Đán.h giá phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực

Theo dõi VGT trên

Một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của xã hội hiện nay về giáo dục là việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực.

Đán.h giá phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực - Hình 1

Theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT, chúng ta cần “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Khi chương trình thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi ở các khâu khác của giáo dục, trong đó có đán.h giá. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đán.h giá năng lực người học? Trong bài viết này chúng tôi muốn trình bày ý kiến của mình xung quanh vấn đề đán.h giá năng lực tiếng Việt của học sinh khi chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực.

Trước hết cần làm rõ, thế nào là chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực. Sau khi khảo sát chương trình của các nước có nền giáo dục tiên tiến đã và đang được thiết kế theo hướng này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã phân tích như sau: Thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở các nước để chỉ chương trình xây dựng theo cách tiếp cận này là Competency-based Curriculum (chương trình dựa trên cơ sở năng lực).

Chương trình tiếp cận theo hướng này chủ trương giúp học sinh không chỉ biết cách học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra.

Chương trình truyền thống chủ yếu yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Biết cái gì? Chương trình tiếp cận năng lực đặt câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết?

Tiếp theo cần tìm hiểu năng lực là gì? Năng lực là một khái niệm thuộc phạm trù tâm lí học. Trong tiếng La tinh, năng lực được viết là “competentia” và có nghĩa là gặp gỡ. Từ xưa tới nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách hiểu về năng lực từ các góc độ khác nhau nhưng đều có những điểm thống nhất.

Theo quan điểm của Weinert (2001) thì năng lực là “những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội,… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”.

Xavier Roegiers quan niệm năng lực là “sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong những tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do những tình huống này đặt ra”.

Còn các tác giả của Từ điển giáo dục học thì quan niệm “năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển, cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí tuệ hoặc nghề nghiệp”.

Theo Chương trình giáo dục Quebec (Quebec Education Programme): Năng lực là tổ hợp các hành động trên cơ sở sử dụng và huy động hiệu quả kiến thức và kĩ năng từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết thành công các vấn đề diễn ra trong cuộc sống hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh thực”.

Dù có các cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung các quan niệm về năng lực đều giống nhau ở một điểm là khi nói tới năng lực là nói tới kiến thức, kĩ năng và khả năng huy động các kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết thành công các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Một người được xem là có năng lực về một lĩnh vực phải là người có khả năng giải quyết thành công các vấn đề trong cuộc sống thuộc lĩnh vực đang nói tới.

Từ những phân tích trên có thể dẫn tới một kết luận là muốn đán.h giá một năng lực nào đó cần đán.h giá hai vấn đề: Một là kiến thức, kĩ năng; Hai là khả năng sử dụng các kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết các vấn đề có liên quan trong cuộc sống.

Ở trên đã trình bày vấn đề đán.h giá năng lực nói chung. Bài viết hướng tới việc đán.h giá năng lực một phần học cụ thể là phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn do đó cần xác định thế nào là năng lực tiếng Việt.

Từ các định nghĩa đã trình bày về năng lực, chúng tôi xác định năng lực tiếng Việt là “điểm gặp gỡ, hội tụ của các tri thức, kĩ năng Tiếng Việt tiếp thu được trong học tập, rèn luyện và khả năng vận dụng các tri thức, kĩ năng đó cùng với những khả năng sẵn có để tiếp nhận, tạo lập các văn bản trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ và giải quyết một cách có hiệu quả những tình huống xác định cũng như những tình huống linh hoạt trong cuộc sống.

Để đán.h giá năng lực Tiếng Việt cần xác định đặc điểm của năng lực tiếng Việt; Kết quả cần đạt của năng lực Tiếng Việt và tiêu chí đán.h giá của năng lực này.

Về đặc điểm của năng lực Tiếng Việt chúng tôi xác định như sau: Năng lực Tiếng Việt chủ yếu được thể hiện ở khả năng vận dụng các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt vào giải quyết các vấn đề, tình huống trong giao tiếp.

