Đằng sau vụ dàn xếp của đại gia Nga
Vì doanh nhân Denis Katsyv, người sở hữu Công ty Prevezon Holdings, là con trai của nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Đường sắt Nga Petr Katsyv, bất ngờ đạt được thỏa thuận dàn xếp với giới chức Mỹ đúng 1 tuần trước ngày tòa ra phán xử của vụ án có liên quan tới 230 triệu USD tiền tham nhũng, nên dư luận đặc biệt quan tâm.
Ngoài ra, vụ dàn xếp kể trên có liên quan tới luật sư Sergey Magnitsky, người bị chết trong nhà tù Butyrk, cũng đúng 1 tuần trước khi hết hạn 1 năm tạm giam.
Ngày 14-5, hãng Reuters dẫn nguồn tin từ các công tố viên liên bang ở New York, Mỹ cho biết, tối 12-5 (theo giờ địa phương), giới chức Mỹ và doanh nhân Denis Katsyv bất ngờ đạt được thỏa thuận.
Theo đó, bị đơn chấp nhận trả gần 6 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc có liên quan đến vụ án 230 triệu USD. Trong tuyên bố đưa ra sau đó, đại diện công ty Prevezon Holdings cho biết, vụ dàn xếp là một thắng lợi bởi họ không phải thừa nhận hành vi phạm tội. Ngoài ra, công ty Prevezon Holdings trả số tiền ít hơn 3% con số ban đầu do Chính phủ Mỹ đưa ra.
Ông Sergei Magnitsky.
Theo giới truyền thông, cơ quan chức năng Mỹ từng tuyên bố sẽ tịch thu hơn 20 triệu USD được công ty Prevezon Holdings cất giấu tại các căn hộ cao cấp ở quận Manhattan, New York. Theo cáo buộc của công tố viên, công ty Prevezon Holdings đã sử dụng các địa điểm kể trên để rửa tiền cho một số quan tham Nga.
Được biết, các cáo buộc tham nhũng và rửa tiền chống lại công ty Prevezon Holdings có nguồn gốc từ luật sư Sergey Magnitsky. Ông Sergey Magnitsky làm việc cho văn phòng luật sư Firestone Duncan, công ty kiểm soát sổ sách cho Hermitage Capital Management, một trong những công ty của phương Tây đầu tư làm ăn nhiều nhất vào Nga.
Video đang HOT
Gần 10 năm trước (4-6-2007), văn phòng công ty Hermitage Capital Management và văn phòng luật sư Firestone Duncan ở Moskva bị lục soát với cáo buộc làm ăn bất chính.
Theo giới truyền thông, năm 2008, luật sư Sergey Magnitsky đã thông báo với giới chức Nga về một mạng lưới tham nhũng với số tiền trị giá tới 230 triệu USD liên quan đến các quan chức thuế của nước này. Nhưng ông Sergey Magnitsky đã bị bắt sau khi đưa ra tố giác kể trên với cáo buộc tình nghi hỗ trợ trốn thuế và đã chết trong tù hôm 16-11-2009.
Theo giới truyền thông, trong thời gian bị tạm giam, luật sư Sergey Magnitski đã viết 480 đơn khiếu nại, trong đó có một đơn dài 40 trang gửi Viện Kiểm sát Tối cao Nga, nhưng không được hồi âm. Ông Bill Browder từng là nhà đầu tư lớn tại Nga trước khi ông Sergey Magnitsky bị bắt, và là người điều hành Quỹ quản lý Hermitage Capital Management, đã yêu cầu Washington gây áp lực đối với Moskva sau cái chết của luật sư Sergey Magnitsky.
Ngày 15-11-2010, giới chức Nga thông báo, sẽ mở cuộc điều tra thứ tư để làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Sergey Magnitsky. Bởi kết luận của 3 cuộc điều tra trước đều xác nhận, nguyên nhân gây ra cái chết của luật sư Sergey Magnitsky là do đau tim. Nhưng trước đó, người ta từng công bố kết luận: ông Sergey Magnitsky chết do bị sỏi thận, sưng tụy và nghẽn ống mật, nhưng không được điều trị thích hợp…
Chưởng lý quận Manhattan (Mỹ) Joon Kim tuyên bố dàn xếp đạt được là một thắng lợi.
Ngày 11-8-2011, những người liên quan đã bị bắt để điều tra với cáo buộc có liên quan tới cái chết của ông Sergey Magnitsky. Theo đó, y sĩ trưởng trại giam Butyrskaya và bác sĩ Larisa Litvinova, đều bị truy tố về tội giết người vì bất cẩn, còn Phó giám thị trại giam Dmitry Kratov (cũng là bác sĩ), bị truy tố về tội cẩu thả.
