Đánh giá cao chương trình liên kết đào tạo khoa Quốc tế-ĐHQGHN
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ do TS. Mary Ann Gawelek làm trưởng đoàn vừa tiến hành kiểm định chương trình Cử nhân Khoa học ngành Quản lý liên kết giữa Khoa Quốc tế – ĐHQGHN và trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ).
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ (MSCHE-Middle States Commission on Higher Education) MSCHE là một trong sáu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học vùng tại Mỹ được cả Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học Mỹ (CHEA) và Bộ Giáo dục Mỹ (U.S Education Department) công nhận.
Đoàn Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục ĐH các bang miền Trung, Mỹ do TS. Mary Ann Gawelek làm trưởng đoàn.
Mục đích của đợt kiểm định là đánh giá công tác giảng dạy và học tập, khảo thí, quản lý đào tạo, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng của chương trình theo các tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng kiểm định cũng như thẩm định tính bền vững của chương trình, từ đó đưa ra các kết luận cho phép tiếp tục triển khai hay dừng chương trình đào tạo nói trên tại khoa Quốc tế – ĐHQGHN.
Sau hơn hai ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ đã có kết luận ban đầu về chương trình. Theo đó, chương trình cử nhân khoa học ngành Quản lý liên kết với trường Đại học Keuka hoàn toàn đáp ứng được 14 tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của Hội đồng kiểm định.
Cụ thể: Sứ mệnh của Khoa Quốc tế đã xác định rõ mục đích và đối tượng phục vụ trong sự nghiệp giáo dục đại học. Sứ mệnh và mục tiêu của Khoa Quốc tế được toàn thể cán bộ trong Khoa xây dựng và được vận dụng sáng tạo để phát triển các chương trình đào tạo một cách hiệu quả; Khoa Quốc tế đã lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực dựa trên sứ mệnh và mục tiêu đào tạo. Kế hoạch chiến lược và phân bổ nguồn lực được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển và thay đổi cần thiết để củng cố và duy trì chất lượng đào tạo tại Khoa Quốc tế; Khoa Quốc tế có đầy đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên, nguồn lực tài chính, kỹ thuật, cơ sở vật chất và các tài nguyên dạy và học cần thiết khác để đạt được sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của mình.
Video đang HOT
Đoàn kiểm định chụp ảnh cùng lãnh đạo khoa Quốc tế – ĐH QGHN.
Hệ thống quản trị tại Khoa Quốc tế xác định rõ vai trò của lãnh đạo Khoa trong việc xây dựng chính sách và ra quyết định. Bộ máy quản lý và ban lãnh đạo hoạt động hiệu quả với cơ chế tự chủ nhằm đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt các chính sách, phát triển nguồn tài nguyên phù hợp với sứ mệnh của mình; Cơ sở vật chất và các dịch vụ của Khoa Quốc tế đáp ứng mọi điều kiện học tập và nghiên cứu của sinh viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tính bền vững của chương trình.
Việc thực hiện chương trình đào tạo tuân theo các tiêu chuẩn về đạo đức, đảm bảo tính trung thực và tự do về học thuật; Khoa Quốc tế phát triển và thực thi quy trình đánh giá tổng thể hiệu quả nhằm thực hiện sứ mệnh và mục tiêu của mình với các tiêu chuẩn cao.
Quy trình tuyển sinh và đăng ký chỉ ra những cam kết của Khoa Quốc tế với sinh viên về các lợi ích của sinh viên, duy trì chất lượng bằng cách đáp ứng các mục đích học tập của sinh viên; Khoa Quốc tế cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết đảm bảo cho sinh viên có thể học tập và nghiên cứu trong môi trường tiện nghi nhất.
Khoa Quốc tế có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và chất lượng cao đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu; Chất lượng đào tạo tại Khoa Quốc tế phản ánh rõ các nội dung học thuật, phù hợp với chức năng giáo dục của cơ sở đào tạo. Kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tiếp thu được tại Khoa Quốc tế hoàn toàn đáp ứng mục đích học tập của sinh viên.
Chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế được thiết kế để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách tối đa thông qua giao tiếp, đẩy mạnh tư duy phân tích và nghiên cứu khoa học; Chương trình đào tạo và các hoạt động của Khoa đều mang nét đặc trưng về nội dung, đáp ứng chất lượng đào tạo.
Quy trình khảo thí và đánh giá được thiện nghiêm túc và chặt chẽ nhằm đảm bảo khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có được những kiến thức và kỹ năng tốt nhất.
Những đánh giá của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học các bang miền Trung, Mỹ (MSCHE) đối với chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản lý liên kết giữa Khoa Quốc tế – ĐHQGHN và trường Đại học Keuka là minh chứng rõ nét nhất về chất lượng đào tạo và uy tín của hai cơ sở đào tạo.