Kết quả cần đạt về năng lực bao gồm hai vấn đề: kết quả cần đạt về tri thức, kĩ năng và kết quả về khả năng vận dụng các tri thức, kĩ năng đó vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Sau đây xin lấy một ví dụ để minh họa: đán.h giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 sau khi học bài So sánh (sách Ngữ văn 6 tập 2) theo hướng tiếp cận năng lực:

Theo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của Chương trình Tiếng Việt 6 về phần Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ được nêu như sau: Hiểu thế nào là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản. Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong nói và viết.

Tuy không nêu mục tiêu cụ thể của nội dung so sánh nhưng qua mục tiêu của phần Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ, cũng có thể thấy rõ mục tiêu cần đạt khi dạy học nội dung so sánh.

Trong sách Ngữ văn 6 tập 2 (SGV), kết quả cần đạt khi dạy học nội dung so sánh được đặt ra là: Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh; Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay; Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng; Hiểu được tác dụng chính của so sánh; Bước đầu tạo được một số phép so sánh.

Việc xác định các yêu cầu cần đán.h giá còn phải dựa trên nội dung trong SGK và SGV Ngữ văn 6. Trong SGK, bài So sánh gồm bốn đơn vị kiến thức. Cứ sau hai đơn vị kiến thức thì lại có một phần luyện tập, cụ thể là:

1. So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Tr.ẻ e.m như búp trên cành.

2. Mô hình cấu tạo của phép so sánh:

Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:

- Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

- Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;

- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

Vế A (sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (sự vật dùng để so sánh)

Cây gạo

sừng sững

như

một tháp đèn khổng lồ

Trên thực tế mô hình cấu tạo có thể biến đổi ít nhiều:

- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.

3. Luyện tập

Yêu cầu HS tìm ví dụ về :

a) So sánh đồng loại

- So sánh người với người :

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền

Video đang HOT

- So sánh vật với vật

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

b) So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

4. Các kiểu so sánh

– So sánh ngang bằng: A là B

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

– So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B

Ví dụ: Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Kiểu so sánh

Từ so sánh

Ví dụ

So sánh ngang bằng

là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

So sánh không ngang bằng

hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng….

Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

.

5. Tác dụng của phép so sánh

So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Ví dụ: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.

Tâm hồn tôi là cái trừu tượng được cụ thể hoá khi ví với buổi trưa hè. Sự so sánh đó thể hiện tình cảm hồn hậu, ấm áp, mãnh liệt của nhà thơ đối với dòng sông, đối với quê hương.

6. Luyện tập

Yêu cầu HS chỉ ra phép so sánh trong một khổ thơ, đoạn văn, một văn bản rồi phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh mà em thích.

Ví dụ khổ thơ :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

So với SGK, SGV khi trình bày nội dung so sánh có mở rộng về một số phương diện sau đây:

– Phân biệt so sánh lô gích với so sánh tu từ. Đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng là so sánh lô gích. So sánh nhằm tạo ra cảm xúc cụ thể sinh động, tạo tính hình tượng… gọi là so sánh tu từ.

– So sánh có giá trị đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.

– Nói rõ hơn tác dụng của việc lược bớt một số yếu tố nào đó trong cấu tạo của phép so sánh. Ví dụ: Tr.ẻ e.m như búp trên cành. (Vắng mặt phương diện so sánh- gọi là so sánh chìm- làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện: tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng…)

– Trong so sánh, vế B luôn luôn được coi là chuẩn so sánh. Có trường hợp vế B được nêu cụ thể đủ rõ để người đọc nhận ra, song cũng có trường hợp vế B được đưa ra không đầy đủ buộc người nghe phải suy luận mới hiểu được. Chuẩn so sánh ở vế B cũng có khi có tính chất mơ hồ, không cụ thể, ví dụ:

Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền

Êm như hơi gió thoảng cung tiên

Vế B trong so sánh trên – suối ngọc tuyền, gió thoảng cung tiên là những sự vật, sự việc mà ta khó có thể một lần được chứng kiến, và ngay cả tác giả cũng vậy. Song, những so sánh như vậy vẫn gợi cảm, vẫn đầy ấn tượng. Chính nhờ ở những chỗ như thế, so sánh tu từ, so sánh nghệ thuật khác với so sánh lô gích.

