Dân phải lót tay 14,5 triệu đồng để có giấy tờ nhà đất
Đó là số liệu khảo sát được Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố trong cuộc làm việc với UBND TP.HCM ngày 10-8. Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp
Bà Louise Chamberlain, giám đốc UNDP Việt Nam (trái), phát biểu tại buổi làm việc – Ảnh: MAI HƯƠNG
Theo đó, UNDP đã làm một nghiên cứu về “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam – Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân”.
Từ 2009-2015 đã có gần 75.000 người thuộc 63 tỉnh, TP trên cả nước được khảo sát.
Theo UNDP, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có số lượng người tham gia khảo sát đông gấp ba lần các tỉnh thành khác, chiếm khoảng 10% số dân có hộ khẩu thường trú của mỗi địa phương.
Trong mỗi khía cạnh khảo sát, số lượng người tham gia cũng tăng giảm tùy mức độ tính chất. Người chọn khảo sát là ngẫu nhiên, có độ tuổi trên 18.
Chi phí lót tay cao
Video đang HOT
Kết quả khảo sát cho thấy đối với chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, giá trị chi phí bồi dưỡng giáo viên/ ban giám hiệu trường tiểu học công lập (chi phí ngoài quy định) tại TP.HCM năm 2015 là gần 853.000 đồng/học kỳ, tăng so với năm 2011 chỉ ở mức 510.000 đồng/lượt/học kỳ.
Mức bồi dưỡng này ở Hà Nội thấp hơn TP.HCM với khoảng 630.000 đồng/học kỳ năm 2015, mức bồi dưỡng này ở Hà Nội đến năm 2011 là 824.000 đồng/học kỳ.
Cũng theo khảo sát của UNDP, năm 2015 có hơn 30% người dân được hỏi cho biết đã trả chi phí không chính thức (ngoài quy định) cho cán bộ y tế ở bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện TP để được chăm sóc tốt hơn. Tỉ lệ này đã giảm một nửa so với năm 2011 (gần 60%). Giá trị chi phí không chính thức cho dịch vụ y tế này chiếm khoảng 700.000 đồng/lượt.
Có hơn 28% người dân TP.HCM tham gia khảo sát cho hay họ phải trả chi phí “lót tay” để làm xong thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giá trị tiền “lót tay” gần 14,5 triệu đồng/lượt.
Quyết tâm chống tham nhũng giảm
Một kết quả đáng quan tâm khác được UNDP đưa ra là quyết tâm chống tham nhũng của cả chính quyền và người dân có xu hướng suy giảm thời gian qua.
Theo đánh giá của người dân, việc tuyển dụng công chức, viên chức phần lớn không dựa trên năng lực thật sự mà dựa trên các quan hệ cá nhân. Trong năm năm liên tiếp, quan hệ cá nhân được coi là quan trọng hoặc rất quan trọng. Có hơn 50% người được khảo sát cho hay có tình trạng phải đưa lót tay để xin được việc trong cơ quan nhà nước.
Năm 2015, có 37% số người được hỏi cho rằng lãnh đạo cấp tỉnh đã nghiêm túc trong xử lý vụ việc tham nhũng ở địa phương, thấp hơn so với năm năm trước.
Trong khi đó, mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân lại có xu hướng gia tăng khi năm 2015, chỉ có gần 3% người bị vòi vĩnh, đưa hối lộ cho biết sẽ tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ chính quyền, giảm 7,5% so với năm 2011.
Tỉ lệ người dân được khảo sát cho rằng cán bộ dùng tiền công quỹ cho mục đích riêng cũng gia tăng. Nếu như năm 2011 chỉ có hơn 21% đồng ý có chuyện này thì năm 2015 tỉ lệ đã tăng lên hơn 25%.
Theo Tuổi Trẻ
Làm giả sổ đỏ chiếm đoạt 300 triệu đồng, lĩnh án 9 năm tù
Do bị thúc nợ, Tuyết nảy sinh làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia o cho bà Đông để bà này tin tưởng cho vay thêm tiền.
Bị cáo tại tòa
Ngày 8/6, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn xin giảm án của bị cáo Đặng Thị Tuyết (SN 1973, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 3-12/2012, Tuyết nhiều lần vay tiền của bà Đỗ Thị Đông (SN 1962) với lãi suất 2.000-3.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Đến cuối tháng 3/2013, cả hai chốt nợ với nhau số tiền 100 triệu đồng.
Do bị thúc nợ, Tuyết nảy sinh làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao cho bà Đông để bà này tin tưởng cho vay thêm tiền. Theo kế hoạch, Tuyết thuê thanh niên không quen biết (chưa rõ nhân thân) làm giả sổ đỏ với giá 2 triệu đồng/1 sổ.
Khoảng đầu tháng 4/2013, Tuyết cầm cố sổ đỏ giả cho bà Đông để hỏi vay thêm 100 triệu đồng. Lần này Tuyết nói lý do vay tiền nhờ người làm dịch vụ thế chấp sổ đỏ gia đình. Cô ta hứa hẹn, sau khi vay được tiền ngân hàng sẽ thanh toán hết nợ. Tin tưởng sổ đỏ là thật, bà Đông đồng ý cho Tuyết vay 180 triệu đồng và hẹn ngày trả nợ là 20/4/2014. Quá hạn trả nợ, bà Đông nhiều lần đòi tiền nhưng Tuyết không trả. Đến khi phát hiện sổ đỏ là giả, bà Đông yêu cầu Tuyết bồi hoàn lại số tiền trên.
Cơ quan điều tra còn xác định, từ tháng 7/2012 đến tháng 1/2013, Tuyết nhiều lần vay tiền của anh Nguyễn Anh Vũ (SN 1986) để lấy tiền đóng họ. Số tiền gốc và lãi tổng cộng là 200 triệu đồng. Vẫn thủ đoạn cũ, Tuyết đã dùng sổ đỏ giả cắm vay tiếp 200 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Mục đích vay để đảo nợ khoản vay cũ. Thời gian sau, anh Vũ phát hiện sổ đỏ là giả nên trình báo cơ quan công an.
Tuyết khai nhận sử dụng số tiền vay để chi tiêu và trả các khoản nợ khác. Còn nhà đất ghi trong sổ đỏ, Tuyết thừa nhận là tài sản riêng của chồng. Bản thân Tuyết không có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và tài sản liên quan.
Cấp sơ thẩm xử phạt Tuyết mức án 9 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Tại phiên tòa sáng nay, do không xuất hiện tình tiết mới nên Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Kiềm tiến bằng chiêu lừa thế chấp "sổ đỏ" Ngày 9-5, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 3 bị can gồm: Hoa Thị Mai (SN 1962) Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Cường Yến; Hồ Thăng Long (SN 1981 con trai Mai) Giám đốc Công ty TNHH Long Hải; và Trần Thị Hường (SN 1953) Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Vạn...