Đằng sau việc Nga, TQ đồng ý cấm vận dầu mỏ Triều Tiên
Liên Hợp Quốc ngày 11.9 đã thông qua lệnh cấm vận mạnh mẽ nhất nhằm vào Triều Tiên từ trước đến nay, nhưng lệnh trừng phạt này đã phải sửa đổi để có được sự đồng ý của Nga và Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Los Angeles Times, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua lệnh trừng phạt thứ 9 nhằm vào Triều Tiên với 15 phiếu thuận, 0 phiếu chống. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt này có những sự khác biệt so với dự luật mà Mỹ đề xuất.
Nguồn tin thân cận ở Liên Hợp Quốc tiết lộ, đến tối ngày 10.9, Trung Quốc vẫn phản đối dự thảo trừng phạt mà Mỹ đưa ra. Sự hợp tác của Trung Quốc là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy trừng phạt Triều Tiên.
Mỹ ban đầu muốn ngừng mọi hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, phong tỏa tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt mới vẫn cho phép Triều Tiên nhập khẩu dầu với mức 4 triệu thùng dầu thô một năm và các sản phẩm từ lọc dầu với hạn mức 2 triệu thùng một năm. Các chuyên gia ước tính động thái này sẽ giúp giảm 30% lượng dầu tiêu thụ ở Triều Tiên.
Mỹ cũng từ bỏ ý định phong tỏa tài sản của ông Kim. “Đó là đàm phán. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi đã đạt được thỏa thuận”, quan chức Mỹ nói.
Trên thực tế, Mỹ thừa nhận là không biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un có tài khoản ngân hàng, bất động sản hay tài sản cất giấu nào khác có thể phong tỏa ở nước ngoài hay không.
Trong lệnh trừng phạt mới, Liên Hợp Quốc không nhắc đến việc dùng vũ lực để chặn tàu Triều Tiên bị nghi vận chuyển hàng cấm, như thiết bị dùng cho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Lệnh trừng phạt Mỹ đề xuất đã phải thay đổi nhiều đển được Nga và Trung Quốc thông qua.
Liên Hợp Quốc cũng không yêu cầu tất cả quốc gia trục xuất toàn bộ người lao động Triều Tiên mà chỉ khuyên không nên gia hạn hợp đồng với 93.000 lao động này.
Kết hợp với lệnh trừng phạt trước, ước tính 90% sản lượng xuất khẩu của Triều Tiên trong các lĩnh vực nông sản, than đá, dệt may sẽ bị phong tỏa. Xuất khẩu dệt may đem về cho Triều Tiên 726 triệu USD vào năm ngoái.
Theo giới chuyên gia, lệnh cấm vận mới nhất đã giúp Mỹ đạt mục đích trừng phạt Triều Tiên, chỉ 8 ngày sau khi bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận không toàn diện mà chỉ giới hạn ở một mức nhất định nhiều khả năng sẽ không thể ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
“Mỹ và Trung Quốc về cơ bản có hai mục đích khác nhau khi trừng phạt Triều Tiên”, Joseph Cirincione, chủ tịch quỹ an ninh toàn cầu Ploughshares nói. “Mỹ muốn dựa vào trừng phạt để buộc Triều Tiên lùi bước, còn Trung Quốc chỉ muốn Triều Tiên chấp nhận đàm phán. Nhưng Mỹ dường như không còn ý định này”.
Hiện chưa rõ phản ứng của Triều Tiên sau lệnh trừng phạt mạnh nhất từ trước đến nay và là lần đầu tiên Liên Hợp Quốc đạt sự đồng thuận về cấm vận dầu mỏ Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Vì sao TQ chưa dùng giải pháp cuối cùng với Triều Tiên?
Sức ép đang gia tăng đối với Triều Tiên sau lệnh cấm vận khắc nghiệt nhất từ trước đến nay của Liên Hợp Quốc. Nhưng dường như vẫn còn quá sớm để Trung Quốc tính đến biện pháp cuối cùng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngày 5.8, một ngày trước lễ kỷ niệm 72 năm Mỹ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima, Nhật Bản khiến 140.000 người chết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh cấm vận khắc nghiệt nhất đối với Triều Tiên.
