Đánh giá học sinh tiểu học trong năm học 2019-2020 thế nào?
Đánh giá học sinh tiểu học là một trong những hoạt động bắt buộc thể hiện sự quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh từ đó nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện của các em.
Theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì việc đánh giá học sinh trong năm học của giáo viên tiểu học được thực hiện như sau:
Đánh giá thường xuyên
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Theo đó, khi đánh giá thường xuyên về học tập, giáo viên cần dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Trong đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất thì giáo viên sẽ căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Đánh giá học sinh tiểu học là hoạt động bắt buộc (ảnh minh họa).
Đánh giá định kì kết quả học tập
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
* Việc đánh giá định kì về học tập được thực hiện như sau:
- Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.
- Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
Video đang HOT
Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
- Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
* Việc đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất được thực hiện như sau:
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:
- Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
- Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
- Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 30/2014/TT-BGDDT được sửa đổi tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
- Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành.
- Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt.
- Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên.
Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.
Những học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Theo infonet
Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho
Nhiều học sinh từ cấp tiểu học đến sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều không hề biết thư viện trường ở đâu vì lí do đầu sách nghèo nàn, lạc hậu.
Một góc thư viện sách của một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Đỗ Hợp
Thư viện chỉ bằng phòng học, chủ yếu sách giáo khoa
Đỗ Thị Hạnh, học sinh một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, em không hay lên thư viện của trường. Mặt khác, Hạnh cho rằng, muốn ngồi đọc trên thư viện cũng khó có thời gian tìm sách vì giờ ra chơi giữa tiết có 5 phút, không lên kịp đọc gì đã hết giờ.
"Nếu như bên nước ngoài em thấy thư viện rất nhiều đầu sách, mở cửa thời gian dài trong ngày cho học sinh lên học thì ở trường em, thư viện chỉ mở trong buổi sáng, đến hơn 11h đã đóng cửa trong khi gần 12h bọn em mới được tan học. Như vậy, thời gian đâu để lên đọc sách trên thư viện được"- Hạnh nhấn mạnh.
Hạnh cho rằng, trong tuần em có 1-2 lần lên thư viện để mượn sách về nhà đọc. Cứ mượn 2 cuốn đọc xong trả thì lại mượn cuốn khác: "Nhiều lúc, em đến sớm muốn ngồi thư viện đọc sách thì nhân viên vẫn chưa đến, chưa mở cửa cho vào"- Hạnh cho hay.
Học sinh Nguyễn Mai Hương, đang học tại một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, năm nay em lên lớp 9 nhưng số lần lên thư viện đọc sách chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sở dĩ, theo Hương, thư viện trường em khá rộng, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, đầu sách cũng không phong phú, cộng với thời gian giờ ra chơi tranh thủ không được bao nhiêu thời gian nên cứ học xong là em về. Họa hoằn lắm trong năm em mới lên thư viện mượn 1,2 cuốn sách về đọc.
"Thư viện trường em chỉ mở buổi sáng. Chiều muốn đến đọc sách cũng chịu đấy. Mặt khác, thư viện chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo, mà những sách này thì đa số học sinh mua được. Chúng em cần những cuốn sách tâm lý, dạy kỹ năng sống với lứa tuổi,... nhưng tìm mỏi mắt không có luôn"- Hương nhấn mạnh.
Cô Phạm Thị Nguyên An, giáo viên dạy Toán - Tin của một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, thư viện ở nhiều trường còn khá nghèo nàn. Sách trên thư viện chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo các môn học nên khó có thể hấp dẫn học sinh.
Cũng theo cô An, thư viện trường cô dạy ngoài sách thì còn có lắp thêm 10 máy tính. Chính vì thế, thay vì lên thư viện đọc sách, nghiên cứu, mượn sách về nhà thì học sinh lên thư viện chỉ để ngồi máy tính và vào mạng đọc báo.
