Đằng sau một cánh cổng “ảo”, 2.000 hợp đồng bán nông sản đã được ký kết, trị giá 300 tỷ đồng
Lần đầu tiên có một cổng thương mại điện tử ứng dụng công nghệ Blockchain dành cho các hợp tác xã (HTX) giới thiệu, giao dịch các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP.
Đó là OCOP Gate.
Trao đối với phóng viên Dân Việt, ông Lê Đức Thịnh (ảnh) – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ cho biết, sau hơn 1 năm hoạt động, OCOP Gate đã giúp các HTX hiện thực hóa 2.000 hợp đồng.
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
OCOP Gate hướng tới thị trường bán lẻ
Thời gian qua, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã đưa vào vận hành cổng HTX OCOP Việt Nam (OCOP Gate). Xin ông cho biết, vai trò của cổng này trong việc hỗ trợ các HTX?
- OCOP Gate là cổng thương mại điện tử ứng dụng công nghệ Blockchain, là một trong những công nghệ hiện đại nhất trong thương mại điện tử hiện nay.
Mục đích của chúng tôi khi phối hợp với doanh nghiệp lập OCOP Gate là giúp các HTX kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản, OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. OCOP Gate tập trung vào cho các thị trường khó tính như Anh, Nhật Bản, EU, Mỹ…
Được xây dựng từ năm 2019, cuối năm 2020 bắt đầu đi vào hoạt động, hơn 1 năm qua, OCOP Gate đã tập hợp được rất nhiều HTX có những sản phẩm OCOP chất lượng, độc đáo để giới thiệu đến các doanh nghiệp.
Video đang HOT
Hiện, cổng HTX OCOP Việt Nam mới tập trung bán sỉ các sản phẩm, chúng tôi sẽ hướng tới thị trường bán lẻ trong thời gian tới, giúp các HTX ứng dụng công nghệ số, trực tiếp ký hợp đồng với các doanh nghiệp.
Các HTX có thể tham gia OCOP Gate để giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Thành viên HTX Nông nghiệp Nam Yang (Đăk Đoa, Gia Lai) kiểm tra chất lượng tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Ảnh: K.N
Các đơn vị, cá nhân, HTX có sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn có thể đăng ký tham gia cổng HTX OCOP Việt Nam (OCOP Gate) theo sau: https://conghtxocop.vn/cong-htx-ocop. Tại cổng này cũng có sàn OCOP giới thiệu rất nhiều sản phẩm nông sản, OCOP của các địa phương với đầy đủ các thông số.
Có thể coi OCOP Gate là một sân chơi mới cho các HTX không, thưa ông?
- Đây hoàn toàn là một sân chơi mở và rất bổ ích cho các HTX, giúp họ tiếp cận với công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại, từng bước đưa nông sản nói chung, các sản phẩm OCOP nói riêng lên sàn thương mại điện tử.
Chúng ta cũng đã biết, trong số 5.000 sản phẩm thì có 40% là của các HTX. Vì vậy, khi HTX tham gia OCOP Gate sẽ được quảng bá sản phẩm, phát triển câu chuyện sản phẩm, kiểm soát chất lượng, bán hàng với sự hỗ trợ của các đơn vị của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, ngành chức năng các địa phương và doanh nghiệp công nghệ số.
Các HTX cũng được hỗ trợ hoàn thiện các hợp đồng với đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh.
Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cổng HTX OCOP Việt Nam đã có 5,2 triệu lượt tham vấn, 2.000 hợp đồng được thực hiện, doanh số giao dịch đạt 300 tỷ đồng.
Hơn 2.500 tấn sầu riêng, 100 tấn khoai lang, 80 tấn bưởi, và 200 tấn xoài, chôm chôm, vải… được hỗ trợ tiêu thụ.
OCOP Gate tạo hệ sinh thái cho hợp tác xã
Vậy, các HTX muốn tham gia OCOP Gate cần những điều kiện gì, thưa ông?
- Muốn đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên OCOP Gate, điều kiện tiên quyết là HTX, nông dân phải chuẩn hóa lại tiêu chuẩn sản xuất để đảm bảo các yêu cầu trên sàn.
Khi đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn có chứng nhận có thể trực tiếp đến các Chi cục phát triển nông thôn, Phòng NNPTNT đăng ký, sẽ được hướng dẫn cụ thể với cách thức đơn giản. Trước mắt, việc đưa sản phẩm sàn OCOP Gate hoàn toàn miễn phí.
Theo ông, để tạo một hệ sinh thái cho HTX hoạt động, cần có những giải pháp gì?
- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các HTX sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, đòi hỏi các HTX phải áp dụng công nghệ, trong đó có công nghệ số để minh bạch hóa quá trình sản xuất.
Nhà nước cần có chính sách để thu hút lực lượng cán bộ đã qua đào tạo về làm cán bộ HTX. Các chương trình đào tạo tập trung cho HTX với 2 nội dung cần đào tạo là năng lực quản trị nông nghiệp chất lượng cao, hỗ trợ công nghệ trong đó có chuyển đổi số.