Từ việc phân tích các căn cứ trên đây có thể xác các kết quả cần đạt sau khi học bài So sánh như sau:

Đán.h giá phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực - Hình 2

Như chúng ta đã biết, để xác định các yêu cầu về năng lực cần ĐG cần dựa trên các mức độ nhận thức là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Dưới đây là một ví dụ cụ thể thể hiện việc vận dụng các mức độ nhận thức để xây dựng câu hỏi ĐG cho một nội dung dạy học cụ thể – đó là bài So sánh.

Dư kiên cua chung tôi vê viêc xây dưng câu hoi cho bai nay thê hiên trên ma trân sau:

Đán.h giá phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực - Hình 3

Cac câu hoi soan thao theo ma trân nay ĐG toan diên mưc đô năm vưng nhưng kiên thưc, ki năng, và khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học bài So sánh.

Các câu hỏi trải đều ở các mức độ phân hóa khác nhau (theo các cấp độ tư duy) nhằm ĐG được những năng lực sử dụng phép so sánh của HS và ĐG được tất cả các HS ở những trình độ khác nhau.

Với nội dung (1), ở mức độ nhận biết thì yêu cầu cần đạt đối với HS là nhớ và nhắc lại được định nghĩa về phép so sánh, có thể nhận ra phép so sánh trong các ngữ liệu cụ thể. Với yêu cầu như trên thì GV có thể ra các câu hỏi như sau:

1. Hãy hoàn thành nốt định nghĩa sau:

So sánh là……….

2. Trong câu văn Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc có sử dụng phép so sánh

A. Đúng B. Sai

Để trả lời được các câu hỏi này HS phải nhớ được khái niệm so sánh và nhận biết được nó ở dạng thể hiện đơn giản nhất.

Với nội dung (2), ở mức độ thông hiểu, yêu cầu cần đạt đối với HS là hiểu và phân biệt được các thuật ngữ: sự vật được so sánh (vế A); phương diện so sánh; từ so sánh và sự vật dùng để so sánh (vế B). Với yêu cầu trên GV có thể ra các câu hỏi như sau:

3. Đọc các ví dụ về phép so sánh dưới đây và điền các từ ngữ thích hợp vào cột cho sẵn:

a) Biết chấp nhận khi thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi.

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Vế A (sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (sự vật dùng để so sánh)

4. Phân tích cấu tạo của phép so sánh sau:

Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

Để trả lời được các câu hỏi trên, HS cần phải hiểu rõ cấu tạo phép so sánh. Vì chỉ có thông hiểu các thành tố cấu tạo phép so sánh HS mới tìm được ra các thành tố đó trong các biểu hiện cụ thể, đa dạng, phong phú của nó.

Ở câu 3b, thứ tù các thành tố đó không được sắp xếp theo trật tự truyền thống là: vế A: phương diện so sánh; từ so sánh; vế B. mà là: từ so sánh; vế B; vế A; phương diện so sánh.

Ở câu 4, HS cần phải suy nghĩ mới phân biệt được sự vật được so sánh ở đây là “những ngọn cỏ” chứ không phải là “những ngọn cỏ gãy rạp”; phương diện so sánh ở đây là “gãy rạp” chứ không phải vắng mặt.

Từ so sánh là “y như” chứ không phải là “như”. Và sự vật dùng để so sánh là “có nhát dao vừa lia qua” là một cụm động từ. (Điều này khác với kiến thức các em được học: sự vật dùng để so sánh thường là một danh từ hay cụm danh từ (ví dụ: Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng).

Ở đây còn có một điều đặc biệt trong cách viết câu của tác giả là có dấu phẩy ngăn cách giữa một bên là vế A và phương diện so sánh với một bên là từ so sánh và vế B. Đó là điều ít thấy trong một phép so sánh bình thường.

Với nội dung (3), ở mức độ vận dụng thấp, yêu cầu cần đạt đối với HS là: có thể sử dụng những hiểu biết về hai kiểu so sánh (ngang bằng và không ngang bằng) để tiếp nhận và tạo lập văn bản. Với yêu cầu trên GV có thể ra các câu hỏi như sau:

5. Phép so sánh trong 2 câu sau có cùng kiểu không, nếu cùng kiểu thì là kiểu nào:

a) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

b) Chúng chị là hòn đá tảng trên trời

Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay.

