Đánh giá máy nghe nhạc ‘bé hạt tiêu’ theKube
Tuy chất âm có thể xếp vào mức khá và giá thành hấp dẫn, nhưng thiết kế dạng khối lập phương của theKube vẫn chưa thật thuận tiện khi cất trong túi áo/quần để mang theo bên mình.
theKube (TK-103) là model máy nghe nhạc di động của Ollo Technologies, hãng sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng của Singapore. theKube có thiết kế dạng khối lập phương nhỏ nhắn, kích thước mỗi chiều chỉ 22mm. Ngoài phiên bản màu đen nhám có mặt tại Test Lab, “khối lập phương” này còn có thêm 4 phiên bản sắc màu trẻ trung khác như hồng tươi, xanh ngọc, vàng và trắng để người dùng thoải mái lựa chọn.
Máy nghe nhạc di động theKube có thiết kế dạng khối lập phương kích thước 22×22x22mm, trọng lượng khoảng 18g.
Có lẽ do thiết kế chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay nên theKube không hỗ trợ màn hình LCD hiển thị thông tin bài hát như một số model máy nghe nhạc khác trên thị trường. Hệ thống nút điều khiển của thiết bị cũng khá đơn giản với nút gạt bật/tắt nguồn nhỏ nhắn, nút Play/Pause và 2 nút chuyển bài hát (Forward và Backward) bố trí ở mỗi mặt thiết bị. Để phục vụ cho mục đích nghe nhạc di động, theKube cũng được tích hợp sẵn pin sạc Lithium Polymer bên trong. Theo thông tin từ hãng, theKube có thể phát nhạc liên tục 6 giờ liền chỉ với 1 lần sạc qua cáp mini USB đi kèm thiết bị. Ngoài ra, kèm theo thiết bị còn có thẻ nhớ micro SD dung lượng 2GB và bộ tai nghe in-ear sử dụng đầu cắm 3,5mm (TRS).
Nút gạt bật/tắt nguồn của theKube khá nhỏ nhưng vẫn dễ thao tác.
Qua thực tế sử dụng, Test Lab nhận thấy với thời gian sạc đầy pin khoảng 1 giờ, theKube có thể phát nhạc liên tục với thời lượng chỉ khoảng hơn 5 giờ. Cổng mini USB của theKube không chỉ được dùng để sạc pin mà còn hỗ trợ người dùng chép nhạc từ máy tính vào thẻ nhớ gắn trên thiết bị. Bộ tai nghe đi kèm dạng nhét tai tuy không mấy đặc biệt trong thiết kế, nhưng khá thoải mái khi sử dụng. Bộ đệm mút dạng bọt biển đi kèm tai nghe cũng mang lại cảm giác khá êm ái mỗi khi sử dụng.
Hệ thống nút điều khiển theKube
Tuy nhỏ nhắn, nhưng theKube hỗ trợ khá nhiều các định dạng âm thanh khác nhau như MIDI, WAV, PCM/IMA ADPCM, WMA, WMA 4.0 (5-384k bps), MP3, MPEG Layer II (32-384 k bps) và MPEG Layer III (32-320k bps). Test Lab đã thử chép một số bản nhạc MP3 chất lượng 128kbps/320kbps và WAV 1411kbps vào thẻ nhớ và nhận thấy theKube có thể chơi tốt các bản nhạc này.
theKube được bán kèm thẻ nhớ microSD dung lượng 2GB.
Mặc định, theKube sẽ phát nhạc theo thứ tự Alphabet ngay sau khi nút nguồn của thiết bị được bật. Thiết bị không hỗ trợ tính năng lưu lại vị trí bài hát phát lần cuối cùng trước khi tắt – nghĩa là bạn sẽ phải tự “di chuyển” một cách thủ công để đến đúng vị trí bài hát muốn nghe. Thao tác này hơi bất tiện bởi 2 nút Forward/Backward còn phải kiêm nhiệm thêm tính năng tăng/giảm âm lượng. Người dùng sẽ phải tập làm quen với thao tác nhấn và giữ một trong hai nút này để tránh tình trạng vô tình chuyển bài hát trong khi đang nghe.
Video đang HOT
Thiết bị nghe nhạc tý hon này mất khoảng 1 giờ để sạc pin từ cáp USB đi kèm.
Mặc dù còn chút giới hạn về thao tác điều khiển, nhưng theKube thực sự khiến Test Lab hài lòng với chất lượng âm thanh của thiết bị. Bộ DAC (Digital Analog Converter) tích hợp độ phân giải 18bit của theKube mang lại âm lượng lớn, chất âm trong trẻo và có thể xếp vào mức khá khi nghe bằng tai nghe đi kèm thiết bị.
Trọn bộ sản phẩm.
Nhìn chung, nếu bạn đang có ý định tậu cho mình một máy nghe nhạc di động chất lượng âm thanh khá, thiết kế nhỏ gọn với một mức đầu tư thấp thì theKube có thể là một lựa chọn đáng giá.
Theo TTVN
10 sản phẩm công nghệ huyền thoại
Lựa chọn của trang web TechRadar tập trung vào các sản phẩm công nghệ được sử dụng hàng ngày và có ảnh hưởng tới sự phát triển của lĩnh vực đó sau này.
Dưới đây là danh sách sản phẩm:
1. Máy ảnh kỹ thuật số Kodak - 1975
Steve Sasson, kỹ sư điện tử của hãng Eastman Kodak, đã phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số vào năm 1975. Máy dùng băng từ thay vì ổ lưu trữ thể rắn, độ phân giải tối đa chỉ là 10.000 pixel chứ không được nhiều megapixel như ngày nay. Chiếc máy ảnh này có hình dáng giống đầu thu băng cassette.
