Dàn trai xinh gái đẹp trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, ai ai cũng rạng ngời toả nắng trong ngày hội “Khi tôi 18″
Đánh dấu cột mốc tuổi 18, các bạn học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đã nói lời tạm biệt tuổi 17 với nghi thức trưởng thành đáng nhớ nhất trên đời.
Không phải lần đầu tiên, các bạn trẻ tổ chức ăn chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng để chào đón tuổi 18 đầy đáng nhớ của mình. Nhưng riêng với các bạn học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thì lại đánh dấu kỷ niệm bằng một sự kiện không thể nào quên được, ngày hội Khi tôi 18.
Trước thềm diễn ra sự kiện, quy tụ hàng trăm bạn trai xinh gái đẹp không những giỏi giang với những thành tích đáng nể đem về cho ngôi trường Phong Lê hàng trăm năm tuổi mà về phần chịu ăn chịu chơi thì cũng khiến cho nhiều bạn trẻ trường khác phải trầm trồ ghen tị.
Nụ cười toả nắng, hành động nhỏ nhẹ của các cô gái khiến các chàng trai trường bạn đều phải khóc thét. Trời ơi, xinh đẹp và giỏi giang thế này nhất định là học sinh Phong Lê rồi!
Cùng hội cạ cứng ăn chơi thế này suốt đời hoài thì sướng nhất rồi!
Đẹp trai mà còn học giỏi thế này thì biết bao nhiêu cô nàng phải đổ nhỉ?
Sự kiện được chuẩn bị trong hơn hai tháng với dàn thành viên, cộng tác viên hùng hậu để có thể cho các bạn học hết mình chơi hết sức.
Đây hẳn là cơn mưa không bao giờ quên được trong lòng những bạn trẻ đã gắn bó dưới mái trường suốt ba năm. Cơn mưa Phong Lê! Tắm không phải để mát hơn, mà là trưởng thành hơn sau khi bước ra đời.
Video đang HOT
Dù thân hay lạ, dù quen không quen. Một lần là học sinh Phong Lê thì mãi mãi coi nhau như một gia đình rồi!
Quốc Lượng chia sẻ: “Với mình, ngoài việc được vui chơi và tạo kỷ niệm với lớp mình, ngày trại “Khi Tôi 18″ còn mang ý nghĩa là ngày trại cuối cùng mình được vui đùa thoải mái của tuổi trẻ. Khi mình đã lớn rồi, thì mình sẽ chẳng còn dịp để có thể tham gia những ngày trại như thế nữa.”
Đối với Bảo Trân ” Buổi hội trại ngày hôm nay mang một ý nghĩa rất lớn với bản thân mình, và mình tin rằng với tất cả các bạn học sinh lớp 12 khác cũng thế. Nếu Vươn Lên là hội trại chào đón tụi mình đến Lê Hồng Phong thì Khi tôi 18 là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của tụi mình khi đã cùng nhau đi qua một nghìn ngày tuyệt vời nhất trong đời.”
Các bạn học sinh tiếp tục tham gia các trò chơi của phần buổi chiều sau hoạt động “warm-up” lấy không khí.
Hội trại không những là những giây phút trưởng thành cuối cùng mà còn là dịp quan trọng để bên hội bạn thân những giây phút đếm ngược trước khi kỳ thi THPT Quốc gia tới.
Là một hoạt động có 1-0-2 của thần dân Phong Lê, Khi tôi 18 không năm nào là không làm các bạn khối 12 trường khác phải há hốc mồm vì độ chịu chơi tới bến của nhà trường mà còn lẫn sự đầu tư vô cùng tỉ mỉ của các thành viên ban tổ chức hội trại.