6. Viết một đoạn văn khoảng 3-4 câu trong đó có sử dụng kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng.

Để thực hiện yêu cầu trên, HS không chỉ cần nhận biết, thông hiểu về các kiểu so sánh mà còn cần phải vận dụng những hiểu biết đó khi phân tích để thấy các so sánh đã cho ở câu 5 dù dùng các từ so sánh khác nhau nhưng chỉ là kiểu so sánh ngang bằng và biết tự mình tạo ra các kiểu so sánh ở câu 6.

Với nội dung (4) ở mức độ vận dụng cao, HS phải vận dụng được những kiến thức và kĩ năng khi học nội dung so sánh để giải quyết các vấn đề ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Với yêu cầu như trên GV có thể đặt ra các câu hỏi như sau:

7. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ sau đây bằng một câu:

A. Ăn ở như bát nước đầy:

B. Học thầy không tày học bạn:

C. Thất bại là mẹ thành công:

D. Lương y như từ mẫu:

8. Phân tích tác dụng của phép so sánh trong câu sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

9. Cách so sánh của Lý Bạch để ca ngợi Dương Quý Phi trong câu thơ sau có gì đặc biệt so với cách so sánh thông thường?

Ở đây hoa cũng đẹp như người.

10. Viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) kể về kỉ niệm sâu sắc của em với một người bạn thân. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh.

Để trả lời được hai câu hỏi 7, 8 và làm được bài tập 9, 10, HS phải vận dụng được những hiểu biết về phép so sánh, phải có những kiến thức, những trải nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày để tiếp nhận và tạo lập một sản phẩm giao tiếp.

Đây cũng chính là một tình huống mới mà các em có thể gặp trong cuộc sống, khác với những điều đã được học hoặc được trình bày trong SGK.

Như vậy, ĐG năng lực học tập của HS là ĐG khả năng tiếp thu những kiến thức đã được học, khả năng hình thành các kĩ năng qua việc học tập các kiến thức đó và quan trọng hơn là khả năng vận dụng một cách chủ động, sáng tạo những kiến thức kĩ năng được học, cùng với những khả năng sẵn có để giải quyết các tình huống đa dạng, phức tạp trong nhà trường và ngoài cuộc sống.

Trong đó khả năng vận dụng là vấn đề cốt lõi cần được chú trọng khi ĐG. ĐG năng lực không mâu thuẫn mà được coi là bước phát triển cao hơn so với cách ĐG truyền thống (ĐG kiến thức, kĩ năng). Để ĐG năng lực thì người đán.h giá phải tạo cơ hội cho người học được giải quyết những vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn.

Cách ĐG như vậy mới phù hợp với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực mà nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang thực hiện và Việt Nam đang hướng tới.

Theo GDTĐ

Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học

Để có thể trao đổi về đán.h giá năng lực viết (ĐGNLV) cần có sự thống nhất về khái niệm năng lực viết (NLV).

Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 1

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo "Đổi mới kiểm tra, đán.h giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông".

Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đán.h giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn.

Để chuẩn bị cho Hội thảo (dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2014), báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu một số bài thảo luận về vấn đề nêu trên.

1. Nhận thức về năng lực và đán.h giá năng lực khi thực hiện đán.h giá năng lực viết

1.1 Về năng lực và năng lực viết

Để có thể trao đổi về đán.h giá năng lực viết (ĐGNLV) cần có sự thống nhất về khái niệm năng lực viết (NLV).

NLV là một khái niệm được phát triển từ khái niệm năng lực (NL) được coi là một mục đích trong giáo dục. Năng lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản :

- Tri thức về lĩnh vực hoạt động;

- Kĩ năng tiến hành hoạt động;

- Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng, chẳng hạn ý chí - động cơ, tình cảm- thái độ đối với nhiệm vụ,...

Những yếu tố cấu thành trên cho thấy: NL là mục tiêu của giáo dục và của quá trình học tập của học sinh (HS), NL không phải là đối tượng học tập.

Nếu HS được học các kiến thức, kĩ năng, được hình thành các thái độ và hành vi, được vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi đã học vào giải quyết những vấn đề có thực trong các bối cảnh khác nhau thì HS sẽ có NL.

Phát triển NL cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần của NL (các kiến thức, kĩ năng, thái độ, ...) - trong đó phải được "thực hành", huy động tổng hợp các thành phần trong các tình huống cụ thể.

