay EQ có thể nghe liên tục khoảng 6,5 giờ khi bật chống ồn, 7,5 giờ khi tắt chống ồn, tổng thời gian khi sử dụng với hộp sạc và bật chống ồn là 20 giờ. Hộp sạc cũng hỗ trợ sạc không dây và sạc nhanh 20 phút cho 2 giờ sử dụng.
Rõ ràng, sau khi bổ sung tính năng chống ồn chủ động, B&O Beoplay EQ đã trở nên hoàn hảo hơn hẳn so với những sản phẩm trước đó, đây sẽ là lựa chọn sáng giá cho những ai yêu âm nhạc thực sự, thích chất âm mạnh mẽ đặc trưng của B&O nhưng không thiếu sự chi tiết và luôn giữ được màu âm tự nhiên theo tiêu chuẩn hi-end Bắc Âu.
Tiếc nuối vì không mua Apple AirPods sớm hơn
Cây viết Philip Michaels của trang Tomsguide bày tỏ sự tiếc nuối của mình vì không nâng cấp lên chiếc tai nghe true-wireless của Apple sớm hơn.
Philip Michaels là một người làm việc trong mảng công nghệ nhưng ông cho biết không phải lúc nào mình cũng sử dụng các sản phẩm mới nhất. Một ví dụ là chiếc tai nghe Apple AirPods.
Apple lần đầu giới thiệu chiếc tai nghe không dây hoàn toàn của mình vào năm 2016. Kể từ thời điểm đó, AirPods dần trở nên phổ biến với nhiều người dùng. Tuy nhiên riêng Phillip Michaels không nghĩ như vậy.
Ký giả Phillip Michaels tiếc nuối vì không sử dụng tai nghe AirPods sớm hơn.
"Cách AirPods gắn vào ống tai trông thật nực cười. Tại sao phải bỏ 159 USD cho một chiếc tai nghe trong khi bạn có sẵn cặp EarPods bên trong hộp iPhone? Chỉ những kẻ ngốc mới đi mua thứ này", Philip Michaels kể lại suy nghĩ của mình thời điểm AirPods mới ra mắt.
Tuy nhiên, ông nhận ra sự sai lầm của mình sau khi sở hữu một chiếc AirPods. Cây viết này tuyên bố mình sẽ không bao giờ quay lại với tai nghe có dây trên điện thoại thông minh. "Tôi mới là kẻ ngốc thật sự", ông nói.
Con đường đến với AirPods của Phillip Michaels phần nhiều đến từ chiến lược sản phẩm của Apple. Đầu tiên công ty này loại bỏ jack âm thanh 3,5 mm trên iPhone 7, buộc người dùng phải sử dụng tai nghe có kết nối Lightning hoặc qua cổng chuyển.
Việc loại bỏ cổng 3,5 mm cũng khiến người sử dụng không thể vừa sạc vừa đeo tai nghe như trước đây. Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này là sử dụng tai nghe không dây.
Ngoài ra, chiếc EarPods được tặng kèm trong hộp iPhone có độ bền không cao. Sau một khoảng thời gian sử dụng, tai nghe của Philip Michaels bị hư hỏng khiến ông phải tìm một phương án mới.
"Bỏ iPhone ra khỏi túi quần, rút chân cắm tai EarPods ra, đó là những hoạt động rất bình thường nhưng vẫn khiến dây tai nghe của tôi bị hỏng", Michaels chia sẻ.
Vợ của cây viết này đã tặng ông chiếc AirPods vào Ngày của Cha. Sau một tháng sử dụng, Philip Michaels cho biết mình thích hầu hết trải nghiệm trên sản phẩm này. Việc ghép nối tai nghe với điện thoại rất đơn giản, cũng không khó để kết nối thiết bị với MacBook. Ông Michaels cho rằng âm thanh từ AirPods có chất lượng tốt, to và rõ ràng.
"Tai tôi không phải quá nhạy cảm, nhưng âm thanh từ tai AirPods vẫn to và rõ. Tất nhiên là âm thanh tốt hơn những loại tạp âm, tiếng rít xuất phát từ dây cáp gần đứt của chiếc EarPods", ông Philip Michaels cho biết.
Tuy nhiên, vị ký giả này cũng bày tỏ những vấn đề mình lo ngại về chiếc AirPods. Ông Michaels thường xuyên bỏ quên tai nghe trong túi áo khi giặt, sấy. Khi sử dụng EarPods, ông không quá lo lắng vì những chiếc tai nghe này có giá chỉ 19 USD. Tuy nhiên, với một chiếc tai nghe trị giá 159 USD thì đây là một vấn đề nghiêm trọng. Một bất tiện khác là tai nghe có dây thì luôn sẵn sàng để sử dụng trong khi AirPods thì cần được sạc.
Theo Bloomberg , Apple đang lên kế hoạch ra mắt tai nghe AirPods 3 với thiết kế mới vào năm nay. Trong khi đó, thế hệ mới của AirPods Pro sẽ xuất hiện trong năm 2022.
Các nguồn tin rò rỉ cho biết tai nghe AirPods 3 sẽ có thiết kế củ tai giống AirPods Pro nhưng dùng nhựa trần như các bản AirPods tiêu chuẩn, không được bọc đệm silicon. Hộp sạc của AirPods 3 sẽ có kích thước nhỏ hơn, giúp mang đi dễ dàng.
Tai nghe chống ồn chủ động giá 4 triệu đồng của Huawei Freebuds 4 là tai nghe True Wireless thiết kế mở hiếm hoi trên thị trường có chống ồn chủ động với mức giá 4 triệu đồng. Freebuds 4 nâng cấp nhiều về phần cứng so với Freebuds 3, nhưng thiết kế không có quá nhiều điểm khác biệt. Hãng vẫn sử dụng hộp sạc hình tròn, logo Huawei đặt trong ô vuông ở...