Đằng sau công việc giáo viên online: Thu nhập khủng 50-60 triệu/tháng nhưng dạy học cứ như “làm dâu trăm họ”
Giáo viên online cũng gặp không ít tình huống éo le khi đi dạy.
Ngày nay internet ngày càng phát triển và giáo viên cũng mong muốn có thêm nơi tương tác với các bạn học sinh. Trào lưu học trực tuyến với các khoá học online, cung cấp kiến thức cho cả năm học đã được ra đời.
Nhưng nếu ngày xưa chỉ có thầy cô (những người trực tiếp giảng dạy ở trường lớp) chuyển qua dạy trực tuyến thì ngày nay, ai cũng có thể trở thành “giáo viên online”. Điều này cũng từng gây ra tình trạng bát nháo trong thị trường dạy online khi nhiều người lấy mác “giáo viên” rồi có những phát ngôn không hay, ảnh hưởng đến hình ảnh của nghề giáo.
Nhân ngày 20/11, hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về nghề dạy online đang cực hot cũng như mặt trái của công việc này nhé!
Ảnh minh hoạ
Dạy online như làm dâu trăm họ, cũng vất vả và éo le lắm…
Nhiều thầy cô cho rằng dạy online cũng giống như việc làm dâu trăm họ, chín người mười ý: Có bạn thấy hợp nhưng có người lại không tiếp thu nổi.
Cơ hội của việc giảng dạy online chính là tiếp cận được nền tảng đông người dùng và là giải pháp hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh dịch bệnh. Nhưng lại có không ít thách thức và những khó khăn nhất định. Bởi dạy trực tuyến, thầy cô không trực tiếp tiếp xúc với học trò nên không thể quan tâm theo cách dạy truyền thống. Và một điểm bất lợi lớn nhất của học online là từng câu chữ bài giảng nếu không được truyền đạt kỹ càng, tối ưu có thể sẽ bị ghi lại và đem ra đánh giá trên mạng xã hội.
Theo cô Thùy Dương (chủ group ôn thi Văn cho học sinh có khoảng 90k follower) chia sẻ những nhược điểm của công việc dạy học online này:
“- Thứ nhất, mất đi tính kết nối. Dạy online giáo viên không được tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên phải xác định tâm lý và vượt qua mặc cảm độc thoại. Đây là bất lợi lớn và phải mất một thời gian dài mới khắc phục được. Nhiều khi sợ các em không hiểu nên hỏi đi hỏi lại: “Cô giảng dễ hiểu không? Các em nghe rõ không?” mà không ai trả lời, thực sự bất lực!
- Thứ hai, việc kiểm tra bài tập của các em cũng rất khó. Bởi lẽ nhiều em học sinh có thể chép bài, hoặc thậm chí lấy luôn bài tập của bạn trên mạng xã hội như một cách chống đối giáo viên.
- Thứ ba, học online không thể có cơ hội quan tâm nhiều đến mong muốn, hoàn cảnh để giúp đỡ học trò – những điều vốn rất cần trong dạy học truyền thống”.
Video đang HOT
Cô Thùy Dương – chủ group ôn thi Văn cho học sinh có khoảng 90k follower
Thu nhập khủng lên đến hàng 50-60 triệu/ tháng?
Các giáo viên online có thể có nguồn thu nhập khủng lên đến ít nhất 50 – 60 triệu/tháng. Song đây cũng chỉ chiếm số ít trên thị trường. Nếu không gây dựng được thương hiệu tốt, có được nhiều lớp học học thêm, mở thành trung tâm thì các giáo viên online cũng khó lòng đạt được mức thu nhập tốt như vậy.
Cô giáo Đường Mai có hơn 4 năm kinh nghiệm dạy online tại Hà Nội cho biết mức lương hiện tại chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống chứ chưa thể gọi là giàu như lời đồn.
Cô Thùy Dương với 6 năm gắn bó với công việc dạy học cũng chia sẻ: “Nếu nói giáo viên dạy online lương khủng thì có đúng và có phần chưa đúng. Suốt hành trình dạy online, mình thấy lương mình không hề thấp so với mặt bằng chung. Nguồn thu nhập 100% đến từ dạy online, nhưng để có được mức lương khủng thì cũng phải lao động hết sức”.