Một người có thể có các cấp độ thành thạo khác nhau đối với một NL trong các bối cảnh khác nhau.

Nhìn chung, sự thành thạo một NL được phát triển khi chúng được áp dụng trong các bối cảnh với sự phức tạp tăng dần và một dải các áp dụng.

NLV theo quan niệm trên về NL gồm có các bộ phận cấu thành sau:

- Tri thức về văn bản viết và chiến lược viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết)

- Kĩ năng viết (viết chữ, viết chính tả, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và mô hình ngữ pháp trong bài viết, lập dàn ý và phát triển ý bằng tư duy độc lập ...)

- Khả năng thực hiện những nhiệm vụ viết trong các tình huống khác nhau để đáp ứng việc học tập và để đáp ứng cuộc sống

1.2 Cách đán.h giá năng lực trong giáo dục

NL là mục tiêu của quá trình giáo dục, điều đó có nghĩa là việc đán.h giá kết quả giáo dục theo mục tiêu phải là việc đán.h giá năng lực.

Một người học thể hiện được năng lực A hay năng lực B nào đó tức người này phải thể hiện mình có khả năng thực hiện một nhiệm vụ có thực (trong học tập, trong đời sống) ở trong một tình huống.

Trong quá trình thể hiện khả năng thực hiện nhiệm vụ, người học sẽ vận dụng những hiểu biết, những kĩ năng, thái độ và hành vi của mình.

Do vậy việc đán.h giá năng lực tập trung nhiều vào sự vận dụng trong tình huống.

Các bằng chứng mà nhà giáo dục cần tìm kiếm qua hoạt động đán.h giá năng lực là khả năng giải quyết vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ gắn với một tình huống cụ thể.

Điều này yêu cầu các tiêu chí, chỉ số, công cụ dùng để đán.h giá NL phải bao gồm các tình huống, các nhiệm vụ hoặc vấn đề mà người học cần thể hiện NL.

2. Đán.h giá năng lực viết ở cuối cấp tiểu học

Đán.h giá NLV cuối cấp tiểu học là loại hình đán.h giá tổng kết. Mục đích của đán.h giá này là thu thập kết quả học tập về mạch nội dung viết ở toàn cấp tiểu học, từ đó xác nhận kết quả học của HS, tìm ra những điểm giải pháp điều chỉnh về chương trình, tài liệu, phương pháp dạy học nhằm cải thiện chất lượng học viết của HS.

NLV mà mỗi HS cuối cấp tiểu học cần có được thể hiện : HS có khả năng trình bày rõ ràng ý tưởng của cá nhân về thế giới xung quanh các em bao gồm những vật thể tự nhiên hoặc đồ vật, con vật, cảnh quan, con người, sự việc bằng các văn bản có mục đích trần thuật, miêu tả, trao đổi thông tin, báo cáo, thiết lập mối quan hệ giữa mình với người khác.

2.1. Thiết kế các nhiệm vụ, vấn đề

Để ĐGNLV của HS cần phải giao cho HS nhiệm vụ viết một văn bản hoàn chỉnh với một mục đích cụ thể trong một tình huống xác định.

Ví dụ : yêu cầu HS viết một bài văn miêu tả cần phải nói rõ HS tả cái gì nhằm mục đích gì; yêu cầu HS viết bài văn kể chuyện cần phải nói rõ HS kể chuyện gì, kể để làm gì; yêu cầu HS viết thư phải nói rõ viết thư cho ai, để làm gì ... Sau đây là một s.ố đ.ề bài minh họa :

- Đề số 1 : Em đã biết hoặc đã đến thăm một vài cảnh đẹp. Em hãy viết bài tả một cảnh đẹp em thích để giới thiệu cảnh đẹp đó với một người bạn em chưa đến nơi này.

- Đề số 2 : Em đã học hoặc đọc một số câu chuyện nói về tình thương người. Em viết bài kể lại một câu chuyện em thích nhất trong số những câu chuyện nói trên và nói về những điều em học được từ câu chuyện đó.

- Đề số 3 : Em sống xa ông hoặc bà, cô, chú ... Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân nói trên để chúc mừng, thăm hỏi người thân, để kể về tình hình gia đình em, việc học của em cho người thân biết.

