Đánh giá định kì: Phân loại khác tuyển chọn
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.
Ảnh minh họa.
Qua đó nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông thường, các nhà trường, các phòng giáo dục/ sở giáo dục sẽ tổ chức đánh giá định kì về học tập vào giữa/cuối học kì, cuối năm học.
Như vậy chức năng của đánh giá định kì đã rõ. Thế nhưng, thực tế “lâu nay” nó đã gây ra khá nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như:
1. Giáo viên, phụ huynh, học sinh… quá chú trọng, thành ra “thi gì học nấy”
Ma trận đề thi thế nào, kiểu đề thi thế nào… người ta sẽ “làm quen”, “ôn luyện”… để cho bằng được kết quả tốt. Nếu không, cá nhân sẽ bị điểm kém, mà chất lượng của lớp, của trường không cao…
Ngành Giáo dục cứ kêu gọi “đánh giá quá trình học tập”, tức là giáo viên phải dựa vào quá trình học của học sinh mà đánh giá, để “xác nhận kết quả học tập hoặc sự tiến bộ của học sinh (cá nhân)”, nhưng cái định kì “dẫn hướng hết cả”. Trong khi đó, ra đề thi “đánh giá định kì” lại được ra theo kiểu “chuyên gia”, tức là: Cá nhân/ tập thể nhóm các giáo viên được cho là có chuyên môn hơn sẽ ra đề. Kiểu ra đề “chuyên gia” thì chắc là không thể bám sát được vào quá trình học của “mỗi lớp học”, phạm vi cũng khó có thể bao quát hết “chuẩn”.
Nên kiểu gì cũng gây là “tủ” dù khách quan đến đâu. Chưa kể đến, kể cả chuẩn “kiến thức” nhưng bối cảnh thay đổi (“Đề không sai về mặt nội dung, kiến thức vẫn nằm trong chương trình, nhưng dạng đề hơi mới, các trường chưa được tập huấn, làm quen”) thì phản xạ, kết quả đã khác. Xảy ra điều ấy thì cần nhất là cải thiện quá trình dạy, chứ không phải “có đề thi minh họa” thì dạy sẽ khác!!!
Việc này tôi đã có một nghiên cứu tại một trường có uy tín ở Hà Nội. Đây là một trường có văn hóa trường học cao, lại rất quan tâm đến chuyên môn. Nên đánh giá của họ là minh bạch. Nhưng cùng với tôi, khi áp dụng phân tích đề (độ khó, độ tin cậy), họ mới nhận ra: Rất nhiều trong những câu họ cho rằng “khó” thì lại có độ khó “thấp” tức là nhiều học sinh làm ngon ơ!!! Vì sao? Vì câu đó đã quá quen thuộc với học sinh. Thế còn câu ở mức nhận biết, cũng không ít học sinh không làm, chỉ bởi: Em không thèm học.
2. Gây nhầm lẫn thành “đánh giá phân loại/ tuyển chọn”
Video đang HOT
Ở nhiều địa phương, người ta phát ngôn “theo chỉ đạo của…, chúng tôi lâu nay tổ chức đánh giá định kì là để đánh giá mặt bằng chất lượng chung của học sinh”. Chẳng hạn: “Đây là năm cuối cấp THCS và học sinh sẽ phải dự thi tuyển sinh vào lớp 10 theo đề thi chung của tỉnh/thành phố. Do vậy, nếu để mỗi trường tự ra đề thì có thể mức độ đề khác nhau sẽ không phản ánh được sát thực chất lượng chung”.
Nhưng xin các vị phát biểu như trên xem lại, trước hết, đây không phải kì thi có tính tuyển chọn. Chất lượng các vị muốn biết, thì các vị phải dựa vào cả quá trình. Trong trường hợp này có phải mục tiêu giáo dục THCS là đạt chuẩn vào lớp 10 hay không? Công tác phân luồng sẽ ra sao? Những học sinh không muốn vào lớp 10 được đánh giá thế nào, chất lượng của việc đó ra sao? Có vị sẽ nói lại rằng chúng tôi có nhiều kênh khác để làm, nhưng hãy xem lại mục 1 tôi phân tích, và nhất là thực tiễn dạy và học hiện nay, để thấy rằng nhận định tôi nêu ra là có thật.
Xin dẫn lại rằng “Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Việc đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, học viên có tiến bộ hay không”.
Tôi được biết, từ năm 2014, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chọn “tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí về công tác kiểm tra, đánh giá” và từ những năm sau đó, các chỉ đạo giáo dục phổ thông xoay quanh “đổi mới đồng bộ phương pháp, kiểm tra đánh giá”.