Các HTX cũng cần thay đổi tư duy trong liên kết với các doanh nghiệp đầu ra, cần phải tăng tính cam kết, chia sẻ giữa HTX và các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra. Đặc biệt, rất cần những hợp tác cụ thể, không chỉ là câu chuyện bán hàng mà còn là sự hỗ trợ, tương tác của hai bên trong việc xử lý vốn, xử lý công nghệ…
Xin cảm ơn ông!
Kết nối, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP
Ngày 18/9, tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và VinCom Sơn La đã phối hợp tổ chức Chương trình kết nối, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La và các tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đóng gói xoài tại HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Nguyễn Cường/TTXVN
Chương trình có 6 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản như: Bưởi Phúc trạch của tỉnh Hà Tĩnh; bưởi hoàng, thanh long, cam thái của huyện Mai Sơn (Sơn La), các sản phẩm rau củ quả của Hợp tác xã 26/3. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La gồm: Tỏi đen Yên Châu, chè, đông trùng hạ thảo, cà phê Bích Thao, các sản phẩm từ quả sơn tra (táo mèo), các sản phẩm cá sông Đà. Các sản phẩm này đều được công nhận VietGAP, sản phẩm an toàn, mã vùng trồng, bao bì, nhãn mác theo quy định.
Cùng với việc bán hàng theo hình thức truyền thống tại các gian hàng, Chương trình còn giới thiệu, bán hàng Livestream (phát sóng trực tiếp) trên các phương tiện thông tin đại chúng và sàn giao dịch thương mại điện tử qua ứng dụng Vỏ sò của Viettel.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La Bạc Cầm Khuyên cho biết: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên cả nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, sản phẩm nông nghiệp làm ra của bà con khó khăn trong việc tiêu thụ, do đó, với chủ trương chung của toàn quốc cũng như của tỉnh, chúng tôi cũng đã kết nối giữa các Hội Nông dân các tỉnh, thành phố với nhau, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm hoa quả các loại. Đây là đợt đầu tiên Hội nông dân tỉnh Sơn La hỗ trợ tiêu thụ bưởi Phúc Trạch của tỉnh Hà Tĩnh khoảng 5-6 tấn. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La cũng được các tỉnh, thành phố trong cả nước hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều như bưởi, mận, xoài. Việc kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân rất cần thiết và thiết thực. Bên cạnh đó, Hội nông dân tỉnh Sơn La cũng có kế hoạch kết nối với các tỉnh, thành phố để quảng bá, xúc tiến tiêu thụ cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành sẽ đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm cho nông dân, với quyết tâm không để xảy ra tình trạng phải "giải cứu nông sản".
Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Đoàn viên thanh niên tỉnh Sơn La và Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản giảm thiểu khó khăn do dịch COVID-19. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh Sơn La sử dụng sản phẩm hàng hóa của tỉnh gắn với các hoạt động triển khai thực hiện hưởng ứng "Cuộc Vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; "Nâng niu giá trị nông sản Việt, san sẻ, kết nối, vượt qua đại dịch COVID-19"; "Người Sơn La kết nối, tiêu thụ nông sản Sơn La"; góp phần từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa nông sản Sơn La không chỉ tại thị trường trong tỉnh mà còn từng bước vươn ra thị trường cả nước, khu vực và thế giới.
Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La Cầm Thị Huyền Trang thông tin: Tỉnh Đoàn Sơn La đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn, tổ chức các chương trình để kết nối, giới thiệu nông sản cho bà con nhân dân, tổ chức giới thiệu quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử, tổ chức các gian hàng để giới thiệu sản phẩm nông sản của Sơn La; đặc biệt, các sản phẩm như Sơn tra (táo mèo), thanh long, bưởi và cam của Sơn La là những sản phẩm mà người nông dân sẽ thu hoạch trong thời gian tới. Ngoài ra, Tỉnh đoàn Sơn La cùng với Hội nông dân tỉnh phối hợp với các tỉnh để giới thiệu những sản phẩm nông sản của các tỉnh đến với bà con nông dân, qua đó tạo ra sự giao thương hàng hóa giữa các tỉnh, tạo thị trường rộng mở hơn cho bà con.
Trong ngày mở bán đầu tiên, các sản phẩm nông sản của Chương trình thu hút đông đảo người dân Sơn La đến xem, mua hàng về sử dụng hoặc để làm quà.
Anh Lù Văn Khánh, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho hay: Mặt hàng ở đây rất phong phú, hoa quả tươi, ngon, đảm bảo an toàn, mẫu mã đẹp, vừa nhìn đã muốn mua. Thời gian tới, anh Khánh sẽ tiếp tục ủng hộ chương trình này.
Chương trình dự kiến diễn ra trong 4 ngày, từ 18-21/9.
Khi "chim sẻ" chuyển đổi số, nông sản truy xuất tận ruộng, bán đi muôn nơi thu trăm tỷ Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhiều lần ví von, hợp tác xã như những con chim sẻ, nếu biết tập hợp lại sẽ có sức mạnh của đại bàng. Có một nét mới đáng ghi nhận trong thời gian qua là, nhiều hợp tác xã đã liên kết, ứng dụng công nghệ, tích cực chuyển đổi số và gặt hái được...