2.2. Thiết kế các tiêu chí và chỉ số đán.h giá

2.2.1. Thiết kế các tiêu chí đán.h giá

Căn cứ vào các bộ phận cấu thành của NLV để xác định các tiêu chí ĐG NLV. Có thể xác định những tiêu chí sau để đán.h giá NLV của HS cuối cấp tiểu học :

- Tiêu chí 1 để đán.h giá tri thức về văn bản : bài viết đúng kiểu loại văn bản, thể hiện đúng mục đích viết để đáp ứng yêu cầu của tình huống cụ thể

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết phải đúng là bài miêu tả, mục đích của bài là trình bày vẻ đẹp của cảnh để người bạn biết cảnh đẹp đó và mong muốn đến thăm cảnh đẹp.

- Tiêu chí 2 để đán.h giá kĩ năng lập ý, bộc lộ thái độ với vấn đề được đề cập : bao gồm các kĩ năng thu thập thông tin cốt lõi từ các nguồn khác nhau, tổ chức thông tin thành các đoạn ý, phát triển ý trong đoạn bằng mô tả, phân tích, suy luận, bộc lộ cảm xúc hoặc tưởng tượng của cá nhân.

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết cần thể hiện dàn ý rõ ràng gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); phần thân bài cần gồm nhiều đoạn ý; mỗi đoạn ý thể hiện một chi tiết về cảnh đẹp, trong đoạn gồm có những thông tin cốt lõi, tiêu biểu về cảnh được kết nối bằng sự mô tả, phân tích, suy luận hoặc bộc lộ cảm xúc của cá nhân.

- Tiêu chí 3 để đán.h giá kĩ năng sử dụng ngôn từ : bao gồm, kĩ năng viết chữ và trình bày bài, kĩ năng chính tả; kĩ năng sử dụng từ, đặt câu phù hợp với kiểu văn bản.

Ví dụ: Nếu là bài văn viết theo đề số 1 thì bài viết không mắc nhiều lỗi về kiểu , cỡ chữ viết, về quy tắc chính tả, về dùng từ không chính xác hoặc không gợi tả hình ảnh, âm thanh ... về đặt câu không đúng chuẩn mực ngữ pháp.

2.2.2. Thiết kế các chỉ số đán.h giá

Thiết kế các chỉ số đán.h giá thực chất là mô tả các mức độ đạt được ở từng tiêu chí đán.h giá đã được xác lập.

Chỉ số đán.h giá giúp chủ thể đán.h giá có thể lượng hóa được kêt quả học tập HS đạt được. Chỉ số đán.h giá có đặc điểm là có thể đo được, đếm được, quan sát được.

Chính những chỉ số đán.h giá mang đến cho người đán.h giá các bằng chứng về kết quả học của HS.

Dưới đây là ví dụ về thiết kế chỉ số đán.h giá bài viết của HS theo đề số 1 (miêu tả cảnh đẹp) :

Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 2

Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 3
Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 4 Đán.h giá năng lực viết của học sinh cuối cấp tiểu học - Hình 5

2.3 Thiết kế hướng dẫn chấm điểm

Việc thiết kế hướng dẫn chấm điểm bài viết căn cứ vào các chỉ số đán.h giá và căn cứ vào trọng tâm của chương trình. Điểm sẽ được phân bố cho tất cả các chỉ số đán.h giá.

Trọng số điểm nhiều hay ít cho từng nhóm chỉ số, từng chỉ số tùy thuộc vào chương trình. Ví dụ ở lớp 5 trọng điểm cho kĩ năng viết chữ, viết chính tả sẽ thấp hơn trọng số này ở lớp 3.

Lí do là các kĩ năng này về cơ bản đã được hoàn thành ở lớp 3, là nội dung trọng tâm của lớp 3. Mặt khác, trọng số điểm cho các chỉ số lập ý ở lớp 5 cao hơn lớp 3 vì kĩ năng lập ý ở lớp 5 là trọng tâm của chương trình, hơn nữa nhiệm vụ viết ở lớp 5 đòi hỏi phức tạp hơn nhiệm vụ viết ở lớp 3. (Xem chú thích điểm trong bảng các chỉ số đán.h giá ở mục 2.2.2).

Theo bảng hướng dẫn chấm điểm, giáo viên biết được mỗi HS đạt kết quả từng chỉ số về viết ở mức nào.