Lệnh cấm bao gồm hai nội dung chính. Một là cấm hoàn toàn Triều Tiên xuất khẩu than đá, quặng sắt. Các lệnh trừng phạt trước đây chỉ nhắc đến việc cấm một phần.
Không còn khả năng xuất khẩu than, nguồn thu từ xuất khẩu của Triều Tiên ước tính sẽ giảm 15%.
Thứ hai, các quốc gia thuộc Liên Hợp Quốc không được phép nhận thêm người lao động từ Triều Tiên. Theo số liệu năm 2015, có khoảng 50.000 người Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Ba Lan và nhiều nước khác.
Lệnh cấm này sẽ tác động mạnh đến nguồn ngoại tệ mà những lao động Triều Tiên gửi về nước, qua đó khiến Bình Nhưỡng càng gặp khó khăn chồng chất về tài chính.
SCMP nhận định, đây là lệnh trừng phạt thứ 8 áp đặt lên Triều Tiên kể từ khi nước này lần đầu thử hạt nhân năm 2006.
Tên lửa Hwasong-14 Triều Tiên phóng thử nghiệm vào cuối tháng 7.
Lệnh trừng phạt mới nhất được kỳ vọng sẽ buộc chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải ngồi vào bàn đàm phán hoặc ít nhất thì chương trình chế tạo tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên sẽ bị gián đoạn.
Trước sức ép từ Trung Quốc và Nga, Liên Hợp Quốc hiện chưa có dấu hiệu áp đặt cấm vận dầu mỏ nhằm vào Triều Tiên.
Trên thực tế, khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu dầu cho Triều Tiên vào năm 2003, Bình Nhưỡng ngay lập tức đã phải kêu gọi các bên đàm phán.
SCMP coi lệnh cấm vận bao gồm cả dầu mỏ là giải pháp cuối cùng trong vấn đề căng thẳng Triều Tiên. Theo quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, giải pháp cuối cùng như vậy là chưa cần thiết và thậm chí còn có thể phản tác dụng.
Theo giới phân tích nước ngoài, một khi ngừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên, Trung Quốc có thể khiến Bình Nhưỡng tê liệt hoàn toàn sau 3 tháng. Có hai lý giải thích cho hành động "nương tay" từ phía Trung Quốc, theo SCMP.
Một mặt, Trung Quốc muốn đồng minh Triều Tiên nhận ra lập trường của Mỹ và đồng minh sau lệnh cấm vận để đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Điều này cũng được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhắc tới ở Manila, Philippines.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-14 trước khi phóng.
Mặt khác, Trung Quốc không muốn mạnh tay tạo nên khủng hoảng ở Triều Tiên, vốn có thể khiến hàng ngàn người tị nạn tràn vào nước này thông qua biên giới.
Ở thời điểm hiện tại, Triều Tiên dường như đã chấp nhận lời kêu gọi quay trở lại bàn đàm phán 6 bên. Bình Nhưỡng chỉ nhắc nhở Mỹ và đồng minh rằng tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân sẽ không nằm trong chương trình nghị sự.
SCMP kết luận, lệnh cấm vận dầu mỏ ở thời điểm hiện tại sẽ chỉ làm tổn hại quan hệ ngoại giao, ngăn cản tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và hướng đến một Triều Tiên thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế.
Do đó, lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay nhưng không bao gồm cấm vận dầu mỏ lại là bước đi phù hợp nhất, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn cả Nga, Mỹ và đồng minh.
Theo Danviet
Cách Triều Tiên "sống khỏe" dù bị trừng phạt tới 1 tỷ USD Lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay được dự đoán sẽ khiến Triều Tiên thiệt hại 1 tỷ USD mỗi năm, nhưng các chuyên gia cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ vẫn "sống khỏe" để phát triển chương trình hạt nhân. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên phóng thử hồi cuối tháng trước. Ngày 6.8, Hội đồng Bảo...