Dân mạng Trung Quốc gọi tỉ phú Trump là “thánh”
Trên Weibo, mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc đang xuất hiện nhan nhản những trang có tên kiểu “Thánh Trump” hay “Hội những người phát cuồng vì Trump”.
Một trang theo kiểu Hội những người phát cuồng vì Donald Trump trên mạng xã hội Trung Quốc
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, Donald Trump được biết đến vì nhiều tai tiếng trong tranh cử, từng buộc tội Trung Quốc cướp hết việc làm của dân Mỹ và gian lận trong buôn bán toàn cầu. Thế nhưng tại Trung Quốc, Trump lại nổi tiếng vì lối ăn nói hào sảng, tài sản đồ sộ và các TV show.
Dù chính quyền đã lên án các đe dọa trả đũa kinh tế của Trump, nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng nhà tài phiệt này được ưu ái nhờ chính những tư duy thương mại. Thậm chí bình luận viên đài Phoenix của Hong Kong còn nói: “Trump thậm chí có thể trở thành Chủ tịch Trung Quốc”, với lý do rằng đảng Cộng hòa thường thực dụng và chú trọng kinh tế nên Trung Quốc cũng có thể được hưởng lợi. Riêng bà Clinton thì được đánh giá có thể trở thành “Tổng thống ít thân thiện với Trung Quốc nhất”
Không rõ mức độ thân thiện của Trump đối với Trung Quốc ra sao. Dù không có khoản đầu tư nào công khai, ông từng tuyên bố rằng đã thu về hàng tỷ đô khi làm ăn với Trung Quốc. Đa số các khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trú, sân golf và bất động sản là người Hoa, còn các mẫu quần áo và phụ kiện của Trump đều được gia công ở Trung Quốc.
Ngoài ra, Trump cũng đề cập thường xuyên tới Trung Quốc. Một video 3 phút ghép nối những lần ông nhắc đến Trung Quốc trên Youtube cho thấy ông nhắc tới quốc gia này những 200 lần trong 3 phút đó!
Video đang HOT
Donald Trump là chủ đề “hot” trên mạng xã hội Weibo
Thực tế, không có nhiều người Trung Quốc biết tới Trump cho tới chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái. Lúc đó tỷ phú này tuyên bố sẽ đánh thuế nhập khẩu Trung Quốc tới 45%, khiến Bộ trưởng Tài chính nước này lên tiếng phản đối.
Dù vậy, theo chuyên gia đối ngoại Zhu Feng từ đại học Nam Kinh, người Trung Quốc đã quá quen với việc ứng viên tổng thống mạnh miệng nói về Trung Quốc trong thời gian tranh cử để có thể trở thành chủ Nhà Trắng. Vì vậy họ không mấy chú ý, mà quan tâm tới hiểu biết của ứng viên để cân bằng quan hệ song phương.
Đa số dân Trung Quốc cũng hài lòng khi Trump nhìn nhận Trung Quốc với vai trò đối tác kinh tế tới Mỹ chứ không đề cập tới nhân quyền và chính trị. Những lời hứa về cam kết quân sự cũng khá bùi tai với quốc gia tham vọng bá chủ châu Á.
Riêng về tư tưởng bài người nhập cư và cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ, vốn là lý do chủ yếu gây nên ác cảm của đa số dân Mỹ với Trump thì người Trung Quốc lại thấy đó là điều lặt vặt. Ngược lại, họ ác cảm với Hillary Clinton vì bà ủng hộ chính sách xoay trục châu Á của ông Obama vốn bị Bắc Kinh phản đối kịch liệt.
Một trang mạng xã hội đề cao “Thánh Trump”
Đương nhiên cảm xúc người Trung Quốc dành cho Trump có đủ cả hỉ nộ ái ố. Trên lý thuyết, nếu so sánh với một nhân vật công chúng bình thường thì ông vẫn là một người khá phiền toái. Thời báo Hoàn cầu thậm chí còn mô tả ông là “Bệnh dịch Mỹ”.
“Tôi nghĩ rằng ít ai biết ông ta là doanh nhân trước khi tranh cử. Chính trị không phải là sân khấu và tỏ ra xuề xòa thái quá có thể không hay ho lắm. Thiếu kinh nghiệm chính trị cộng thêm tính cách dị biệt sẽ gây ra mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích và lạm quyền. Đó là điều không tốt cho nước Mỹ”, Kong Kong, một nhân viên IT nhận xét. Kong không mấy ngạc nhiên với danh tiếng của Trump nhờ vào việc tranh cử.
Cử nhân luật Zhong Heng tại Thượng Hải cho biết cô coi những gì Trump nói như một kiểu phê bình tiêu cực: “Ông ấy giống như là một làn gió khuấy động người Mỹ vậy”, Zhong nói.
Dù thế, Trump vẫn chiếm cảm tình đa số người Trung Quốc. Các trang mạng “Hội những người phát cuồng vì Trump” hay “Thánh Trump” nhan nhản trên Weibo. Có người còn coi Trump như người hùng: “Càng tìm hiểu, càng thấy Trump dường như không chỉ vực dậy nước Mỹ mà còn cả thế giới”, một người dùng mạng viết.
Theo Danviet
Google bất ngờ mở ở Trung Quốc gần 2 tiếng
11h30 tối 27/3, người dân tại Trung Quốc bất ngờ vào được trang tìm kiếm Google và một số dịch vụ email và Photo của họ tới 1h15 sáng hôm sau.
Theo South China Morning Post, khoảng 11h30 tối ngày 27/3 (giờ địa phương), người dùng Internet tại Trung Quốc bất ngờ vào được trang tìm kiếm của Google, nhưng 1 tiếng 45 phút sau đó trang này bị khóa lại.
Tuy nhiên, theo trang công nghệ tên Pingwest, trang tìm kiếm của Google bắt đầu vào được từ 8 hoặc 9 giờ tối hôm đó, cùng với một số dịch vụ của mình là email và Photo.
Google đã bị cấm ở Trung Quốc được 6 năm. Ảnh: Ibtimes.
Hiện chưa có giải thích chính thức tại sao Google lại xuất hiện trong khoảng thời gian chóng vánh như vậy. Một số trang mạng Trung Quốc phỏng đoán rằng công ty công nghệ Mỹ này có thể đã bổ sung một số server cho khu vực. Hệ thống tường lửa của an ninh Trung Quốc chưa kịp nhận ra địa chỉ IP của những server đó nên chưa chặn. Google chưa bình luận gì về sự việc trên.
Google bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2010 sau khi họ từ chối hợp tác với chính phủ về những yêu cầu kiểm duyệt. Một trang quốc tế khác là Facebook cũng bị chặn, thay vào đó, người Trung Quốc phát triển ra mạng xã hội Weibo và Wechat phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin ở đây.
Mặc dù bị chặn, Google vẫn không từ bỏ ý định thâm nhập nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Họ đang tạo những dự án khởi nghiệp ở đây. Facebook cùng ý định với Google. Gần đây CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới, Mark Zuckerberg đã chạy bộ ở Bắc Kinh.
Linh Chi
Theo VNE
Mark Zuckerberg vận động Trung Quốc bỏ lệnh cấm Facebook Mạng xã hội nước ngoài bị cấm ở đất nước tỷ dân, nhưng Mark Zuckerberg vẫn đang cố gắng để có thể thâm nhập thị trường tiềm năng này. Mark Zuckerberg, CEO Facebook đang có chuyến thăm Trung Quốc. Anh cố gắng sát lại gần hơn với cộng đồng cũng như giới chức Trung Quốc. Ông chủ của Facebook bắt đầu từ việc...