Cô Đường Mai có 4 năm kinh nghiệm trong việc dạy online cho học sinh Hà Nội
Thu nhập chính của việc dạy học online từ nhiều nguồn như bán khóa học, tài liệu, đề cương online,… với mức lương hot có thể lên đến hàng chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có bề dày kinh nghiệm và làm truyền thông giỏi để thu hút lượng lớn học trò.
Hiện nay xuất hiện nhiều group câu kéo, PR khóa học online ảo hét giá trên trời khiến nhiều học sinh chủ quan nên “tiền mất tật mang”. Điều này vô tình cũng tạo ra cái nhìn e ngại, khiến cho học sinh mất niềm tin vào các khoá học trực tuyến.
Với các giáo viên, điều khiến họ trăn trở nhất là phải làm sao thu hút được người học giữa hàng ngàn lớp học online tràn lan trên MXH. “Phải làm nghề tâm huyết chứ không phải vì quá đặt nặng vào đồng tiền. Vậy mới có thể gắn bó với công việc này hơn 8 tiếng/ngày và làm một cách say mê” - nữ giáo viên tâm sự.
Ảnh minh hoạ
Các giáo viên online nói về hiện tượng bát nháo danh xưng “giáo viên” trong làng dạy học
Chỉ qua 1 đêm livestream, chia sẻ vài kiến thức thông qua những chiêu trò thu hút hàng nghìn thậm chí hàng triệu lượt xem là dễ dàng trở thành giáo viên. Có những người gắn mác giáo viên sau đó bị chính học trò lên mạng đăng đàn bóc phốt.
Không ít những giáo viên “tự xưng” là thầy cô nhưng khiến người ta ngỡ ngàng vì thiếu kinh nghiệm trường lớp, chưa có bằng Đại học, thậm chí là chuyện nợ môn, nợ tín chỉ bị bóc mẽ. Cũng có những người sau đó đã có những hành động cấm kị trong nghề giáo như chửi bậy, dụ học sinh chơi game…
Tuy vậy, không thể đánh đồng giữa hàng trăm giáo viên lựa chọn hình thức dạy trực tuyến, bởi vẫn có người thật tâm với nghề bằng kinh nghiệm dạy học và nền tảng kiến thức vững vàng.
Chia sẻ về cách để học sinh tránh được chiêu trò của những giáo viên ôn thi “rởm” này, cô Đường Mai cho hay: “Mình tin bằng sự thông minh và tỉnh táo của các bạn học sinh bây giờ thì sau một thời gian sẽ nhận ra đâu là giá trị đích thực để chọn được lớp học và giáo viên phù hợp chứ không phải chạy theo số đông”.
Ảnh minh hoạ
Ngày 20/11 của giáo viên online khác biệt thế nào?
Việc dạy học trực tuyến khiến giáo viên không cảm nhận được tình cảm trực tiếp từ học trò, nhất là trong dịp 20/11. Đối với các thầy cô online ngày này cũng như những ngày bình thường khác: không hoa, không quà, chỉ có lời chúc là giá trị nhất.
Theo nhiều chia sẻ của giáo viên online, năm nay dịch bệnh phức tạp cũng không khiến dạy có quá nhiều khác biệt so với mọi năm. Tuy nhiên dạy online cũng có những cảm xúc khó quên mà các giáo viên truyền thống không có được. Đó là những món quà tinh thần lưu lại cho đến những năm sau này.
“20/11 này cũng thế thôi, tôi có chạnh lòng một chút vì dạy online nên không có được những cảm xúc hồi hộp như các đồng nghiệp trên trường. Nhưng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì món quà tinh thần là các cuộc gọi, video hình ảnh ca hát, nhảy múa và tấm thiệp ghi lời chúc của học trò. Đó là thứ tình cảm còn quý giá hơn vật chất” - Cô Đường Mai tâm sự.
Cô Đường Mai cho hay 20/11 của mình cũng giống như ngày bình thường
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn đặc biệt, khó quên đối với mỗi thầy cô khi nhận những món quà và tình cảm từ học sinh. Với giáo viên dạy học gián tiếp thì có những cảm xúc đặc biệt hơn từ các học trò ở xa. Với công việc ổn định trong thời dịch bệnh nhưng lại không nhận được trực tiếp tình cảm của học trò, món quà tinh thần và kết quả học tốt là điều mà giáo viên online mong muốn nhận được.
