Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên Cao đẳng, Trung cấp Sư phạm theo những tiêu chuẩn nào?
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm, theo đó, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 10 tiêu chuẩn.
Các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của thông tư này.
Theo đó, các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá theo thang 7 mức. Trong đó, 3 mức từ 1-3 là chưa đạt yêu cầu, cụ thể: Mức 1 là Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay; Mức 2 là Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; Mức 3 là Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu.
4 mức còn lại từ mức 4-7 là đạt yêu cầu, cụ thể: Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí; Mức 6 và Mức 7 tương ứng là đáp ứng rất tốt và đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.
Trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội
Về quy định 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm, Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra; Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo; Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và hỗ trợ người học; Tiêu chuẩn 6: Đánh giá kết quả học tập của người học; Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên; Tiêu chuẩn 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Tiêu chuẩn 9: Bảo đảm và nâng cao chất lượng; Tiêu chuẩn 10: Kết quả đầu ra.
Các trường căn cứ vào tình hình cụ thể, chủ động lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Video đang HOT
Đối với từng chương trình đào tạo cụ thể, trường có thể lựa chọn đánh giá theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn của tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có uy tín, được Bộ GDĐT công nhận.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ theo các quy định này để đánh giá và công nhận chương trình đào tạo của trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 23/3/2020, thay thế quyết định 72/2007/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục ngành Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng. Các trường đang thực hiện đánh giá theo Quyết định 72 thì thực hiện tiếp đến hết ngày 01/7/32020, trừ việc tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chỉ được thực hiện đến thời điểm thông tư này có hiệu lực.
Phương Anh
Theo toquoc
Chạy đua chuẩn bị tuyển sinh 2020
Các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) sư phạm, trung cấp sư phạm đang tập trung xây dựng phương án tuyển sinh năm 2020. Trong đó đáng chú ý là các trường dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả điểm thi THPT quốc gia 2020 và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác. Đặc biệt, một số trường đã mạnh dạn chấm dứt tuyển sinh hệ CĐ.
Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM thực hành tại phòng thí nghiệm
Xét tuyển riêng... lên ngôi
PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết về cơ bản, ĐH Quốc gia TPHCM giữ ổn định 5 phương thức xét tuyển, gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2020; xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế.
Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, trong tuyển sinh năm 2020, ĐH Quốc gia TPHCM có 3 điểm mới đáng chú ý: (1) Hội đồng tuyển sinh đề nghị các trường, khoa thành viên dùng 50% (năm 2019 tối đa là 40%) chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; (2) đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình tiên tiến, xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế; (3) đối với thành viên mới (Trường ĐH An Giang), hệ CĐ sư phạm vẫn duy trì, áp dụng xét tuyển bằng học bạ THPT nhưng phải xem xét kỹ, đảm bảo đầu vào tốt hơn.
Trong khi đó, theo thông tin từ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức năm 2020 hiện có khoảng 30 đơn vị đăng ký sử dụng - tăng nhiều so với năm 2019. Riêng các đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia TPHCM, tổng cộng có 10 đơn vị sử dụng.
Ngoài ĐH Quốc gia TPHCM, trong năm 2020, một số trường ĐH sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển thí sinh. Ngoài 5 phương thức tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Quốc tế tổ chức thêm kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự thực hiện.
Trường ĐH Việt Đức dự kiến sẽ có 2 hình thức tuyển sinh gồm: xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 5. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 5 phương thức xét tuyển, trong đó dành 15% tổng chỉ tiêu do trường xét tuyển riêng và 15% tổng chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM.
Một số trường khác như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH FPT cũng dự kiến tổ chức một kỳ thi kiểm tra năng lực để tuyển sinh.
Dừng tuyển hệ CĐ
Từ ngày 1-7-2019, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (gọi tắt Luật số 34) có hiệu lực thi hành. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Luật số 34 quy định, các cơ sở giáo dục ĐH (gồm ĐH, trường ĐH, học viện) thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH: trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB-XH) đã có công văn gửi 45 cơ sở giáo dục ĐH đề nghị dừng tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ CĐ (trừ CĐ sư phạm), trình độ trung cấp (trừ trung cấp sư phạm) từ ngày 1-7-2019. Tuy nhiên, do các trường kiến nghị là hoàn toàn bị động nên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã điều chỉnh thời hạn sang năm 2020.
Thông tin từ Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, năm 2020, trường này tuyển sinh ĐH với tổng chỉ tiêu khoảng 8.000 sinh viên; kế hoạch tuyển sinh có điểm mới là dừng tuyển sinh hệ CĐ theo đúng quy định của Luật số 34, để tập trung nguồn lực cho đào tạo ĐH, sau ĐH (năm 2019, trường tuyển hơn 2.000 chỉ tiêu hệ CĐ).
Tương tự, PGS-TS Vũ Hải Quân cho biết, do Trường ĐH An Giang vừa sáp nhập và trở thành trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM nên hội đồng tuyển sinh cũng khuyến nghị trường này xem xét dừng tuyển sinh hệ CĐ (trừ CĐ sư phạm), để tập trung cho tuyển sinh, đào tạo ĐH, sau ĐH. Việc dừng tuyển sinh hệ CĐ là phù hợp với Luật số 34 đã quy định.
Từ nay đến 31-12-2019, các trường phải hoàn thành phương án tuyển sinh năm 2020; có xác định chỉ tiêu theo tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển. Song song đó, các trường phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên), tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh các năm liền kề.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra với quy mô lớn về thực hiện công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Khó kiểm soát khi trường tự chủ việc in, cấp bằng Việc cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (các cơ sở đào tạo) được tự chủ in, cấp bằng cho sinh viên là phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Giáo dục ĐH (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019). Song, cùng với việc đồng tình, các cơ sở đào tạo cũng băn khoăn về việc...