Dân toán hào hứng với cách học văn kiểu mới
Có một cách học văn chỉ cần nghe giảng 2 lần, học sinh chuyên toán đã có thể thuộc tác phẩm, nhớ bài lâu, triển khai linh hoạt với từng dạng đề.
Lê Công Minh, THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội mới đây rất hào hứng khi tham gia một buổi học online về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Mặc dù đã được học trên lớp và làm nhiều bài kiểm tra về tác phẩm nhưng hình tượng Sông Đà hay hình tượng người lái đò vẫn còn rất mơ hồ với Minh.
Tìm hiểu trên mạng, Minh khám phá được một khóa học văn đặc biệt được thiết kế dành riêng cho học sinh khối tự nhiên. Vốn sẵn lợi thế về khả năng tư duy logic, Minh nhanh chóng bắt nhịp và cảm thấy cực kỳ cuốn hút với phương pháp dạy văn bằng Sơ đồ tư duy. Một tác phẩm văn học giờ đây được chắt lọc chỉ trong một trang A4. Minh dễ dàng nắm vững dàn ý và bắt được cái hồn của tác phẩm.
Sơ đồ tư duy tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
Từ việc nắm vững kiến thức và xâu chuỗi các ý rõ ràng, cậu học sinh chuyên toán có thể xử lý bài làm văn linh hoạt với mỗi dạng đề khác nhau. Minh chia sẻ: “Phương pháp này thực sự tạo cho em cảm hứng học văn. Thời gian học văn của em giảm đi một nửa mà hiệu quả gấp đôi”.
Video đang HOT
Không chỉ ngắn gọn, súc tích mỗi bài giảng trong khóa học đều được lồng ghép hình ảnh, âm thanh, giai điệu vô cùng sinh động và hấp dẫn. Việc học văn vì vậy chẳng còn khô khan, mà trở nên hết sức nên thơ, trữ tình. Khi xem xong bài giảng, một giáo viên về hưu đã rất cảm động và chia sẻ rằng: “Xem xong bài giảng của cô tôi rất cảm động. Cô rất thành công khi truyền cho học sinh niềm đam mê văn học”.
Yếu tố nghệ thuật được lồng ghép trong bài giảng “Tây Tiến”
Những yếu tố nghệ thuật trong bài giảng còn tác động mạnh đến trí não, tăng khả năng nhớ và nhớ lại, giúp khắc phục thói quen ghi nhớ tạm thời, học xong không nhớ gì của đa phần học sinh hiện nay. Nếu thực sự tập trung, chỉ cần xem video đến lần thứ hai, học sinh đã có thể ghi nhớ được toàn bộ bài giảng, và dễ dàng hình dung lại khi làm bài.
Đến thời điểm này, học sinh lớp 12 chỉ còn hơn 3 tháng để ôn luyện và chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2015. Là một trong 3 môn thi bắt buộc, Ngữ văn sẽ khiến nhiều sĩ tử không khỏi lo lắng, đặc biệt là học sinh khối tự nhiên nếu muốn đạt điểm khá giỏi. Cách học văn mới này có thể là giải pháp giúp các sĩ tử vượt vũ môn một cách thành công nhất mà không tốn quá nhiều công sức.
Khám phá khóa học văn thú vị này, các sĩ tử hãy truy cập website học trực tuyếnhttp://viettelstudy.vn.
TheoSaga / Trí Thức Trẻ
Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn
Sáng nay (8/1), kỳ thi HSG quốc gia đã bắt đầu. Đề môn Văn nhận được nhiều ý kiến bình luận, người đánh giá đề hay nhưng cá nhân khác cho rằng cách diễn đạt khiến học sinh bị rối.
Đề bài môn Văn - kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2014-2015 như sau:
Câu 1 (8 điểm): "Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác" - Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12 điểm): "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc". Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.
Đề bài môn Văn - kỳ thi HSG quốc gia năm học 2014-2015.
Về đề thi năm nay, thầy giáo Nguyễn Đức Thạch (sinh năm 1969) - giáo viên dạy đội tuyển Văn, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhận định: "Ý tưởng của đề thi bắt đầu từ câu "Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại". Đề bài muốn hướng tới cách tư duy độc lập, sử dụng kiến thức một cách có mục đích. Tuy nhiên cách diễn đạt của câu hơi áp đặt kiểu "Nếu chẳng giàu thì nghèo" sẽ làm học sinh rối".
Cô Lê Thị Thu - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) nhận định: "Đề thi HSG năm nay theo cấu trúc quen thuộc với hai câu hỏi, bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề thi hay ở chỗ đã tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực và sự sáng tạo của học sinh.
Trong đó câu số một yêu cầu bàn luận về quan điểm nhân sinh. Về kỹ năng nghị luận học sinh có thể thực hiện theo trình tự khá tốt. Nhưng về nội dung học sinh sẽ cảm thấy khó hiểu thấu và giải quyết triệt để các ý niệm hàm ẩn trong câu chữ của đề bài. Bởi để làm tốt cần có trải nghiệm và nhận thức sâu sắc".
"Tuy nhiên đây là đề thi HSG nên có tính chất thử thách cao để có thể tìm chọn được những cá nhân có kiến thức xã hội sâu rộng và khả năng bày tỏ suy nghĩ cá nhân giàu tính thuyết phục. Đối tượng học sinh năng khiếu Văn vốn nhạy cảm và quan tâm đến giá trị con người nên bài làm hứa hẹn có nhiều góc nhìn lý thú" - cô Thu chia sẻ.
Theo Zing
Bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục "Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp". Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ - Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học...