Đánh đập, trách phạt liệu có phải là giải pháp cho mọi lỗi lầm của con?
“ Thương cho roi cho vọt” câu nói thường được nhiều cha mẹ áp dụng mỗi khi con mình mắc lỗi lầm gì đó, thế nhưng liệu đấy có phải là phương pháp đúng đắn mà các cha mẹ nên làm hay không?
Mấy ngày qua dư luận xôn xao trước đoạn video một em học sinh ở Hải Phòng bị cô giáo tát liên tiếp vào mặt và dùng gậy đánh vào chân để trừng phạt. Tất nhiên đây không phải là câu chuyện duy nhất xảy ra, trước đó đã có nhiều trường hợp học sinh bị phạt quỳ, tát, đánh… Lý do của tất cả những hành động gây tổn thương cho trẻ này là “Thương cho roi, cho vọt”, muốn con ngoan, trò giỏi thì phải nghiêm khắc, thậm chí là đánh đập.
Có thể câu nói này áp dụng vào thế hệ trước đó thì đúng, còn bây giờ trẻ đang lớn lên với nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Ngày xưa chỉ cần được đi học là may, còn bây giờ không chỉ học đủ mà còn phải học cao, áp lực ở trường lớp đã lớn nếu không may con mắc lỗi gì thì cha mẹ áp dụng biện pháp đánh, mắng, trách phạt cực đoan quá rất dễ gây nên tâm lý bất ổn cho trẻ. Thêm nữa những đoạn video trẻ bị giáo viên tát hay phạt quỳ bị phát tán trên mạng cũng có thể gây tổn thương tâm lý cho trẻ nếu không may chúng nhìn lại được.
Ảnh minh họa
Nhân câu chuyện về có nên đánh, mắng trẻ hay không, một phụ huynh đến từ Hà Nội, anh An đã chia sẻ bản thân anh có những cách khác linh hoạt hơn thay vì chỉ đánh khi con mắc lỗi hoặc trong trường hợp con cái quá cứng đầu, lì lợm thì nên làm thế nào:
“Khi một đứa trẻ ngổ ngáo thì cha mẹ và giáo viên phải cùng hợp sức xử lý, không đùn đẩy trách nhiệm cho ai hết, còn bạn bảo vì con hư nên ba mẹ thầy cô phải phạt tức là ngụy biện. Ví dụ con mình bướng lên phun nước bọt lung tung thì mình và cô chủ nhiệm ngồi nói chuyện với nhau mỗi ngày để cùng cập nhật tình hình, mỗi lần 5-10 phút thôi, không nhiều nhưng để thấy sự nỗ lực tìm cách hiểu rõ cái bất lực của con thực sự là gì để giúp con thoát khỏi nó. Con không có lỗi gì cả, lỗi là ở ba mẹ thầy cô chưa giúp được gì cho con”.
Qua chia sẻ trên có thể thấy vai trò dạy dỗ con của cha mẹ lẫn giáo viên đều quan trọng ngang nhau, cha mẹ không thể đổ hết mọi trách nhiệm cho giáo viên khi gửi con ở trường được, điều quan trọng nhất đó chính là cùng nhau hợp tác và tìm ra cách giải quyết vấn đề trong trường hợp trẻ quá bướng bỉnh, ngổ ngáo bởi rất có thể những hành vi đó của trẻ là do chúng có những vấn đề riêng mà không giãi bày ra được.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Anh An cũng chia sẻ thêm những hệ lụy có thể nhìn thấy ngay trước mặt nếu anh đánh mắng trách phạt con nặng nề:
“Khi con anh làm lỗi, nếu la mắng con thì anh sẽ mệt cổ họng, đau tay, tâm lý ức chế vì nuôi dưỡng cái ác. Con anh thì tổn thương tâm lý, bị xúc phạm, không nhận ra bản chất vấn đề mà tập trung vào dằn vặt bản thân. Nói chung là ba tốn rất nhiều năng lực để tạo ra thêm năng lượng tiêu cực ở con và không giúp giải quyết vẫn đề. Thay vào đó thì làm gì? Ba sẽ bảo con ơi lại đây hai ba con ôm nhau nói chuyện, rồi cứ ôm nhau như thế tỉ tê bao lâu cũng được, từ từ bóc tách vấn đề, cho con mở lòng nói ra, cùng nhau tìm ra nguyên nhân cốt lõi ở đâu?
Cùng nhau lên phương án giải quyết, thử xem cách nào hiệu quả hơn thế là không mệt mỏi lại không ức chế, vấn đề được giải quyết mà ba con lại có dịp ôm nhau, rất tiết kiệm năng lượng lại còn tiết kiệm thời gian nữa”.
