Đánh giá Asus Zenfone 4: Tốt nhất ở tầm giá 2 triệu đồng
Sở hữu điểm yếu về pin hay chất lượng màn hình không quá nổi bật nhưng Zenfone 4 lại có hiệu năng cực tốt, giao diện thân thiện và thiết kế khá đẹp.
Không phải ngẫu nhiên một sản phẩm đến từ nhà sản xuất lần đầu tiên gia nhập thị trường như Asus lại tạo được cơn sốt tại Việt Nam. Zenfone 4 là model giá rẻ nhất, cũng là sản phẩm nhận được sự quan tâm lớn nhất của người dùng Việt Nam. Trong một tuần sau khi lên kệ, Asus Việt Nam đã bán được 15.000 chiếc Zenfone 4.
Trong năm 2014, 2 triệu được xem là ngưỡng dành cho một sản phẩm smartphone giá rẻ. Với các trang bị của mình, model này được xem là sản phẩm vượt ngưỡng – cho hiệu năng và trải nghiệm tương đương với một số sản phẩm 3-4 triệu đồng. Nhờ đó, nó được thị trường đón nhận tốt như một hệ quả tất yếu.
Điểm mạnh
Điểm đáng chú ý nhất trên chiếc Zenfone 4 chính là hiệu năng. Máy được trang bị chip xử lý lõi kép Intel Atom, tốc độ 1,2 GHz, đi kèm với RAM 1GB. Để tóm tắt một cách ngắn gọn, điểm hiệu năng của sản phẩm này chỉ thua kém đôi chút so với những sản phẩm như Samsung Galaxy S3 hay HTC One X – những model cao cấp của năm 2012.
Việc trang bị RAM 1GB trên sản phẩm giá 2 triệu cũng là điều chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Điều này đặc biệt quan trọng, giúp sản phẩm này chạy mượt mà trên nền hệ điều hành Android 4.3 Jelly Bean mà không sợ hiện tượng thiếu RAM. Với chip mạnh mẽ, RAM dung lượng lớn, người dùng hoàn toàn có thể chơi những game được xem là hạng nặng cho các sản phẩm giá rẻ như Asphalt 8.
Giao diện của Zenfone 4 cũng mang lại nhiều nét thích thú cho người dùng. ZenUI là một giao diện được chăm chút kỹ lưỡng. Nó được thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng – rất phù hợp cho các sản phẩm giá rẻ. Chẳng hạn, thanh thông báo được làm trong suốt rất ưa nhìn hay các icon nhiều màu sắc (tuy nhiên, nếu đưa lên các sản phẩm cao cấp thì các icon này có thể sẽ bị chê là thiếu sắc sảo).
Ngoài ra, Asus còn tích hợp khá nhiều phần mềm tự sản xuất trên sản phẩm này như ứng dụng ghi chú SuperNote, công cụ lưu trữ đám mây WebStorega hay What’s next – công cụ thông báo dạng thời gian thực khá độc đáo.
Một điểm đáng chú ý nữa của Zenfone 4 chính là camera. Ở tầm giá 2 triệu đồng, người dùng gần như không có cơ hội tiếp cận với một sản phẩm có camera hoàn hảo đến vậy. Máy dùng camera 5 megapixel, có tính năng tự động lấy nét.
Nó còn tích hợp gần như đầy đủ các tính năng chụp hình, vốn chỉ có ở các dòng cao như chụp HDR, chụp hình liên tiếp, một số hiệu ứng giả lập rất độc đáo. Model này không được trang bị công nghệ PixelMaster trên Zenfone 5 và 6 nhưng vẫn có camera trước cho nhu cầu chat video. Qua thử nghiệm, ảnh chụp trên Zenfone 4 cho chất lượng rất tốt (trong tầm giá), màu sắc trung thực, ảnh trong và chi tiết khá sắc.