GV cũng có thể tổng hợp kết quả về viết ở từng chỉ số của HS toàn lớp, toàn trường để từ đó dùng làm căn cứ cho nhiều hoạt động khác như : lập kế hoạch luyện tập cho HS những kĩ năng còn yếu, bổ sung cho HS những kiến thức bị trống, bồi dưỡng để phát triển những HS có triển vọng vì đã đạt các chỉ số trên chuẩn ...

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh đang hẹn hò với bạn diễn kém tuổ.i, nhà trai liên tục để lộ bằng chứng tình cảm "rõ mồn một"?
20:35:10 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024
Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh
23:26:37 29/09/2024
Nhan sắc rực rỡ và những thay đổi trong diva Hồng Nhung sau 2 năm sống ở Paris
22:35:10 29/09/2024
Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng
22:38:59 29/09/2024
Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả
22:08:41 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nam diễn viên tự ti vì nói đớt, từng mặc cảm muốn bỏ nghề

Tv show

06:39:18 30/09/2024
Tôi sở hữu một chất giọng khó nghe hay còn gọi là giọng đớt. Khi tôi nói nhanh, khán giả khó nghe kịp những gì tôi nói - Lê Nam chia sẻ.

Lisa nôn nóng công khai bạn trai CEO, làm chuyện chưa từng có trên sân khấu lớn

Sao châu á

06:33:40 30/09/2024
Trong không khí sôi động của Global Citizen Festival, Lisa (BLACKPINK) đã thực sự làm nên một đêm nhạc đáng nhớ. Với tư cách là một trong những nghệ sĩ biểu diễn chính, nữ thần tượng hàng đầu K-pop đã mang đến màn trình diễn mãn nhãn.

45 tuổ.i, mỹ nhân 'Sắc, Giới' được đạo diễn Hàn Quốc mê mẩn vì vẻ ngoài 'hack tuổ.i'

Làm đẹp

06:32:48 30/09/2024
Thang Duy nổi tiếng khắp châu Á với phim Sắc, Giới đóng cùng tài tử Lương Triều Vỹ, hiện tại, ở tuổ.i 45, cô vẫn được khán giả yêu mến bởi vẻ ngoài trẻ đẹp, yêu kiều.

Mỹ nhân được mệnh danh Người đẹp Tây Đô: Đàn em mời 5 lần mới xuất hiện, ai nhìn cũng nghĩ sung sướng

Sao việt

06:31:36 30/09/2024
Mới đây, chương trình Nhà có khách đã lên sóng với sự xuất hiện của ca sĩ Băng Châu, từng được mệnh danh là Người đẹp Tây Đô một thời.

Thời trang của hai công chúa châu Âu khi làm sinh viên

Thời trang

06:27:52 30/09/2024
Công chúa Elisabeth (22 tuổ.i) là người kế vị ngôi vương của Hoàng gia Bỉ. Năm học này, công chúa Elisabeth bắt đầu học thạc sĩ chuyên ngành chính sách công tại Học viện Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

Tin nổi bật

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc đóng phim mới nhìn như yêu quái Tây Du Ký: Netizen Trung chê, netizen Việt khen độc đáo

Hậu trường phim

05:55:31 30/09/2024
Mới đây, tạo hình nữ quỷ vương của Địch Lệ Nhiệt Ba ở bộ phim ngôn tình Mộ tư từ đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều.

Khởi tố 4 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu

Pháp luật

05:54:13 30/09/2024
Mặc dù được phân công phụ trách Trạm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Châu Bính, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu, 4 cán bộ trạm này đã thống nhất nhận tiề.n của hàng chục người để họ được vào rừng khai thác măng...

Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'

Phim châu á

05:54:13 30/09/2024
Cùng điểm qua những bộ phim Hoa ngữ chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng với lượt xem nhiều nhất trong tháng 9 này.

Sắc vóc nón.g bỏn.g của Tóc Tiên sau khi lộ diện 'Chị đẹp đạp gió'

Người đẹp

05:45:02 30/09/2024
Sở hữu sắc vóc nón.g bỏn.g, chị đẹp Tóc Tiên chuộng các thiết kế cắt khoét táo bạo nhằm khoe được lợi thế vê mặt hình thể.