Đằng sau thành công của những người nổi tiếng thế giới có bố mẹ dạy con kiểu “Gấu Panda”
Elon Musk là một ví dụ điển hình được mẹ là bà Maye Musk nuôi dạy theo phương pháp “gấu Panda”.
Atandwa Kani nổi tiếng chẳng kém gì bố mình là diễn viên John Kani, còn mẹ anh là Mandi Kani, một cựu giáo viên thể chất. Atandwa được biết đến với vai vua T’Chaka hồi trẻ trong bộ phim bom tấn của Marvel – Black Panther.
Diễn viên Atandwa Kani.
Atandwa thường ca ngợi bố mình là “ví dụ điển hình của tính kiên cường”. Anh thường trao đổi với bố về những trách nhiệm của bản thân cũng như về việc hoàn thiện bản thân với tư cách là một người đàn ông.
Tỷ phú Elon Musk
Mẹ của Elon Musk – bà Maye Musk, thường tự hào vì đã góp phần không nhỏ vào thành công của ba đứa con nổi tiếng. Thực tế mà nói, bà hoàn toàn có quyền cảm thấy như vậy.
Tỷ phú Elon Musk.
Trong khi con trai cả Elon Musk là CEO của hãng xe điện Tesla và công ty vũ trụ SpaceX, một trong những doanh nhân khởi nghiệp truyền cảm hứng nhất trên thế giới, thì người con sau là Kimbal cũng sở hữu một đế chế nhà hàng phát triển. Con gái Tosca lại là một nhà làm phim nổi tiếng.
Bà Maye thường mô tả, mình không phải là người hay thúc giục con cái, sắp xếp thời gian biểu chi tiết hay kiểm tra bài tập về nhà của con thường xuyên. Bà là kiểu người ít can thiệp vào cuộc sống của con. Đổi lại, các con của bà đều thừa nhận ngay từ khi còn nhỏ, họ đã cảm thấy rất độc lập.
Video đang HOT
Mặc dù là một diễn viên nổi tiếng, khác với nghề nghiệp của mẹ mình là bà Zanele Magwaza-Msibi – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nam Phi, Gugu Gumede thừa nhận, tính cách hai mẹ con rất giống nhau là luôn tràn ngập tình yêu thương và đôi khi hơi nhạy cảm quá.
Không nối nghiệp bố mẹ đều là những chính trị gia nổi tiếng, Gugu lựa chọn con đường nghệ thuật. Cô nhanh chóng sở hữu một sự nghiệp diễn xuất lẫy lừng tại quê nhà Nam Phi. Gugu chia sẻ, thời gian phải sống độc lập một mình khiến cô trở thành người mạnh mẽ và kiên cường.
Aisha Pandor
Là chủ sở hữu công ty khởi nghiệp nổi tiếng SweepSouth, Aisha Pandor luôn biết ơn bố mẹ vì những đóng góp rất lớn vào thành công của cô ngày hôm nay. Trong khi bà Naledi Pandor – mẹ cô, có một sự nghiệp chính trị lẫy lừng, thì cha cô, ông Sharif Joseph Pandor là thành viên Hội đồng quản trị của nhiều công ty lớn.
Aisha cho hay, bố mẹ luôn là người chỉ bảo cô trong việc học hành, nhưng không bao giờ bắt con gái phải lựa chọn nghề nghiệp gì. Nhờ ảnh hưởng từ bố mẹ, Aisha là người có trách nhiệm và độc lập, tuy nhiên cô cũng thường tìm về tổ ấm, bởi đây là nơi cô biết mình có thể san sẻ gánh nặng tinh thần bất kỳ lúc nào.
Theo Helino
Chuyên gia chỉ 8 cách giúp cha mẹ ngừng thói quen lớn tiếng với trẻ
Cha mẹ thường sẽ la mắng con cái khi nổi giận với hành vi ngỗ ngược của chúng. Tuy cách này có hiệu quả nhất thời, nhưng nếu để lâu dài thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới bé.
Bác sĩ Lim Boon Leng, một bác sĩ tâm thần từ Trung tâm Sức khỏe Tâm lý Dr BL Lim (Singapore), lưu ý rằng la hét, quát nạt lớn tiếng có thể làm tổn thương con bạn: "Các con có thể trở nên lo lắng và gặp ác mộng nếu bị lạm dụng, bạo hành bằng lời nói quá mức. Thêm nữa, con bạn sẽ mô phỏng chính hành vi của bạn và có thể quát lại cha mẹ, hoặc la hét vào mặt bạn bè".
Con trẻ có thể bị lo lắng và gặp ác mộng nếu cha mẹ lạm dụng quát nạt quá mức.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ bị bạo hành dai dẳng - thậm chí chỉ bằng lời nói sẽ dễ mắc trầm cảm và hội chứng lo lắng ở tuổi trưởng thành. Tiến sĩ Lim chỉ ra rằng, các bé cũng dễ gặp vấn đề về nhân cách và có thể cư xử hung hăng.
Mặc dù việc thi thoảng mới la mắng hay quát nạt với tần suất ít có vẻ không để lại ảnh hưởng nhiều đến con bạn, nhưng các cha mẹ cũng có nhiều cách tốt hơn để xử lý thay vì la hét vào mặt con:
Cha mẹ hãy thử những lời khuyên dưới đây:
1. Kiểm tra lại mục đích của việc la mắng
Hầu hết chúng ta mắng con là vì đang bức bối và đang cần chỗ trút cho sự thất vọng của mình. Bác sĩ Lim lưu ý rằng hãy suy nghĩ về lý do vì sao bạn muốn hét lên, có thể bạn sẽ nhìn ra ngay rằng việc mắng mỏ có thể chẳng hề mang lại hiệu quả.