"Đúng là ngoài việc đầu sách còn nghèo nàn thì việc các thư viện mở thì muộn mà đóng thì sớm cũng khiến cho thư viện các trường học luôn chỉ có ít học sinh ngồi đọc"- cô giáo An nhấn mạnh.
Tại nhiều trường cao đẳng ở Hà Nội, thư viện trường có số đầu sách khá khiêm tốn nên phần lớn sinh viên đến thư viện chỉ để... đọc báo.
Một sinh viên khoa Kế toán cho biết, thư viện trường rất ít sách, đặc biệt là sách phục vụ chuyên ngành. "Muốn có sách tham khảo, nghiên cứu thì phải lên thư viện tổng hợp . Tuy nhiên, sách ở thư viện không đủ cung cấp nên cứ có bài luận, bài tập là phải lên mạng dùng "Google" để tra cứu.
Góc truyện tranh của một thư viện. Ảnh: Đ.H
Vì sao học sinh vẫn "thờ ơ" với thư viện?
Lượng bạn đọc ít và không thường xuyên, hình thức hoạt động đơn điệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn là thực trạng của hệ thống thư viện ở nước ta hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là, liệu điều này có gây ra sự lãng phí lớn khi các trường hàng năm vẫn phải xây phòng ốc cũng như hàng năm các trường vẫn phải trích tiền chi cho việc mua sách không?
Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, sở dĩ có thực tế này, vì ở Việt Nam chúng ta không dạy trẻ con đọc sách.
TS Hương cho rằng, nếu các trường có thư viện mà học sinh không được tiếp xúc thường xuyên thì quá lãng phí, thậm chí có hại khi trẻ em học được tính hình thức từ người lớn.
Theo TS Hương, việc việc dạy trẻ có thói quen đọc sách là điều phụ huynh cần phải làm vì khi có sách, con sẽ không tin hoàn toàn vào thông tin trên mạng. Thậm chí, học sinh phải có khả năng kiểm chứng cả thông tin mạng.
Theo TS Hương, để thư viện các trường hoạt động hiệu quả hơn hiện nay thì các trường nên có tổng hợp về số lượng sách được học sinh đọc nhiều, số học sinh không bao giờ cầm tới, dạng tài liệu được thao khảo rộng rãi. Số thời gian học sinh ở trong thư viện. Có như vậy, mới biết nên thêm mới sách nào, bỏ đi sách không hữu ích, tránh được lãng phí đầu tư vào thư viện trường học.
"Cần có sự kiểm tra kiểm soát việc dạy kĩ năng đọc sách trong nhà trường"- TS Hương nhấn mạnh.
Vậy ngày nay khi mạng bùng nổ, chỉ một "click" đã có thể đủ thông tin và thay thế sách được không? TS Hương cho rằng, sách trên thư viện là một nguồn tư liệu không thể thay thế: "Nhưng việc con thích đọc sách hay không lại là quan niệm của bố mẹ là chính. Khi bố mẹ rèn được cho con "nghiện" lên thư viện, "nghiện" đọc sách, coi sách là nguồn tư liệu phong phú thì lúc đó con sẽ tự lựa chọn và chủ động trong việc lên thư viện đọc sách"- TS Hương nhấn mạnh.
Có nhất thiết phải ngồi ở thư viện?
Tại một hội thảo về đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới hồi cuối năm 2018, nhà sử học Dương Trung Quốc nói xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm sách để đọc, nhưng nay thời đại đã thay đổi. Ông cho rằng ngành thư viện cần trả lời câu hỏi "có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không?"
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì các thư viện cần làm gì đó để phát huy được vai trò của mình. Ông gợi ý thư viện cần chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác.
Đ.H (t/h)
Theo Tiền phong
61% học sinh tiểu học ở thị xã Dĩ An được học 2 buổi ở trường Do dân số cơ học gia tăng nhanh ở thị xã Dĩ An, nên tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi ở trường tại đây chỉ đạt có 61%. Ngày 11/9/2019, ông Lê Minh Phúc - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện...