Đáng buồn: Chính sách cơ giới hóa chật hẹp, đến máy móc cũng không… thở được
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam lưu ý, chính sách để cơ giới hóa phát triển mới khó, chứ trói buộc lại thì dễ lắm. Khung chính sách mà hạn hẹp thì đến máy móc cũng không thở được, cơ giới hóa không lớn mạnh được.
Đây là chỉ đạo Thứ trưởng Trần Thành Nam nêu ra tại hội thảo góp ý cho dự thảo Nghị định đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030, tổ chức tại TP.HCM ngày 23/6.
Nông dân cấy mạ ở huyện Bình Chánh (TP.HCM)
Theo kỹ sư Nguyễn Thể Hà, Công ty TNHH Cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp trên ĐBSCL cần hàng chục ngàn thiết bị phục vụ cơ giới hóa, hàng ngàn dây chuyền chế biến nông sản. Nhu cầu này dự kiến lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Ông Hà tính toán sơ bộ, khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa sẽ giúp giảm công lao động, vật tư. Từ đó làm giảm giá thành sản xuất xuống 1.500 đồng/kg lúa; giảm tổn thất sau thu hoạch từ 12% xuống 60%, tạo ra giá trị tăng thêm cho ĐBSCL hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc đầu tư vào ĐBSCL cũng như cả nước trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản chưa tương xứng tiềm năng. Đáng buồn là cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu nghiên cứu sử dụng từ những máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
“Việc sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về phát triển cơ khí là cần thiết để kích thích việc đầu tư vào lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp”, ông Hà nói.
Cấy mạ khay bằng xe cơ giới ở huyện Củ Chi (TP.HCM)
Dẫn lại nghiên cứu của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), PGS. TS. Nguyễn Huy Bích – Trưởng khoa Cơ khí công nghệ Trường đại học Nông lâm (TP.HCM) cho rằng cái gốc để chính sách phát huy hiệu quả là phải tác động trực tiếp vào thu nhập của nông dân.
Nếu thu nhập của nông dân thấp thì tích lũy thấp, nhu cầu cơ giới hóa (CGH) thấp. Từ đó năng suất thấp và thu nhập lại thấp. Khi nhu cầu CGH thấp thì mức độ cung ứng CGH thấp, chi phí đầu tư và hoạt động CGH sẽ cao, lại khiến nhu cầu CGH thấp.
Video đang HOT
Đó là cái vòng lẩn quẩn cần phải tránh. Nhưng khi nông dân có thu nhập cao thì vòng quay trong chuỗi đầu tư đem lại các giá trị ngược lại. Ở trong nước, cơ giới hóa muốn phát triển thì trước hết phải có một chính sách đúng và tác động được vào thu nhập của người dân”, TS. Bích nhấn mạnh.
Nông dân thu hoạch khoai lang bằng biện pháp thủ công ở Vĩnh Long.
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến góp ý từ chính các doanh nghiệp, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện Nghị định.
Dự thảo Nghị định lần này sẽ tập trung vào định hướng cơ giới hóa đồng bộ với 5 nội dung chính: Trang bị máy móc, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; quy hoạch hạ tầng phục vụ cơ giới hóa đồng bộ; tổ chức lại sản xuất thông qua các HTX, doanh nghiệp và xây dựng các tổ chức cung cáp dịch vụ CGH. Đồng thời bổ sung việc ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, việc xây dựng Nghị định lần này phải khác các chính sách đã có, như Quyết định 68 năm 2013 về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thực tế là Quyết định 68 đã không giúp được nhiều cho việc thúc đẩy cơ giới hóa CGH nông nghiệp. Nhiều nông dân cũng khó tiếp cận để mua, thay đổi máy cơ khí.
Thu hoạch lúa ở Tây Ninh
Trước hết là đối tượng, phạm vi áp dụng của Nghị định cần phải mở rộng ra nhiều chủ thể, cho nhiều thành phần tham gia như người sản xuất, người cung cấp dịch vụ và người sản xuất thiết bị CGH. Tinh thần của Nghị định là tổ chức lại sản xuất theo hướng CGH đồng bộ, theo chuỗi chứ không nên gây hiểu nhầm chỉ là hỗ trợ mua máy móc cơ giới.
Đặc biệt, Thứ trưởng lưu ý đến chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hóa hóa đủ tìm lực làm trung tâm cơ giới và chuyển giao ở các vùng trọng điểm.
Cả nước có 16.000 HTX nhưng không phải HTX nào cũng có năng lực đủ mạnh để làm cơ giới hóa đồng bộ. Dự thảo Nghị định cần xác định lại phạm vi, đối tượng, tiêu chí để tạo đà cơ giới hóa phát triển, lồng ghép các nội dung liên qua đến chế biến, bảo quản và công nghệ 4.0 trong nông nghiệp.
“Phải tạo sự chuyển biến tư duy mới có Nghị định tốt. Các chính sách để cơ giới hóa phát triển mới khó chứ trói buộc lại thì dễ lắm. Khung chính sách mà hạn hẹp thì đến máy móc cũng không thở được, cơ giới hóa không lớn mạnh được”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam lưu ý.
Trước sạ vung vãi 2-3 tạ lúa giống/ha, nay có cơ giới hoá, dân miền Tây sạ ít mà vẫn lãi cao
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, giúp nông dân giảm giá thành và tăng lợi nhuận, mới đây Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) đã tổ chức tọa đàm "Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa".
Tọa đàm tổ chức tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, thu hút gần 40 nông dân huyện Tháp Mười tham dự.