Kiểu dáng thiết kế của Zenfone 4 cũng khá ưa nhìn. Điểm nhấn của mặt trước chính là phần đường tròn đồng tâm bên dưới màn hình. Máy dùng vỏ nhựa, không bám vân tay, các chi tiết khá sắc sảo. Với màn hình 4 inch, thiết kế dài, máy cũng cho cảm giác sang hơn khi cầm trên tay. Tuy nhiên, Zenfone 4 cũng có một số điểm yếu nhất định.
Video đang HOT
Điểm yếu
Thiết kế đẹp nhưng xét về độ chắc chắn, Zenfone 4 chưa thể sánh được với một số sản phẩm Nokia. Khi cầm Zenfone 4, bạn sẽ có cảm giác khá “lỏng tay”, không cho cảm giác kiểu “cục gạch”. Trong 3 nút điều hướng cảm ứng trên Zenfone 4, chỉ có nút Home là có đèn nền. Trong quá trình thử nghiệm, bạn sẽ gặp phải cảm giác khó chịu khi “mò mẫm” các nút Back và Menu (vì không có đèn nền) ở 2 bên máy, đặc biệt là khi các phím này lại đặt khá sát cạnh bên.
Chất lượng màn hình của Zenfone 4 cũng chỉ ở mức vừa phải. Dùng màn hình TFT nên Zenfone 4 cho cảm giác tương đối rẻ tiền, bù lại, nó lại được trang bị kính cường lực Gorilla Glass, giúp chống xước tốt. Giống với một số sản phẩm giá rẻ khác, khả năng hiển thị ngoài trời của Zenfone 4 cũng rất hạn chế.
Pin là một điểm trừ khác của sản phẩm này. Khá nhiều người đã lên tiếng kêu ca về thời lượng pin của Zenfone 4. Trên thực tế, pin của máy không quá yếu. Tuy nhiên, nếu lướt web hay chơi game nhiều, bạn sẽ thấy pin này sụt với tốc độ rất nhanh. Nếu sử dụng một cách có kiểm soát, Zenfone 4 vẫn được khoảng gần 1 ngày. Bên cạnh đó, Asus cũng đã tặng kèm người dùng một viên pin phụ, dùng để thay thế khi cần thiết. Tuy nhiên, việc tháo, lắp pin mỗi ngày có thể khiến người dùng tỏ ra khó chịu.
Về cơ bản, đây là những điểm trừ có thể chấp nhận được với một sản phẩm giá rẻ.
Ưu điểm: Hiệu năng cao
Camera tốt, hỗ trợ nhiều chế độ
Thiết kế đẹp
Giá bán hấp dẫn
Nhược điểm: Máy không thật sự chắc chắn
Chất lượng màn hình trung bình
Pin yếu
Theo zing
Zenfone 4 độ pin lên 2.400 mAh của người dùng Việt
Người dùng Zenfone 4 đã có thể nâng cấp thỏi pin 1.200 mAh của mình lên 2.400 mAh bằng cách ghép 2 thỏi lại với nhau. Tuy nhiên, thao tác này đòi hỏi độ chính xác cao.
Asus Zenfone 4 là mẫu smartphone giá rẻ của Asus đông đảo người dùng di động Việt ủng hộ. Máy có thiết kế đẹp, cấu hình tương đối với mức giá dưới 2 triệu. Tuy nhiên, pin yếu là một hạn chế lớn của mẫu smartphone này.
Mẫu Zenfone 4 được bán ra vào cuối tháng 5 với giá 1,9 triệu. Bên cạnh phụ kiện đi kèm, máy còn được tặng thêm 1 thỏi pin 1.200 mAh. Ảnh: Duy Nguyễn.
Mặc dù được tặng thêm thỏi pin có dung lượng 1.200 mAh, người dùng vẫn gặp bất tiện khi phải cắm sạc hoặc thay pin thường xuyên. Để tăng hiệu quả hoạt động của máy, nickname Kim Cương Máu đã chia sẻ trên nhóm người dùng Asus Zenfone cách ghép 2 thỏi pin dung lượng 1.200 mAh này thành một.
