Đánh giá hiệu năng Galaxy A7 (2018): Exynos 7885 gây bất ngờ!
A7 (2018) là chiếc smartphone tầm trung khá đặc biệt với cụm 3 camera ở mặt sau. Nhưng bên cạnh đó, vi xử lý Exynos 7885 là một trong những nâng cấp đáng giá về cấu hình trên sản phẩm này. Và để kiểm chứng điều đó, ngay bây giờ mình sẽ tiến hành đánh giá hiệu năng Galaxy A7 (2018).
1. Thông số cấu hình Galaxy A7 (2018)
Galaxy A7 (2018) được trang bị vi xử lý 8 nhân Exynos 7885, trong đó 2 nhân xung nhịp cao 2.2 GHz Cortex-A73 dành cho các tác vụ nặng và 6 nhân tiết kiệm điện 1.6 GHz Cortex-A53.
Để có cái nhìn trực quan hơn về Exynos 7885, mình sẽ cung cấp một vài phép so sánh như sau:
Exynos 7885 có hiệu năng vượt trội hơn đến 85% so với thế hệ cũ Exynos 7880.
Điểm Antutu đo được trên Exynos 7885 là 120.785 điểm, gần tương đương với vi xử lý Snapdragon 636 (116.064 điểm) đến từ Qualcomm.
Exynos 7885 cho hiệu năng xử lý đa nhân và đơn nhân ngang ngửa với những dòng sản phẩm cao cấp của năm 2017 như Galaxy S7, Note 7/FE.
Bên cạnh đó, Galaxy A7 (2018) còn được trang bị 4 GB RAM và 64 GB bộ nhớ trong cho người dùng tha hồ lưu trữ cũng như có các trải nghiệm về đa nhiệm mượt mà hơn.
Điểm đo hiệu năng bằng phần mềm Antutu trên Galaxy A7 (2018).
Nhìn tổng thể thì Galaxy A7 (2018) ra mắt trong năm nay được trang bị cấu hình phần cứng khá ổn trong phân khúc giá 7 – 8 triệu đồng. Tất nhiên, thông số cấu hình không nói lên hết sức mạnh của smartphone, vì thế chúng ta sẽ thử nghiệm thực tế với các bài test hiệu năng.
2. Thử nghiệm thực tế hiệu năng Galaxy A7 (2018)
Với vi xử lý Exynos 7885 và RAM 4 GB thì mình tin rằng Galaxy A7 (2018) có thể xử lý mượt mà các ứng dụng phổ biến hay các tựa game nhẹ. Và để thử lửa hiệu năng trên thiết bị này, mình sẽ chơi thử chơi những trò chơi nặng, yêu cầu cấu hình tốt như: Liên Quân Mobile, Free Fire và PUBG Mobile.
Thử nghiệm Galaxy A7 (2018) với Free Fire
Đây là tựa game nhảy dù bắn súng khá hấp dẫn, và cũng yêu cầu một phần cứng đủ mạnh. Galaxy A7 (2018) bước vào thử thách với tốc độ tải game khá nhanh, đáng chú ý hơn khi bắt đầu vào game và tải bản đồ (load maps) không hề có hiện tượng khựng khung hình.
Trong quá trình chơi mọi thao tác được đáp ứng tức thì, không xảy ra hiện tượng lag khung hình. Quá trình điều khiển nhân vật như vuốt, nhảy, chạy, ngắm bắn, nằm, bò được xử lý trơn tru, cho cảm giác “đã”.
Đặc biệt, trong những pha đấu súng nảy lửa, không hề có hiện tượng tụt FPS gây khựng hình. Trong suốt quá trình chơi, nhiệt độ trên Galaxy A7 2018 luôn được đảm bảo ở mức bình thường.
Thử nghiệm Galaxy A7 (2018) với Liên Quân Mobile
Đối với một tựa game dễ thở hơn như Liên Quân Mobile, không ngoài dự đoán khi Galaxy A7 2018 cho cảm giác luôn “sướng” trong suốt thời gian chơi. Chỉ số khung hình trên giây được giữ ổn định ở mức 58-60 FPS, ngay cả khi xảy ra giao tranh tổng 5vs5.