2. Máy nghe nhạc Sony Walkman - 1979
Máy nghe nhạc Walkman của Sony lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1979 và đã làm thay đổi cách con người nghe nhạc và suy nghĩ về âm nhạc. Thiết bị này từng làm nhiều người mê mẩn.
3. Máy tính cá nhân IBM 5150 - 1981
Compaq có thể được xem là hãng đã có công quảng bá cho chiếc PC (máy tính cá nhân), nhưng IBM lại là hãng đã phát minh ra nó. PC được các hãng ít nổi tiếng hơn như Dell, Compaq và HP bắt chước sản xuất rộng rãi, tạo ra một chuẩn công nghiệp phổ biến, giúp khởi động phong trào máy tính cá nhân ở thập niên 1980 và 1990. Dĩ nhiên, máy tính cá nhân ngày nay trông rất khác so với mẫu nguyên thủy của IBM, nhưng ngày nay từ ultrabook đến iMac đều có dáng dấp của PC trong đó.
4. Thiết bị chỉ đường Honda Electro Gyro-Cator - 1981
Thiết bị Electro Gyro-Cator của Honda là hệ thống chỉ đường tự động đầu tiên trên xe ôtô được bán ra thị trường. Hệ thống này dùng một con quay hồi chuyển chứ không dùng hệ thống định vị toàn cầu GPS, và bản đồ trong suốt chứ không dùng hướng dẫn bằng máy tính. Thiết bị này rất nặng và đắt.
5. Điện thoại di động Motorola DynaTAC 8000X - 1983
Motorola DynaTAC 8000X là điện thoại di động đầu tiên được bán ra. Nó là mẫu điện thoại bạn có thể mang theo mà không cần phải gắn vào xe hay mang trong cặp nặng nề. Thay vì phải kết nối với một bộ phát tín hiệu, điện thoại DynaTAC 8000X dùng một hệ thống mạng tín hiệu gồm các "ô" phủ trên một khu vực rộng lớn.
6. Máy nghe nhạc kỹ thuật số Diamond Rio PMP300 -1998
19 năm sau khi máy nghe nhạc Walkman xuất hiện, Diamond đã lấy ý tưởng này của Sony và phát triển thêm. Rio PMP300 không phải là máy nghe nhạc kỹ thuật số được sản xuất đại trà đầu tiên (chiếc máy nghe nhạc đầu tiên là SaeHan MPMan F-10), nhưng là máy đã khởi động cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số.
7. Đầu thu video TiVo - 1999
TiVo là đầu thu video kỹ thuật số dễ sử dụng và có phần mềm tích hợp. Nó có thể giúp bạn tìm kiếm bộ phim có diễn viên mà bạn ưa thích và giúp bạn tìm kiếm tất cả các tập phim của một bộ phim. Với tính năng thu lại để xem và loại bỏ quảng cáo, đầu máy TiVo đã trở thành "kẻ thù" của các nhà mạng và thành người bạn tốt nhất của những người nghiện TV.
8. Máy chơi game Sony PlayStation 2 - 2000.
Máy chơi game đã xuất hiện khá lâu trước đó, nhưng doanh số bom tấn của PlayStation 2 (PS2) đã làm phong trào chơi game trở nên rầm rộ. Nhờ trang bị thêm ổ đĩa DVD nên các mẫu máy chơi game ngày nay trở thành trung tâm cho tất cả các loại hình giải trí gia đình.
9. Thiết bị đọc sách Amazon Kindle - 2007
Kindle tiên phong trong cuộc cách mạng thiết bị đọc sách điện tử. Trong khi thế hệ Kindle đầu tiên có trọng lượng hơi nặng nề bất tiện, thì thế hệ thứ ba đã khắc phục được khuyết điểm này và bắt đầu một phong trào đọc sách điện tử cùng với phong trào tự xuất bản sách điện tử.
10. Các thiết bị của Apple - từ thập niên 1970 về sau
Trong số các thiết bị của Apple, điện thoại iPhone là sản phẩm nổi bật nhất, tạo nên những "cơn sốt" trên thị trường mỗi khi model mới ra mắt. Tiếp theo đó, máy tính xách tay PowerBook 100 đã làm thay đổi thiết kế của các dòng máy tính di động bằng cách đưa bàn phím về phía sau và đặt một thiết bị trỏ trước nó. MacBook Air lại tạo cảm hứng cho các hãng sản xuất máy tính phát triển ra ultrabook như hiện tại. Máy tính để bàn iMac đời đầu đã giết chết ổ đĩa mềm truyền thống, còn máy nghe nhạc iPod đã làm thay đổi phong cách nghe nhạc. iPad đã tạo ra một cuộc chiến máy tính bảng mà một loạt các đối thủ của nó phải "hụt hơi" chạy theo.
Theo VNE
Máy nghe nhạc di động Cowon X9 PMP phát liên tục 110 giờ Cowon vừa bổ sung vào dòng sản phẩm máy nghe nhạc di động của hãng một model mới Cowon X9 PMP, nổi bật với pin tích hợp có thể phát liên tục 110 giờ. Cowon X9 PMP trang bị màn hình cảm ứng 4,3 inch độ phân giải 480 x 272 pixel, có nhiều phiên bản với dung lượng lưu trữ khác nhau...