Theo dân trí
40 triệu USD để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành kỹ thuật
Chiều 20/8, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký biên bản thỏa thuận và công bố đầu tư mở rộng hợp tác và cam kêt tài chính nhằm thúc đây đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành kỹ thuât của Viêt Nam.
Đây là chương trình phối hợp giữa Bộ GD-ĐT, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương bình và Xã hội ,Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tâp đoàn Intel và Đại học Bang Arizona với các cơ quan nhà nước, các trường đại học và cao đẳng Viêt Nam thông nhât tăng cường các nô lực đê hiên đại hóa giáo dục đại học tại Viêt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuât (gọi tắt là HEEAP). Tham dự buổi lễ ký kết này có sự tham gia của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động...
Quang cảnh buổi lễ ký kết.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, chương trình hợp tác giáo dục ngành kỹ thuật (HEEAP) là mô hình kết hợp thành công giữa 3 nhà: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà trường trong việc đào tạo nhân lực. Đây là các thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hợp tác giữa khu vực công và tư trong đào tạo nhân lực, hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt nam.
"Tôi đánh giá cao các kết quả đạt được của HEEAP và dự kiến thông qua HEEAP có thể xây dựng một chương trình quốc gia về mô hình hoạt động và quản lý hiệu quả trong trường đại học. Chính phủ Viêt Nam hoan nghênh việc mở rộng quy mô và nội dung hoạt động của HEEAP để góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới đại học Việt Nam" - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.
Trong khuôn khô chương trình HEEAP mở rông, Bộ GD-ĐT và Đại học Bang Arizona là các đôi tác đâu tiên đã ký thỏa thuân về đầu tư đào tạo giảng viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, xây dựng chương trình đào tạo và năng lực giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh với tổng chi phí ước tính trên 4 triệu USD.
Ngoài cam kêt của Bộ GD-ĐT, chương trình HEEAP mở rông cũng sẽ được cung cấp kinh phí từ nguồn lực của Tông cục Dạy nghê - Bô Lao đông Thương binh và Xã hôi, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Intel và các đôi tác công nghiêp khác. Ước tính tông đâu tư cho chương trình HEEAP mở rông vào khoảng 40 triêu USD.
Mục tiêu của HEEAP nhằm góp phân thúc đẩy phát triển kinh tế của Viêt Nam qua viêc đào tạo một lực lượng lao động chât lượng cao tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp công nghệ cao toàn cầu. Hơn nữa, HEEAP cũng hứa hẹn thúc đẩy hợp tác giáo dục và nghiên cứu, cũng như các mối quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Viêc mở rông chương trình HEEAP sẽ thiết lập một mạng lưới đào tạo từ xa cho phép sinh viên trên cả nước có thể tham gia các khóa học trực tuyến cùng một lúc. Các hệ thống cơ sở dữ liệu đang được sử dụng tại các chương trình giáo dục kỹ thuật tại các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam cũng sẽ được nâng cấp.
Bên cạnh đó cũng sẽ đào tạo thêm khoảng 1.000 giảng viên tại Viêt Nam phù hợp với các yêu cầu từ tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học - cụ thể là ABET (Ban Chứng nhận Kỹ thuật và Công nghệ của Hoa Kỳ) và chuân CDIO (Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành).
Được biết, chương trình HEEAP được khởi xướng từ năm 2010 với sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và tập đoàn Intel. HEEAP được thực hiên và quản lý bởi Trường Kỹ thuật Ira A. Fulton của Đại học Bang Arizona. Đến nay chương trình đã đào tạo được hơn 100 giảng viên từ các trường đại học và cao đẳng Việt Nam về đôi mới thiết kế chương trình và phương pháp giảng dạy ngành kỹ thuật.
Kể từ khi bắt đầu, chương trình cũng đã được sự tham gia của các đối tác công nghiệp khác như Siemens, Danaher và Cadence, các đối tác này đã cung cấp thiết bị, công cụ phần mềm và đào tạo giảng viên cách sử dụng các thiêt bị này.Với viêc mở rông này, HEEAP sẽ dự kiến bổ sung thêm ít nhất 12 đối tác công nghiệp mới trong vòng 5 năm tới.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
SV lớp báo chí đầu tiên của ĐH Sư phạm Đà Nẵng tốt nghiệp Sáng nay 20/7, cùng với gần 1.200 sinh viên khóa 2008 - 2012 của trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, hơn 30 sinh viên lớp báo chí đầu tiên của trường này đã nhận bằng tốt nghiệp. PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Đà Nẵng trao bằng tốt nghiệp đến sinh viên khóa 2008 - 2012. Trường ĐH...