Để tiến hành "độ" pin cho Zenfone 4, người dùng cần chuẩn bị hai pin đi kèm máy đã được sạc đầy, một lưỡi dao mổ số 11, đồng hồ đo đa năng, mỏ hàn thiếc (hàn linh kiện điện tử), thiếc hàn, mỡ hàn (hoặc nhựa thông), băng keo và keo hai mặt.
Tiếp đó, người dùng cần lột lớp giấy bọc của 2 viên pin ra, lột tiếp lớp nhôm bảo vệ. Lưu ý, khi lột nên đặt trên mặt bàn phẳng, bóc từ từ cẩn thận kẻo làm cong pin.
Sau khi lớp giấy và vỏ nhôm được lột thì sẽ thấy phần giữa miếng nhựa đầu pin, mạch và cell pin đã bị đổ keo đặc, dẻo như cao su.
Dùng lưỡi dao mổ 11 để cắt khoét, loại bỏ hoàn toàn phần keo cục pin số 1. Tác giả này lưu ý, người độ cần cẩn thận cắt đi từng tí, không được cắt phạm vào cực, thân pin hay linh kiện trên mạch. Đi dao từ từ sẽ thấy lộ ra 2 cực pin nối lên mạch. Bước này, người dùng nên cố gắng không làm đứt vì cực pin là lá nhôm mỏng dễ hỏng. Sau khi loại bỏ hết phần keo đó đi thì cắt hoặc dùng mỏ hàn để tháo cell pin ra khỏi mạch.
Thao tác tiếp với cục pin thứ hai, người độ không cần loại hết phần keo, mà chỉ cần khoét 2 lỗ ở 2 cực pin để hàn cell 1 vào. Cần đặt viên pin nằm trên bàn, mặt in chữ quay lên trên, áp cell pin 1 lên để xác định chỗ 2 cực, rồi khoét từ từ tới khi lộ 2 cực pin lên. Bước này cần lưu ý, lỗ khoét rộng cần rộng ra để dễ hàn cực pin và kiểm tra chỗ nối có tiếp xúc điện hay không.
Bước tiếp theo, ap cell pin 1 lên trên viên pin thứ 2 (cả 2 đều quay phần in chữ lên trên). Nối ( ) với ( ); (-) với (-); lấy keo 2 mặt để cố định 2 viên pin dính lại với nhau, dùng mỏ hàn để hàn nối cho đảm bảo tiếp xúc. Lưu ý: Nên dùng đồng hồ đo lại để tránh sai cực pin. Lúc hàn phải nhanh rồi nhả ra, không để quá lâu, làm nóng pin sẽ nguy hiểm. Sau khi hàn xong, cần dùng đồng hồ đo để kiểm tra mối nối.
Bước 4: Bọc lại pin phần giấy, còn phần nhôm thì bỏ vì rất khó bọc lại và pin sẽ dày hơn.
Cuối cùng, có thể lắp pin vào máy để ướm thử. Sau đó đo và rồi khoét nắp lưng, ốp sao cho vừa đủ cục pin trồi lên.
Hình ảnh pin được lắp vào máy khi đã "độ" xong
Nắp lưng được nắp vào với miếng ốp sau khi đã được khoét cho vừa với thỏi pin mới độ.
Máy trông khá bình thường với thỏi pin độ lên đến 2.400 mAh.
Chia sẻ trên diễn dàn, tác giả cũng lưu ý người dùng nên cân nhắc kĩ trước khi độ pin, vì công việc có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu không cẩn thận thì có thể sẽ hư hai viên pin.
Theo Trithuc
ZenFone 4 thêm phiên bản màn hình 4,5 inch Không chỉ trang bị màn hình lớn hơn, ZenFone 4 còn được Asus nâng cấp camera 8 megapixel, pin 1.750 mAh. Trong triển lãm Computex diễn ra tại Đài Loan từ ngày 3 đến 7/6, Asus đã giới thiệu bản nâng cấp của mẫu ZenFone 4 với mã A450CG. So với thiết bị đang bán tại Việt Nam, ZenFone 4 thế hệ mới...