Giảm lượng giống gieo sạ, nhiều cái lợi
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Đoan - Phó Trưởng Văn phòng phía Nam (Cục Trồng trọt) cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn của cả nước. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, hoặc là phải nâng cao năng suất lúa, hoặc là phải hạ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên hiện nay, năng suất lúa vùng ĐBSCL đã đạt bình quân rất cao, có thể coi như đã "kịch trần". Vì vậy giải pháp áp dụng cơ giới hóa để giảm giá thành sản xuất là vô cùng quan trọng, nhất là trong công đoạn gieo cấy.
Khách mời tham gia tọa đàm tổ chức tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Ảnh: H.T
Ông Nguyễn Văn Đoan cho biết, mặc dù những lợi ích của việc gieo cấy bằng máy là rất rõ ràng, song tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong khâu này ở các tỉnh ĐBSCL cũng như nhiều địa phương còn rất thấp, nhất là việc sử dụng máy cấy trong canh tác lúa.
Qua khảo sát thực tế, lượng lúa giống gieo bình quân của nông dân ĐBSCL vào khoảng 150kg/ha, nhu cầu lượng giống hàng năm gần 600.000 tấn/vụ cho diện tích gieo cấy khoảng 4 - 4,2 triệu ha.
Điều ghi nhận là hiện nay, bà con nông dân trong vùng đã nhận thức được lợi ích của việc tiết kiệm giống lúa trong khâu gieo sạ.
Ông Nguyễn Văn Đoan so sánh, khoảng 5 năm trước, nông dân gieo sạ rất tốn lúa giống. Diện tích sử dụng từ 100-150kg lúa giống/ha chiếm khoảng 35-40%, còn lại lượng lúa giống gieo sạ bình quân trên 150kg/ha. Thậm chí có những nơi "ngốn" tới 2-3 tạ lúa giống/ha, rất tốn kém. Trong khi thực tế cho thấy, nếu gieo cấy bằng máy, nông dân chỉ tốn 40-50kg lúa giống/ha.
Việc giảm lượng hạt giống gieo sạ đem lại nhiều cái lợi. Đầu tiên là lúa được gieo mật độ phù hợp sẽ giúp ruộng thông thoáng, cây lúa có môi trường phát triển thuận lợi, qua đó giảm sâu bệnh, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, lượng nước tiêu tốn cho sản xuất cũng ít hơn.
Do sử dụng lượng hạt giống ít hơn nên bà con sẽ có điều kiện mua hạt giống tốt nhất cho sản xuất. Quan trọng nhất là chất lượng hạt gạo được nâng lên và giá bán tốt hơn.
Lợi nhuận tăng 5-6 triệu đồng/ha
Gieo cấy bằng máy, nông dân chỉ tốn 40-50kg lúa giống/ha. Ảnh: H.T
Thực tế cho thấy, sau 4 năm ngành khuyến nông thực hiện chương trình giảm lượng giống gieo sạ, đến năm 2019, lượng giống gieo sạ từ 80 - 100kg/ha chiếm khoảng 10 - 15% diện tích; lượng giống gieo sạ 100 - 150kg/ha đạt tỷ lệ 50 - 70%; gieo sạ trên 150kg/ha đã giảm đáng kể.
Theo ông Nguyễn Văn Đoan, nếu chỉ sử dụng khoảng 80kg lúa giống cho 1ha, bà con nông dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền mua lúa giống so với trước đây, qua đó có điều kiện sử dụng giống lúa có chất lượng cao ở cấp xác nhận từ 70% trở lên; chi phí đầu tư giảm từ 3 - 4 triệu đồng, lợi nhuận tăng thêm 5 - 6 triệu đồng/ha.
Tham gia tọa đàm, thạc sĩ Ngô Văn Đây - Phó Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa hiện nay ở ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả lớn, tuy nhiên việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu xuống giống hiện mới chỉ đạt 5%.
Trong thời gian gần đây, có nhiều sản phẩm cơ giới có thể hỗ trợ trong việc gieo sạ lúa như máy cấy, thiết bị bay không người lái, bình phun xịt tự động, máy sạ hàng, máy sạ theo khóm... Trong đó máy cấy, máy sạ theo khóm có thể giảm được từ 60 - 70% khối lượng lúa giống, giảm 15 - 20% phân bón, giảm từ 30 - 40% thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất từ 10 - 12% (tương đương từ 5 - 7 tạ/ha). Đặc biệt, việc cấy lúa bằng máy sẽ góp phần tăng khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu cực đoan như hiện nay.
Ông Đây cũng lưu ý rằng, hiện nay, nông dân ưu tiên lựa chọn các giống lúa ngắn ngày, nhưng khi sử dụng máy cấy cần chọn giống lúa sinh trưởng trên 95 ngày. Tuổi mạ cấy lý tưởng là 10 - 13 ngày tuổi; bình quân khay mạ sử dụng từ 180 - 200gram lúa. Mật độ cấy từ theo giống lúa và điều kiện thâm canh nhưng cần đảm bảo bụi cách bụi trên hàng từ 16 - 18cm trở lên, 18 - 25 khóm/m2.
Về mặt phân bón, cần tuân thủ "nặng đầu, nhẹ cuối", theo đó 70% lượng đạm tập trung vào ngày 12 - 20 ngày sau cấy.
Nuôi cá chạch lạ, ăn no nằm phơi trên mặt nước, cứ 1ha bắt 40-60 tấn Sau nhiều năm gắn bó với con tôm nhưng hiệu quả không bền vững, hiện nhiều nông dân xã Viên Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã chuyển hướng sang nuôi cá chạch quế. Bởi cá chạch quế là loài dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp điều kiện tự nhiên tại địa phương. Theo...