Bản thân anh An cũng chia sẻ một câu chuyện chính bản thân anh chứng kiến về một cậu bé bị bố đánh mắng ngay trước cổng trường mà anh không thể quên được:
“Có lần anh thấy ông bố kia đánh mắng con trước cổng trường vì bé không chịu vào học suốt 30 phút liền, xong cô xót quá ra bế vào luôn cho bé đỡ bị đánh nữa. Con anh cũng có lúc không muốn vào học, anh ôm con trước cổng trường hỏi, con nói lý do, anh phân tích hệ quả và giải pháp rồi con chọn vào học. Tất cả chỉ mất có 5-10 phút”.
Qua đó thì ta mới thấy được rằng những biện pháp cứng nhắc như đánh đập, trách mắng không hề giúp giải quyết vấn đề mà còn khiến trẻ thêm sợ hãi hoặc bất cấn. Thêm vào nữa mỗi thời mỗi khác, đâu phải đứa trẻ nào cũng áp dụng được câu nói “thương cho roi cho vọt”, thay vì tạo ra năng lượng tiêu cực, tâm lý ức chế cho cả cha mẹ lẫn con, thì các phụ huynh hãy thử trò chuyện để tìm ra vấn đề thực sự mà con đang gặp phải là gì và đồng hành cùng con để vượt qua nó nhé!
Theo Helino
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu làm rõ việc cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp
Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Hà Nội và trường THCS Tô Hiệu làm rõ vụ việc cô giáo phạt học sinh quỳ trong lớp.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sở này đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Hà Nội, làm rõ sự việc xảy ra tại trường THCS Tô Hiệu, theo VTC News.
Trao đổi với Zing.vn chiều 11/5, ông Phạm Như Ý - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Hà Nội - cho hay ông đã nắm được thông tin vụ việc giáo viên phạt học sinh lớp 9 trường THCS Tô Hiệu quỳ trước lớp.
Sáng nay, đoàn công tác của Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín đã về trường xác minh, làm rõ thông tin báo chí phản ánh.
"Có thể chiều nay, chúng tôi có kết luận ban đầu về sự việc để báo cáo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội. Quan điểm là ai sai thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định. Chúng tôi cũng trao đổi với phía lãnh đạo trường THCS Tô Hiệu thì được biết ban giám hiệu không nắm được việc cô giáo thường xuyên phạt học sinh bằng cách yêu cầu các em quỳ trong giờ học", ông Ý nói.
Cô Lê Thị Quy phạt học sinh quỳ trước lớp.
Trước đó, ngày 10/5, mạng xã hội xôn xao về hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học nhưng em này phản đối, không quỳ theo yêu cầu của giáo viên.
Theo đơn kiến nghị của phụ huynh đăng trên mạng xã hội, học sinh vi phạm quy định của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, trường THCS Tô Hiệu, yêu cầu 2 em quỳ ngay trước bục giảng.
Trong đó, một học sinh không chấp nhận quỳ vì cho rằng đó là hình phạt mang tính chất lăng nhục nên bị giáo viên đuổi ra khỏi lớp.
Chị N.T.L., phụ huynh có con bị cô giáo bắt quỳ, cho biết: "Hôm đó, con trai tôi nói chuyện trong giờ nên bị cô bắt quỳ nhưng cháu không chấp nhận hình phạt, vì cho rằng đó là sỉ nhục. Một học sinh khác vẫn quỳ. Sau đó, cứ đến tiết Toán của cô chủ nhiệm, con tôi bị đuổi ra khỏi lớp".
Nữ phụ huynh này cho rằng các cháu còn nhỏ tuổi chưa hiểu biết, nếu có điều gì chưa đúng, thầy cô phải giảng giải, chứ bắt quỳ gối trước mặt cả lớp và đuổi học, là phản giáo dục. Cô giáo cũng không thông báo cho gia đình về vụ việc. Một phụ huynh khác nói, chị mới được biết.
"Tôi lên tận nhà giáo viên chủ nhiệm xin cho cháu học môn Toán, cô mới đồng ý. Cứ đến giờ Toán, cô yêu cầu cháu lên ngồi bàn giáo viên để học, vô tình tạo cho cháu áp lực không nhỏ", chị N.T.L. nói.
Trong khi đó, cô Lê Thị Quy - giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, trường THCS Tô Hiệu - người phạt quỳ học sinh, lên tiếng rằng việc cô bắt học sinh quỳ là làm theo yêu cầu của phụ huynh học sinh.
Cô này cho hay, trước đó giữa giáo viên và phụ huynh em này đã thống nhất bằng biên bản về việc phạt quỳ nếu con họ hư hỏng.
Theo Zing
Hải Phòng: Cô giáo tát, đánh học sinh lớp 2 sưng tấy, bầm tím chân bị đình chỉ giảng dạy 6 tháng Liên quan đến vụ cô giáo chủ nhiệm lớp 2 trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng tát, đánh sưng tấy, bầm tím chân học sinh, UBND quận vừa quyết định đình chỉ giảng dạy 6 tháng, không bố trí công tác chủ nhiệm 1 năm đối với cô giáo này. Ảnh minh họa Thông tin từ quận Hồng...