Bộ GD&ĐT: Hạn chế việc dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1
Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương hạn chế việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, nếu bắt buộc phải dạy online, giáo viên cần có hình thức phù hợp.
Theo khung thời gian kế hoạch năm học 2021 - 2022 do Bộ GD&ĐT ban hành, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8. Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến mục tiêu học sinh đến trường học trực tiếp ở một số địa phương khó khả thi. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng về khả năng tiếp thu, chất lượng học của con nếu phải học online trong thời gian dài.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, khi ban hành khung thời gian kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ cho phép các địa phương linh động tự quyết định lịch tựu trường phù hợp với tình hình thực tế.
Các tỉnh có thể điều chỉnh sớm hơn hoặc muộn hơn 15 ngày. Khi đó, các mốc thời gian trong năm học cũng tịnh tiến và thời điểm kết thúc năm học cũng lùi 15 ngày. Trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, các tỉnh, thành sử dụng hết thời gian 15 ngày thì cần căn cứ tình hình cụ thể từng địa bàn để quyết định lịch học.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.
Ông Tài nhấn mạnh, việc tựu trường không nhất thiết phải thực hiện cùng lúc trên toàn tỉnh mà chia theo từng huyện, từng trường. Bởi trong một tỉnh, nơi có dịch, nơi không, nơi nào điều kiện đảm bảo có thể cho học sinh đến trường.
Riêng với lớp 1, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, Bộ quyết định cho tựu trường sớm từ 23/8 nhằm giúp các em làm quen, tạo tâm thế cho năm học mới, khi môi trường thay đổi từ mầm non lên tiểu học. Việc cho lớp 1 đi học sớm hơn một tuần so với các khối lớp khác cũng giúp những em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học bán trú, đến trường, làm quen với sinh hoạt và các nội dung liên quan.
"Khi tiếp cận với đối tượng đặc biệt, Bộ GD&ĐT lấy quyền lợi học sinh và chất lượng giáo dục đầu tiên. Vì vậy, các địa phương cần tính toán, dựa vào tình hình dịch bệnh mà phân khu, phân luồng ra để đưa ngày tựu trường làm sao cho lớp 1 được tận dụng thời gian vàng, giờ vàng của giáo dục nhất, đó chính là học trực tiếp", ông Tài nói.
Các địa phương cần hạn chế việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1. Nếu phải tổ chức dạy học online, các trường, giáo viên cần chọn hình thức phù hợp tâm lý lứa tuổi các em, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, khả năng cung ứng cũng như khả năng dạy. Điều này nhằm giúp các em bước đầu làm quen quá trình học tập, hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng một cách máy móc.
Trong trường hợp phải học trực tuyến, Bộ đã thiết kế sẵn các video dạy môn Tiếng Việt phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dành học âm học vần. "Với lớp 1, các địa phương, các trường cần tận dụng tối đa, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn của bộ để triển khai phù hợp từng đối tượng, từng địa bàn", ông Tài nói.
Đến nay, Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Bình Dương là những địa phương đầu tiên trong cả nước thông báo về thời gian cho học sinh tựu trường năm học 2021 - 2022. Hầu hết các địa phương quyết định cho học sinh các khối tựu trường vào ngày 1/9, riêng học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8, sớm hơn một tuần để làm quen với môi trường mới. Ngày khai giảng năm học sẽ thực hiện đồng loạt vào ngày 5/9.
Học kỳ I sẽ kết thúc trước ngày 16/1/2022 và hoàn thành học kỳ II trước ngày 25/5/2022; thời gian kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022. Các trường học xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2022.
Riêng với Bình Dương, Sở GD&ĐT sẽ căn cứ vào diễn biến dịch COVID-19, sớm quyết định tổ chức khai giảng theo thông lệ hoặc khai giảng trực tuyến. Sở cũng dự kiến cho học sinh học trực tuyến trong 2 tháng (tháng 9, 10) vì nhiều trường học trên địa bàn đang được sử dụng làm khu cách ly.
Cần rạch ròi giữa livestream dạy học và tán gẫu Đa số người xem bình luận thể hiện việc không có nhu cầu học môn Vật lý, mà chỉ quan tâm đến các vấn đề về đời sống cá nhân của giáo viên. "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" Cộng đồng mạng gần đây đang xôn xao về nữ sinh viên một trường đại học sư phạm ở Hà...