Ngoài ra, Galaxy A7 2018 có thể chiến tựa game này với mức đồ họa cao nhất, điều này giúp đem đến chất lượng hiển thị nhân vật, quang cảnh trong game sinh động hơn, ưa nhìn hơn.
Thử nghiệm Galaxy A7 2018 với PUBG Mobile
Có thể xem đây là thử thách cam go nhất đối với tất cả smartphone trong phân khúc giá tầm trung và cận cao cấp. Đây là một tựa game yêu cầu khá cao về lẫn hiệu năng xử lý và đồ họa.
Để thử lửa, mình thiết lập chất lượng đồ họa trong tựa game PUBG Mobile lên mức tối đa là HD và chỉ số FPS ở mức Cao (High). Khi bắt đầu vào game và tải bản đồ, hiện tượng khựng khung hình bắt đầu xảy ra, tuy nhiên vấn đề này chỉ tồn tại trong 1 – 2 phút đầu.
Sau một thời gian ngắn, thiết bị trở nên ổn định dần và xuyên suốt trong quá trình chơi không hề xảy ra tình trạng giật, lag hay tụt FPS gây khựng hình. Các thao tác trong game như ngắm bắn, ngồi, thay súng được xử lý nhanh gọn, gần như là tức thì.
Các hiệu ứng cháy nổ, nhảy, chạy không hề ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của trò chơi. Tuy nhiên, trong quá trình chơi đã bắt đầu xảy ra hiện tượng ấm máy, đừng quá lo lắng chỉ là ấm nhẹ thôi.
Nếu như bạn nào không thích cảm giác “ấm tay” thì có thể chỉnh mức đồ họa xuống trung bình để tăng trải nghiệm cũng như sự ổn định.
3. Thử nghiệm khả năng đa nhiệm trên Galaxy A7 (2018)
Để kiểm tra khả năng đa nhiệm trên Galaxy A7 2018 “ngon” tới đâu, mình sẽ đưa ra một thử thách khá cam go là mở liên tục 15 ứng dụng và trò chơi, sau đó quay lại kiểm tra có bị tình trạng tải lại (reload) hay không?
Bạn có thể thấy trong video ở trên đầu bài, dù chỉ với 4 GB RAM, Galaxy A7 (2018) có thể quản lý liên tục 14/15 ứng dụng-trò chơi từ nhẹ đến nặng mà không cần phải tải lại. Đây được xem là kết quá rất ấn tượng trên một thiết bị tầm trung.
4. Tổng kết
Ngoài những điểm nhấn về thiết kế với màn hình tràn viền, mặt lưng bóng bẩy hay cụm 3 camera. Galaxy A7 (2018) còn gây ấn tượng với khả năng xử lý mượt mà các tác vụ từ nhẹ nhàng đến nặng nề hơn.
Có thể nói, Galaxy A7 (2018) là một trong những thiết bị trong phân khúc giá tầm trung của Samsung làm mình hài lòng về cả hiệu năng và khả năng quản lý RAM (đa nhiệm).
Biên tập bởi Tech Funny
Galaxy A7 (2018): Trải nghiệm & đánh giá cảm biến vân tay ở nút nguồn
Galaxy A7 (2018) là một trong những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của Samsung được trang bị bộ cảm biến dấu vân tay nhúng vào nút nguồn ở cạnh bên. Có thể đây là giải pháp tạm thời của Samsung giữa việc lựa chọn cảm biến dấu vân tay phía sau (gây bất tiện) và cảm biến trong màn hình (dự kiến Samsung sẽ ra mắt trên các thiết bị trong năm sau).
Sau một vài ngày sử dụng Galaxy A7 (2018), nhóm tác giả từ Sammobile đã có đánh giá về những trải nghiệm trên cảm biến vân tay được đặt ở nút nguồn trên cạnh bên.
Tốc độ nhanh và độ chính xác cao, nhưng khó sử dụng
Cảm biến vân tay của Galaxy A7 (2018) hoạt động khá nhạy giống như cảm biến vân tay phía sau trên các dòng smartphone hiện tại. Tuy nhiên, có một sự bất tiện cho người dùng là nó đòi hỏi thao tác chạm chính xác.