Lần này, chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng ta đang có cơ hội làm đúng, làm mới. Vì thế, tôi rất hy vọng, sự đổi mới của chúng ta không bị lặp lại ở những việc: Tập huấn, bồi dưỡng cho “có” với những lớp đông người nhưng quá ngắn về thời gian hoặc chỉ tập huấn lí thuyết mà không có “thực địa”… vì có thể sẽ dẫn tới địa phương nào cũng có quan tâm, có bộ phận về “kiểm định chất lượng/ khảo thí” và các giáo viên không hẳn là không hiểu gì về “đánh giá” nhưng chúng ta vẫn cứ nói “lâu nay”.
Lý do văn mẫu vẫn song hành cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới
Cho đến nay, văn mẫu đã là vấn đề được bàn tới nhiều nhất trong cải cách giáo dục.
Nhiều cách khắc phục nhưng văn mẫu vẫn tồn tại. Sách văn mẫu vẫn được bán tràn lan ở các nhà sách và chào bán trên mạng xã hội.
Khi bước vào năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 2 công văn đề cập đến việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cải tiến nhằm loại bỏ việc dạy và hoc theo văn mẫu, nhưng về cơ bản, dạy Ngữ văn vẫn như trước, gần như khó loại trừ văn mẫu trong các nhà trường với rất nhiều lý do khác nhau.
Hiện nay, việc giao chỉ tiêu học sinh giỏi cho các tổ chuyên môn trong trường học gắn với nhiều phong trào thi đua. Kiểm tra, thi cử vẫn còn nặng bệnh thành tích. Tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra thì văn mẫu vẫn hiển nhiên tồn tại trong khi chưa có đổi mới trong dạy và học môn này.
Những chỉ đạo của Bộ về đổi mới giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn kể từ năm học 2022-2023
Để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông bằng Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH vào ngày 21/7/2022.
Những điểm mới trong việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở năm học 2022-2023
Công văn này đã hướng dẫn việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau: "Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn".
Như vậy, theo hướng dẫn của Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH thì việc đánh giá "cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học" đối với môn Ngữ văn "tránh" (không được lấy) những văn bản đã học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu cho phần "đọc hiểu" và phần "viết". Có nghĩa đề Ngữ văn sẽ lấy ngữ liệu hoàn toàn ngoài ngữ liệu ở sách giáo khoa hiện nay. Vì đề kiểm tra, đề thi Ngữ văn hiện nay chỉ có cấu trúc 2 phần là đọc hiểu và viết.
Tuy nhiên, sau công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, Bộ tiếp tục ban hành công văn 4020/BGDĐT-GDTrH vào ngày 22/8/2022 đã có điều chỉnh như sau: "Đối với môn Ngữ văn, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10; khuyến khích các nhà trường vận dụng kiểm tra, đánh giá theo công văn này đối với khối lớp 8, 9, 11 và lớp 12".
Điều này cũng đồng nghĩa, việc thực hiện đổi đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo công văn 3175/BGDĐT-GDTrH chỉ bắt buộc ở lớp 6, lớp 7 và lớp 10. Các lớp còn lại đang giảng dạy chương trình 2006 thì Bộ chỉ "khuyến khích" thực hiện theo công văn 3175/BGDĐT-GDTrH mà thôi.
Việc chỉ dừng lại ở lớp 6, lớp 7 và lớp 10 cũng đồng nghĩa là công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH chỉ thực hiện với chương trình giáo dục phổ thông 2018, còn chương trình hiện hành thì không bắt buộc. Vì thế, những lớp đang thực hiện chương trình hiện hành về cơ bản vẫn giữ ổn định như những năm qua.
Có lẽ, việc triệt tiêu văn mẫu rất được mong chờ, nhưng với tình hình thực tế hiện nay, chúng ta thấy văn mẫu vẫn tiếp tục tồn tại - cho dù các trường thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH cũng rất khó có thể có những thay đổi trong những năm tới đây.
Những lý do văn mẫu vẫn song hành cùng chương trình 2018
Nhiều thầy cô giáo dạy Ngữ văn than rằng việc chấm điểm Ngữ văn của học trò bây giờ mất hứng thú. Phần lớn là "thầy chấm văn thầy" bởi các bài văn của học trò cứ na ná như nhau. Thực ra, không chỉ môn Ngữ văn mà môn học nào bây giờ cũng đều có bài mẫu. Mẫu kế hoạch bài dạy (giáo án), mẫu bài kiểm tra, bài thực hành...đều được các tác giả sách giáo khoa biên soạn khá đầy đủ và có thể được chào bán qua đường nội bộ, bán ở các nhà sách, bán trên mạng xã hội nên giáo viên mua khá dễ dàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng việc kiểm tra môn Ngữ văn không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa để triệt tiêu văn mẫu. Nhưng lấy ngữ liệu ở một cuốn văn mẫu, lấy ở một kênh khác và nhiều người cùng lấy thì đó cũng là văn mẫu. Một khi thầy cô mua được, tải trên mạng internet được thì học trò cũng có thể làm được, thậm chí các em làm tốt hơn thầy cô.