2. Nhận biết những dấu hiệu châm ngòi cơn giận
Rất dễ để gắt lên với con cái, bởi đó là phản xạ tự nhiên sinh ra từ sự cáu kỉnh của chính bạn. Vì vậy, hãy cố gắng nhận biết các dấu hiệu đầu tiên của cơn giận giữ - nó nó thể là tim bạn đập nhanh hơn, lông mày nhíu lại, hoặc cảm thấy trong người nóng nực hơn.
Hãy tự điều chỉnh bản thân, đi ra chỗ khác trước khi bạn không kiềm chế được và bật ra thành những lời to tiếng.
Sự giận dữ từ cha mẹ đôi khi đến từ sự stress không được giải tỏa và vô tình trút lên con trẻ (Ảnh minh họa).
3. Quản lý cảm xúc của bạn
Bạn chính là hình mẫu con cái noi theo, nhóc tì nhà bạn không ngừng học hỏi từ chính cách cư xử của bạn.
Nếu bạn tiếp cận con với sự cảm thông, con sẽ học được điều tương tự. Nhưng nếu bạn quát mắng, con cũng sẽ ghi nhớ và học theo.
4. Học cách trò chuyện với con
Khi bạn quát mắng con, trẻ cũng vô thức học được rằng cách duy nhất để bé chiến thắng 1 cuộc tranh luận là phải hét to hơn. Thay vào đó, hãy thử điều này: Cúi thấp bản thân để nói chuyện với con bạn ở vị trí mắt ngang mắt. Sử dụng giọng nói đều đều và thấp - không phải giọng điệu nheo nhéo như hoạt hình hay giọng cáu kỉnh, và giải thích cho con biết bạn muốn con cư xử như thế nào. Khi đã bình tĩnh, con trẻ cũng sẽ cư xử theo cách tương tự.
Bạn có thể cân nhắc các cách khác nhau để thể xử lý cơn tức giận một cách hiệu quả (Ảnh minh họa).
5. Đừng nhận định những cư xử chưa tốt của con là tính cách của bé
Hãy hiểu rằng con bạn là 1 đứa trẻ, vì vậy con còn chưa trưởng thành và sẽ hay nổi quạu. Con cũng đang dần học cách nắm bắt cảm xúc chính mình như giận dữ hay buồn bã.
Bác sĩ Lim nói rằng trẻ em chưa được học cách để quản lý cảm xúc và trẻ cũng cần được trao cơ hội để thực hành điều đó. Bạn cũng có thể tìm thêm cách giúp con biểu lộ cơn giận ra như đá bóng, hay chạy bộ ngoài trời.
6. Loại bỏ mọi sự căng thẳng thừa thãi
Lịch trình của bạn đã xong chưa? Bạn có quá bận rộn không? Những thứ căng thẳng có thể dẫn tới việc bạn quát mắng con. Thử xem liệu bạn có thể ủy thác một số trách nhiệm của mình cho chồng/vợ và thay vào đó kiếm một hoạt động nào đó giúp bạn giảm stress. Bác sĩ Lim gợi ý: "Cha mẹ đôi lúc quên mất việc chăm sóc bản thân cho tốt và chú ý nghỉ ngơi, điều đó đã dẫn tới sự ức chế và cáu kỉnh".
7. Hành động của bạn ảnh hưởng đến chính bầu không khí trong nhà
Bất cứ khi nào bạn hoặc vợ/chồng của bạn la mắng con cái là bạn đang phá hỏng bầu không khí an tĩnh và êm dịu vốn có của gia đình. Trút giận lên con trẻ sẽ chỉ khiến mọi người cảm thấy căng thẳng và thất vọng hơn. Nó cũng có thể gây ra bất đồng giữa giữa hai vợ chồng, đặc biệt là nếu một người không đồng tình với cách dạy con dùng tới la mắng hay quát nạt.
8. Hãy đón nhận những sai lầm bạn mắc phải với một tâm thế bình tĩnh
Học làm cha mẹ cũng là một hành trình dài, cha mẹ nào cũng có thể mắc lỗi, quan trọng là bạn luôn nỗ lực sửa sai và hãy kiên nhẫn với trẻ (Ảnh minh họa)
Đôi khi, dù cố gắng hết sức, sẽ có những lúc bạn hụt hẫng và vẫn hét lên với con. Bác sĩ Lim nói nếu bạn có lỡ làm vậy, đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Chỉ cần coi nó như một bài học trong quá trình học tập làm cha mẹ của bạn. Đừng cảm thấy tội lỗi - cảm giác tội lỗi sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng và tức giận nhiều hơn, và do đó bạn sẽ phản ứng theo cách la mắng nhiều hơn.
Theo Helino
Mẹ choáng váng khi con gái 13 tuổi giỏi giang, ngoan ngoãn lén xem phim sex và cách hành xử bất ngờ sau đó Người mẹ đã vô cùng kinh ngạc khi bất ngờ trở về nhà và nhìn thấy con gái mình đang xem phim "người lớn". Sau khi suy nghĩ, chị đã quyết định làm điều này với con. Là mẹ của một cô con gái 13 tuổi, chị Zhao cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào khi con gái luôn là một...