Theo Helino
Nhà giáo ưu tú Trần Đức Huyên: Đây là thời điểm chín muồi để tôi làm điều đặc biệt cho giáo dục
NGƯT Trần Đức Huyên là một trong những người thầy đầu ngành của giáo dục phổ thông tại TP.HCM, hơn 15 năm thầy giữ vị trí hiệu phó chuyên môn tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ngoài việc để lại dấu ấn trong kiến tạo chương trình giảng dạy tại ngôi trường nổi tiếng này, thầy còn là tác giả của nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo có tính ứng dụng thực tế cao.
Chính thầy Huyên cũng là người tạo ra bất ngờ đầy thú vị khi soạn sách giáo khoa Toán bằng... tiếng Anh, điều mà trước đó chưa ai dám nghĩ đến.
Nghỉ hưu được hơn một năm, thầy Huyên bất ngờ nhận nhiệm vụ mới: Hiệu trưởng Trường cấp I, II, III Hoàng Việt (Buôn Mê Thuột). Điều gì khiến một nhà sư phạm công lập trở nên đặc biệt hào hứng khi bắt tay vào quản lý một trường tư thục?
- Thưa thầy, là một người dành gần trọn cuộc đời cho giáo dục, nếu nhìn toàn cảnh giáo dục VN hiện nay, thầy ưu tư nhất điều gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Tôi tin chắc rất nhiều người cùng tôi thấy vấn đề lớn nhất của giáo dục ở ta hiện nay là "triết lý không rõ ràng", nếu không muốn nói là "không có triết lý". Xin đừng nghĩ triết lý giáo dục là điều gì đó cao xa, đó đơn giản là trả lời câu hỏi "giáo dục để tạo ra điều gì và làm thể nào để tạo ra điều đó".
Ở các nước tiên tiến, học sinh kết thúc chương trình phổ thông thì mới bắt đầu hành trình... học tập cao hơn của mình, đó là tự học. Còn ở ta, học sinh tốt nghiệp chương trình phổ thông và sau đó tốt nghiệp đại học, coi như đã đạt kết quả. Tức là, nhiều học sinh, giáo viên, phụ huynh vẫn nhận thức chưa đúng về mục đích của giáo dục. Một số người cho rằng học sinh đi học phổ thông để... thi đậu đại học, một số người khác lại mơ hồ cho rằng đi học để sau này... có được việc làm.
Trong nhiều cuộc họp chuyên môn, kể cả những hội thảo, nhiều giáo viên vẫn tránh né câu hỏi "giáo dục để làm gì? Giáo dục như thế nào để tạo ra kết quả đó". Bởi nhiều người vẫn mơ hồ về mục tiêu giáo dục.
Tôi tin rằng, làm bất cứ việc gì cũng vậy, nếu mình còn mơ hồ về mục tiêu thì mình sẽ không biết bản thân đang làm gì. Giáo dục cũng vậy. Thật đáng ưu tư khi chưa rõ ràng về triết lý giáo dục. Tôi biết có một số trường đặt ra mục tiêu "giáo dục để học sinh ... thi đậu đại học". Điều đó cho thấy phiến diện khi đặt mục tiêu giáo dục và những người làm giáo dục chân chính không thể không buồn khi nghĩ về điều này.
Hiệu trưởng và giáo viên cùng trao đổi những phương pháp giảng dạy mới là điều thầy Huyên luôn mong muốn.
- Khi nghỉ hưu, thầy được nhiều trường phổ thông tư thục tại TP.HCM "săn đón", đâu là lý do khiến thầy lên tận Tây Nguyên xa xôi để làm hiệu trưởng Trường liên cấp Hoàng Việt?
NGƯT Trần Đức Huyên: Sau nhiều năm dấn thân trong ngành giáo dục, đến tuổi hưu, tôi tự cho phép mình nghỉ ngơi hoặc làm một điều gì đó thật đặc biệt đối với bản thân. "Đặc biệt" nghĩa là tôi được làm giáo dục theo tâm huyết mà tôi nung nấu từ lâu.
