Đảng cầm quyền Syria nhóm họp vì lo ngại tấn công
Từ ngày 7/9, ban lãnh đạo đảng Baath cầm quyền ở Syria đã bắt đầu các phiên họp thường kỳ để thảo luận về nguy cơ nước Mỹ sẽ phát động tấn công một khi được Quốc hội cho phép trong cuộc bỏ phiếu vào ngày mai.
Tổng thống Assad điều hành phiên họp của ủy ban trung ương đảng Baath.
Hãng thông tấn quốc gia SANA của Syria cho biết, do tính nhạy cảm của vấn đề nên cuộc họp thường kỳ sẽ kéo dài vô thời hạn.
Video đang HOT
“Ban lãnh đạo quốc gia của Đảng Arập Xã hội Chủ nghĩa Baath đã thảo luận với các đảng khác về những diễn biến mới nhất trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối đe dọa tấn công chống lại Syria”, SANA bình luận.
Dự kiến, trong phiên họp đầu tiên được nối lại sau kỳ nghỉ hè vào ngày mai, Quốc hội Mỹ sẽ thảo luận và bỏ phiếu về kế hoạch tấn công Syria theo đề nghị của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, hiện rất khó đoán định về kết quả cuối cùng của cuộc bỏ phiếu vì kế hoạch tấn công quân sự Syria đang nhận được những phản ứng rất trái chiều trong cả dân chúng lẫn giới nghị sĩ Mỹ.
Để lôi kéo sự ủng hộ ở trong nước trước thềm cuộc bỏ phiếu quan trọng này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry loan báo đã có ít nhất 10 nước ủng hộ quyết định tấn công. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng xác nhận có 7 trên 8 nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G-8) và 12 trên 20 nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đồng ý đáp trả mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) cũng xác nhận có bằng chứng về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học và kêu gọi một sự “phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ” đối với hành động này của Damascus.
“Chúng tôi muốn chứng kiến một sự phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ”, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton nói trong bài phát biểu kết thúc hội nghị ngoại trưởng EU ở thủ đô Vilnius của Lítva.
Mặc dù tuyên bố của các ngoại trưởng EU không đề cập trực tiếp tới một cuộc tấn công quân sự Syria, song vẫn được coi là cú hích quan trọng cho chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Trong tuyên bố ngay sau đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng đây là một tuyên bố “rõ ràng về trách nhiệm cần giải trình”.
Vũ Anh
Theo AFP
Phe nổi dậy chặt đứt đường tháo chạy của Tổng thống Syria
Tỉnh miền núi Latakia nằm gần bờ biển Địa Trung Hải là nơi Tổng thống Syria có thể hy vọng sử dụng làm chiến địa cuối cùng; song quân nổi dậy đã kiểm soát nhiều mặt trận ở đây, khiến cho "thiên đường an toàn" của ông Assad chỉ còn là giấc mơ.
Tổng thống Syria sẽ không còn đường thoát?
Suốt dọc biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, quân nổi dậy đã tiến hành một cuộc chiến tranh lớn. Chiếm giữ từng làng mạc, từng thị trấn, giờ đây quân nổi dậy nắm quyền kiểm soát 2 dãy núi lớn Jebel Akrad và Jebel Turkman - gần như toàn bộ khu phía bắc tỉnh Latakia này.
Các hộ gia đình người Alawite nhanh chóng thu dọn đồ đạc và sơ tán. "Chúng tôi đang kiểm soát 6 làng Alawite, nhưng không còn ai ở lại cả. Họ tin rằng nếu ông Assad ra đi, họ sẽ bị giết nên đã sơ tán tới những vùng do chính phủ kiểm soát" - Abu Yassin nói.
Hầu hết các gia đình Alawite đã đến Latakia, Tartous hoặc "vùng núi Alawite" gần đó. Khắp Syria, các gia đình Alawite này bắt đầu dựng nhà cửa sinh sống, song vẫn lo ngại có thể là nạn nhân của các cuộc tấn công giáo phái, cho dù họ ủng hộ hay không ủng hộ chính phủ.
Tuy nhiên, tất cả những hoạt động này đều nằm trong tầm kiểm soát của phe nổi dậy. Cách không xa núi Alawite là mặt trận tiền tuyến ở thị trấn Salma. Dù máy bay chính phủ giội bom ngày đêm xuống thị trấn, phá hủy ra tro tàn nhiều nhà cửa, làng mạc, đường sá, song không thể ngăn được chiến thắng của phe nổi dậy. Chẳng bao lâu nữa, có vẻ như không có lối thoát cho Tổng thống Assad.
Trong một diễn biến khác, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Al Akhbar của Lebanon thân Assad, Phó Tổng thống Syria Farouk al-Sharaa kêu gọi một giải pháp chính trị hòa bình và cho rằng Tổng thống Assad có thể không còn vai trò trong tương lai của Syria. Như vậy, đây là thừa nhận của lãnh đạo cấp cao nhất Syria rằng chính phủ nước này khó có thể chiến thắng trước quân nổi dậy.
Ông Sharaa cho hay, nếu bất cứ ai có cơ hội gặp Tổng thống Assad, ông ta sẽ nói với họ rằng đây là một cuộc chiến lâu dài, một màn kịch lớn với nhiều diễn viên (bao gồm những kẻ khủng bố, kẻ buôn lậu và những người dân đen). "Ông ta sẽ không che giấu mong muốn sử dụng giải pháp quân sự để đạt được chiến thắng quyết định, sau đó mới có thể nghĩ đến đối thoại chính trị" - Phó Tổng thống nói và bổ sung rằng, cả chính quyền của ông Assad lẫn phe nổi dậy đều không có độc quyền quyết định tương lai của Syria.
Theo laodong
"Tổng thống Assad sẽ dùng vũ khí hóa học" Cựu đại sứ Syria tại Iraq, vị quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên đào tẩu, cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad sẽ dùng vũ khí hóa học để chống lại lực lượng đối lập và có thể đã triển khai các loại vũ khí này rồi. Nawaf Fares, cựu đại sứ Syria tại Iraq vừa đào tẩu, cho rằng Tổng thống...