Dàn “mắt thần” của Mỹ tăng cường theo sát Trung Quốc ở Biển Đông
Các thống kê mới được công bố cho thấy Mỹ tăng cường hoạt động trinh thám Trung Quốc ở Biển Đông trong năm nay, đồng thời đẩy mạnh triển khai khí tài quân sự tới “điểm nóng” tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Máy bay trinh thám P-8 của Hải quân Mỹ (Ảnh: AFP).
Một thống kê của tổ chức Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy Mỹ dường như đã tăng cường hoạt động trinh thám Trung Quốc tại Biển Đông trong năm 2021.
Video đang HOT
Ông Hu Bo, giám đốc SCSPI, cho biết trong năm nay Mỹ đã thực hiện khoảng 1.200 nhiệm vụ giám sát sử dụng máy bay trinh thám quy mô lớn, so với con số 1.000 năm ngoái.
Ngoài ra, Mỹ cũng điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ vào Biển Đông 13 lần trong năm qua, tăng gấp đôi con số năm 2020. Theo ông Hu, ít nhất 11 tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân Mỹ được cho đã đi vào Biển Đông và vùng biển xung quanh Trung Quốc trong năm qua.
Ông Hu cho rằng, quan hệ Mỹ – Trung đã trở thành vấn đề căng thẳng nhất ở khu vực Biển Đông vì hai bên đang trong tình trạng “đối đầu nghiêm trọng”.
Ông nhận định rằng cả 2 bên đều không muốn kích hoạt một cuộc chiến, nhưng rủi ro từ việc các bên gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực có thể được xem là một mối lo ngại.
“Có một số cuộc chạm trán trên biển và trên không giữa hai bên ở Biển Đông mỗi ngày. Việc xử lý tình hình không chuẩn hoặc các tai nạn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, ông nhận định.
Tháng trước, SCSPI nói rằng, các máy bay Mỹ đã thực hiện 94 nhiệm vụ do thám tại Biển Đông vào tháng 11, trong đó máy bay trinh thám chống ngầm P-8 chiếm 80% tổng số nhiệm vụ.
Ông Hu cho biết, các nước khác cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, dẫn chứng việc Đức đưa tàu hộ vệ Bayern tới khu vực này hồi đầu tháng. Phía Đức cũng tuyên bố đây chỉ là màn “dạo đầu” và họ sẽ tiếp tục triển khai thêm khí tài quân sự tới châu Á và Biển Đông nói riêng.
Chính phủ Đức khẳng định hành trình của tàu hộ vệ Bayern nhằm nhấn mạnh lập trường rằng, Đức không chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc không cho tàu chiến Đức cập cảng
Trung Quốc đã từ chối đề nghị của Đức cho một trong các tàu chiến của nước này cập cảng ở Thượng Hải.
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức (Ảnh: Twitter).
Bộ Ngoại giao Đức ngày 15/9 cho biết, Trung Quốc đã từ chối cho tàu hộ vệ Bayern của nước này cập cảng ở Thượng Hải. Sau một thời gian cân nhắc, Trung Quốc đã quyết định không muốn tàu hộ vệ Bayern của Đức ghé thăm cảng và chúng tôi ghi nhận điều đó", AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Maria Adebahr cho biết.
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức khởi hành từ Wilhelmshave hôm 2/8 trong đợt triển khai 6 tháng đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước khi tàu Bayern khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định, mục tiêu của chuyến đi này là để thể hiện sự ủng hộ với các đồng minh của Đức trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Ông cho biết thêm, việc Đức đề nghị cập cảng Trung Quốc chỉ nhằm "duy trì đối thoại",
Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhấn mạnh rằng Berlin hy vọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Ông Tập cũng ca ngợi quan hệ tin tưởng giữa hai nước. Tuy vậy, khi bà Merkel sắp hết nhiệm kỳ và tuyên bố không có ý định tái tranh cử trong cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng này, tương lai quan hệ Đức - Trung Quốc chưa rõ ràng.
Tàu chiến Đức khởi hành đến châu Á Tàu hộ vệ Bayern bắt đầu nhiệm vụ dài 6 tháng tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có hành trình qua Biển Đông. Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức và hơn 200 thành viên thủy thủ đoàn rời cảng Wilhelmshaven hôm 2/8, bắt đầu hành trình đến châu Á - Thái Bình Dương với các điểm dừng chân...