Khi lên tham quan Trường Hoàng Việt, tôi ngỡ ngàng với cơ sở vật chất tại đây. Tôi cũng từng tham quan các mô hình giáo dục ở hơn 20 nước trên thế giới nhưng thực sự chưa thấy ngôi trường phổ thông nào được xây bài bản và phục vụ đầy đủ các nhu cầu cho học sinh như Hoàng Việt. Cơ sở vật chất ở ngôi trường phổ thông đẹp nhất VN này giúp học sinh được học tốt, từ chính khoá đến ngoại khoá, từ lý thuyết đến thực hành.
Quan trọng hơn cả là Trường Hoàng Việt có triết lý giáo dục rõ ràng trong hoạt động. Tôi và người sáng lập trường đồng điệu về triết lý giáo dục ấy. Hoàng Việt đưa ra triết lý giáo dục từ 5 định hướng khá "lạ tai" nhưng tôi rất thích: Đạo đức, trí tuệ, nghị lực, thể chất, kĩ năng sống. Như vậy, với 5 định hướng này, thầy và trò Trường Hoàng Việt sẽ xác định rõ mục tiêu là giúp mỗi học sinh sau khi ra trường có đạo đức tốt, nền tảng trí tuệ đầy đặn, có nghị lực để vượt qua thử thách của cuộc sống, có sức khoẻ thật tốt và kĩ năng sống giỏi để tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
NGƯT Trần Đức Huyên chia sẻ tại Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, đặt ra được mục tiêu là một chuyện, có đạt được mục tiêu đó hay không còn là chuyện khác. Thầy có niềm tin ngôi trường này sẽ đạt được các mục tiêu vừa nêu?
NGƯT Trần Đức Huyên: Đúng vậy, khoảng cách giữa chuyện nói và chuyện làm là rất xa, cần một quá trình. Nhưng khi tiếp xúc với các thầy cô Trường Hoàng Việt, tôi nhận thấy sự tươi trẻ và giàu nhiệt huyết. Rõ ràng, nhà trường đã có quá trình xây dựng đội ngũ khá tốt nên mới tạo ra được tập thể trẻ trung và giàu sức sống như vậy. Tôi không còn trẻ nhưng lại rất thích làm việc với những người giàu năng lượng. Tôi có niềm tin rằng, với kiến thức và kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề giáo, tôi sẽ góp phần giúp tập thể Hoàng Việt mạnh thêm và cùng nhau đạt được từng mục tiêu giáo dục.
Giờ học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ theo phương pháp sinh động, tạo cho học sinh không gian thể hiện bản thân ở Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, điều thầy kì vọng lớn nhất khi bắt tay vào quản lý Trường Hoàng Việt là gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Khi còn làm việc ở trường công, tôi đã rất chú trọng yếu tố khai phóng trong giáo dục. Bây giờ làm việc ở trường tư, cơ chế quản lý thoáng hơn giúp tôi và đội ngũ giáo viên của mình được thực hiện giáo dục khai phóng nhiều hơn.
Tôi và tập thể giáo viên sẽ tạo ra cơ chế học tập chủ động cho học sinh, giúp mỗi em tự nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và phát triển tối đa thế mạnh của mình. Đó chính là điểm cốt yếu của giáo dục khai phóng.
Bao nhiêu năm nay, tôi đau đáu về tâm huyết giáo dục khai phóng thực sự, nay có duyên gặp một ngôi trường đồng triết lý với mình, tôi nghĩ rằng, đây là thời điểm chín muồi để làm một điều đặc biệt cho giáo dục.
Xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện thú vị này.
Trần Triều (thực hiện)
Theo Dân trí
Gặp nữ sinh học xuất sắc nhất trường chuyên Lê Hồng Phong năm 2019 Em Nguyễn Kim Thoa - nữ sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) vừa được một trường ĐH trao học bổng toàn phần vì thành tích học tập xuất sắc. Điểm trung bình môn riêng học kỳ 1 năm nay của Kim Thoa là 9,8 nhưng trước đó em còn "sưu tầm" nhiều giải học sinh giỏi khác. Nguyễn Kim...