Thượng tuần tháng 12-2012, ông Dmitry Kratov bị cáo buộc làm việc sơ suất dẫn đến cái chết của ông Sergey Magnitsky. Nhưng ngày 28-12-2012, tòa án ở Tverskoy lại tuyên bố, ông Dmitry Kratov không phạm tội bất cẩn trong việc gây ra cái chết của ông Sergey Magnitsky.
Ngày 19-3-2013, Hội đồng điều tra của Nga tuyên bố, khép lại vụ án Sergey Magnitsky vì không có chứng cứ nào cho thấy đây là hành động có chủ ý. Bởi theo một cuộc điều tra độc lập, luật sư Sergey Magnitsky đã bị đánh chết bằng dùi cui cao su.
Hạ tuần tháng 1-2013, Tổ chức Ân xá Quốc tế từng yêu cầu giới chức Nga hủy phiên toà xét xử luật sư Sergey Magnitsky vì ông đã chết. Và đó là lần đầu tiên trong lịch sử Liên Xô và nước Nga, một bị cáo bị đưa ra xét xử sau khi đã chết.
Ngày 9-7-2013, tờ Daily Telegraph cho biết, Bộ Nội vụ Anh đã ngừng cấp thị thực nhập cảnh đối với 60 quan chức Nga vì có liên quan tới vụ án Sergey Magnitsky. Trước đó (6-12-2012), Thượng viện Mỹ thông qua “Đạo luật Magnitsky” và được Tổng thống Barack Obama ký, theo đó cấm mọi quan chức Nga có liên quan đến cái chết của luật sư Sergey Magnitsky nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời phong tỏa mọi tài khoản của họ trong các ngân hàng Mỹ.
Theo Nhiệm Bình
Cảnh sát toàn cầu
Mỹ lập đơn vị đặc nhiệm do thám Triều Tiên
Tờ Chosun Ilbo ngày 8/5 đưa tin lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc sẽ thành lập một đơn vị gồm những chuyên gia về thu thập thông tin tích báo từ Triều Tiên.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận tại tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. (Ảnh: USArmy)
Theo Chosun Ilbo, quá trình thành lập đơn vị trên đang được triển khai. Đây là đơn vị sẽ hoạt động như "một cánh tay nối dài" của chính phủ Mỹ để giải quyết các vấn đề liên quan tới tình báo của Triều Tiên.
Hiện Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng đã tuyển chọn nhân viên từ Hội đồng An ninh Quốc gia và Cơ quan Tình báo Quốc gia cho kế hoạch trên.
Theo thông báo của Sư đoàn 8 của quân đội Mỹ, Tiểu đoàn tình báo 524 sẽ được thành lập vào tháng 10 tới và đi vào hoạt động từ đầu năm sau. Tiểu đoàn này có trách nhiệm thu thập thông tin tình báo và cán dự vào các chiến dịch chống phản gián của đối phương.
Ngoài ra, đơn vị trên cũng sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động phân tích thông tin từ những người Triều Tiên vượt biên ra nước ngoài.
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết: "Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc có đủ hoả lực và thiết bị để theo dõi và do thám tình hình ở Triều Tiên, song khả năng phân tích thông tin tình báo từ những người vượt biên chưa phải là điểm mạnh. Điều này khiến cho quá trình thu thập và phân tích về thông tin ở Triều Tiên chưa có độ chính xác cao".
Thời gian qua, chính phủ Mỹ được cho là gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra những đánh giá chính xác về sức mạnh của chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền. Theo các báo cáo, Mỹ cho rằng các chương trình của Triều Tiên mới dừng lại ở mức thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và còn gặp nhiều vấn đề trong việc đưa tên lửa đạn đạo trở lại khí quyển sau khi phóng.
Một nguồn tin quân sự cho biết: "Thu thập thông tin tình báo qua các chương trình nghe lén và hệ thống vệ tinh có những giới hạn. Do vậy, để giải được bài toán này, cần thêm thông tin tình báo từ con người".
Trong khi đó, VOA mới đây cho biết nghị sỹ Mỹ Stephanie Murphy tháng trước đã đề nghị sát nhập các cơ quan phụ trách thông tin tình báo về Triều Tiên. Theo đề xuất của nghị sỹ này, việc sát nhập sẽ cho phép Cơ quan Tình báo Quốc gia thành lập một "tế bào tích hợp" để theo dõi các hoạt động của Triều Tiên và thu thập thông tin về quá trình thực hiện những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của nước này.
Ngọc Anh
Theo ChosunIlbo
Ông Trump ký ban hành dự luật ngân sách giúp chính phủ tránh phải 'đóng cửa' Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/5 đã ký thông qua dự luật phân bổ ngân sách trị giá 1.200 tỷ USD cho các cơ quan chính phủ liên bang, qua đó tránh cho chính phủ nước này phải "đóng cửa" vì hết ngân sách hoạt động trong đêm cùng ngày. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Huckabee...