Galaxy A7 (2018) khá mỏng và cảm biến vân tay của thiết bị này có diện tích bề mặt nhỏ nhất từ trước đến nay so với bất kỳ điện thoại Samsung nào. Điều đó đòi hỏi người dùng sự chính xác hơn khi chạm vào cảm biến.
Giải pháp cho vấn đề này là khi cài đặt vân tay, hãy di chuyển ngón tay của bạn càng nhiều càng tốt. Giải pháp này hữu ích ngay cả đối với cảm biến dấu vân tay trên màn hình hoặc phía sau.
Một sự bất tiện khác chính là làm sao để xác định được vị trí nút nguồn và đặt ngón tay lên đó mà không cần nhìn vào điện thoại. Samsung đã thiết kế khu vực xung quanh nút nguồn chìm vào bên trong, thấp hơn các nút âm lượng.
Tuy nhiên điều đó không đủ để giúp bạn biết chính xác nơi bạn nên đặt ngón tay của mình. Nút nguồn không có gì quá đặc biệt để dễ dàng nhận biết, có lẽ Samsung đã hơi thiếu tính tế trong việc này.
Việc truy cập ngăn thông báo qua cảm biến còn bất tiện
Cảm biến vân tay cho phép bạn truy cập vào mục thông báo bằng cử chỉ vuốt xuống trên cảm biến vân tay. Tuy nhiên một lời khuyên cho bạn là bạn nên tắt tính năng này đi.
Khi lấy điện thoại ra khỏi túi hoặc trong quá trình cầm nắm, bạn sẽ dễ dàng để ngón tay của mình lướt qua nút nguồn. Bộ cảm biến phát hiện điều đó dưới dạng vuốt và tiến hành mở ngăn thông báo. Điều này gây ra sự phiền phức cho người dùng.
Bất tiện khi truy cập màn hình khóa
Vì nút nguồn cũng hoạt động như cảm biến vân tay, do đó bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đánh thức thiết bị để xem nội dung trên màn hình khóa. Hoặc là bạn phải sử dụng ngón tay khác với vân tay xác thực khi bấm nút nguồn.
Việc bấm nút nguồn để truy cập màn hình khóa sẽ dễ làm điện thoại mở khóa. Tuy nhiên, một giải pháp cho Samsung để khắc phục vấn đề này là thêm tính năng nhấn đúp để đánh thức thiết bị. Các máy tính bảng của công ty, như Galaxy Tab S4 và Galaxy Tab A6 10.1 hiện đã có tính năng này.
Tạm kết
Việc thay đổi vị trí đặt cảm biến vân tay này của Samsung cũng như một con dao hai lưỡi. Đặt cảm biến vân tay ở cạnh bên làm cho thiết kế ở mặt sau gọn hơn. Bạn cũng không phải nhấc thiết bị ra khỏi bàn để có thể truy cập cảm biến, một sự bất tiện lớn với cảm biến gắn phía sau.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, vị trí cảm biến này gây ra khá nhiều phiền toái cho người dùng. Hy vọng Samsung có thể thêm tính năng nhấn đúp để đánh thức thông qua bản cập nhật phần mềm của mình.
Nhìn chung, thật tuyệt khi Samsung chịu thử những cái mới và giới thiệu ra thị trường. Công ty cần lắng nghe những phản hồi của người dùng để có những giải pháp khắc phục hiệu quả hơn trong tương lai.
Theo tgdd
Đánh giá hiệu năng Xiaomi Redmi Note 6 Pro: Chơi game "sướng" tới đâu? Redmi Note 6 Pro được xem là một trong những chiếc smartphone có cấu hình tốt trong phân khúc giá dưới 5 triệu, vậy trải nghiệm thực tế thì như thế nào? Ngay sau đây mình sẽ tiến hành đánh giá hiệu năng Xiaomi Redmi Note 6 Pro, để xem có "đã" không nhé! 1. Cấu hình "bá" trong phân khúc Điểm nổi...