Bởi vậy, có thể thấy văn mẫu vẫn tồn tại vì những guyên nhân sau:
Thứ nhất: Đội ngũ tác giả viết văn mẫu hiện nay rất đông đảo. Họ có thể là tác giả sách giáo khoa; có thể là các nhà giáo đang giảng ở các nhà trường phổ thông. Họ bán sách, họ bán file word trên mạng xã hội. Giáo viên chỉ cần bỏ tiền ra là có đề kiểm tra, đề thi. Thậm chí, dạng đề kiểm tra trôi nổi hiện nay trên mạng internet có rất nhiều.
Giáo viên thì ngoài việc giảng dạy theo định mức và kiêm nhiệm rất nhiều công việc không tên khác, cùng với việc ra đề kiểm tra Ngữ văn hiện nay dài dằng dặc đến gần chục trang với việc liệt kê đơn vị kiến thức, liệt kê ma trận, bảng đặc tả, đề, đáp án...khiến cho nhiều giáo viên mất rất nhiều công sức, thời gian. Có nhiều giáo viên chưa tự tin để ra đề vì việc chia tỉ lệ thông hiểu, nhận biết, vận dụng thấp, vận dụng cao rất phức tạp.
Vì thế, họ chọn cách mua, xin, tải trên mạng internet rồi đem nộp cho nhà trường. Người cẩn thận còn chỉnh sửa, đầu tư thêm, nhiều người họ chỉ thay tên, đổi họ là thành đề kiểm tra của mình. Chính vì việc bảo mật đề nên về cơ bản các giáo viên ra đề nộp cho phó hiệu trưởng chuyên môn, sau đó tổ trưởng duyệt đề. Nhiều tổ trưởng biết là đề đó "trôi nổi" vì cỡ chữ, màu mực, kiểu chữ khác nhau nhưng vì cả nể, vì cận thời gian nên rồi họ cũng phải đành lòng cho qua.
Thứ hai: Các trường đều giao chỉ tiêu cho giáo viên từ đầu năm học theo phương châm "năm sau phải cao hơn hoặc bằng với tỉ lệ học sinh giỏi năm trước" nên giáo viên họ phải tìm cách cho học trò có những điểm số đẹp. Gần đến ngày kiểm tra, giáo viên ôn rất sát đề kiểm tra, thậm chí là ôn trực tiếp trên đề kiểm tra, bật mí đề kiểm tra cho học trò chuẩn bị trước.
Đối với các đề thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì học sinh ôn đi, ôn lại các dạng đề ở trường, ở các lớp học thêm nên sự sáng tạo trong các bài văn không nhiều. Chỉ có những em thực sự yêu thích và giỏi Ngữ văn mới có những khác biệt trong bài làm của mình.
Thứ ba: Tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay khá phổ biến nên giáo viên dạy thêm sẽ có nhiệm vụ giải đề, làm sẵn văn mẫu cho học trò để các em "tái hiện" lại trong bài kiểm tra của mình. Tình trạng học sinh biết trước đề khi học thêm hiện nay không phải là hiếm. Thầy cô dạy thêm cũng muốn học trò học thêm với mình sẽ được điểm cao nhằm nâng "uy tín" cho mình nên họ cũng sẵn sàng "giúp" học trò những gì có thể.
Vì thế, tình trạng học sinh "trúng tủ" là điều dễ gặp nhưng vì lợi ích cả thầy và trò mà mọi thứ vẫn diễn ra êm đẹp.
Thứ tư: Một bộ phận lớn học sinh hiện nay không đọc sách, không yêu thích môn học nên các em cũng học chiếu lệ và lệ thuộc rất nhiều vào thầy cô giáo. Những bài văn hay, sáng tạo hiện nay rất hiếm.
Thứ năm: Việc môn Văn vẫn dùng đáp án để chấm khiến cho giáo viên dạy và học trò không dám đi lệch những định hướng của hội đồng bộ môn. Vì thế, giáo viên phải định hướng học sinh đi theo lối mòn và các em phải đi trên con đường mà thầy cô đã định hướng - nếu muốn được điểm cao.
Với rất nhiều những ràng buộc như thế nên việc triệt tiêu văn mẫu như hướng dẫn của Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH cũng rất khó mang lại những hiệu quả nhất định. Thực ra, văn mẫu đã tồn tại từ hàng chục năm nay, phần lớn những chuyên gia viết chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay là những "cây đa, cây đề" viết văn mẫu nên rất khó loại bỏ văn mẫu khỏi nhà trường phổ thông hiện nay.
Học sinh chọn nhầm tổ hợp môn để lại nhiều hệ lụy khôn lường Học sinh chọn nhầm môn/ tổ hợp môn vừa ảnh hưởng đến tâm lí vừa mất thời gian, công sức học lại, còn kế hoạch dạy học của nhà trường cũng bị đảo lộn. Các bài viết "Học sinh xin chuyển tổ hợp môn, trường rối bời, bao giờ Vụ Giáo dục Trung học có hướng dẫn?" và "Lý do nào khiến nhiều...