Dân khốn khó vì sắn nhiễm bệnh, dưa hấu tụt giá
TP – Hơn 1,7 nghìn ha sắn (mì) ở Gia Lai đang bị nhiễm bệnh khảm lá; giá dưa hấu chỉ còn 500 đồng/kg khiến nông dân khốn khó.
Dưa hấu ở Gia Lai tụt giá thê thảm
Hàng nghìn ha sắn nhiễm bệnh
Bà Hoàng Thị Chanh (thôn Mê Linh, huyện Krông Pa, Gia Lai) có 4 ha sắn chuẩn bị cho thu hoạch, kể :”Vụ này tôi đầu tư 4 ha sắn hết 80 triệu đồng tiền phân, công rẫy cỏ và giống. Sắn lên được 3 tháng thì có dấu hiệu bị bệnh khảm lá. Vụ trước mỗi ha của tôi cho thu hoạch hơn 30 tấn tươi. Vụ này củ rất nhỏ, ước đạt mỗi ha chỉ thu 15 tấn tươi. Thương lái vào trả mỗi kg chỉ 1,6 nghìn đồng. Tôi chỉ mong trả đủ tiền đầu tư thôi”.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai) cho biết, toàn tỉnh Gia Lai có 9,2 nghìn ha sắn, trong đó hơn 1,7 nghìn ha bị nhiễm bệnh khảm lá. Huyện bị nhiều nhất là Krông Pa 1,1 nghìn ha, Ia Pa 400 ha, Phú Thiện hơn 168 ha… Cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá có nguy cơ giảm 80% năng suất.
Ông Tú khuyến cáo: Đối với diện tích sắn trồng trong niên vụ 2019 đang nhiễm bệnh, người dân cần thu hoạch sớm, không được để hom giống đã nhiễm bệnh trồng cho vụ sau. Sau khi thu hoạch cần tiêu hủy triệt để cả gốc, thân, lá trên đồng ruộng. Hạn chế trồng sắn trở lại trên các diện tích đã bị nhiễm bệnh, mà phải chuyển sang trồng các loại cây khác như ngô, đậu đũa, mía… để cắt đứt nguồn bệnh. Sau một vụ mới có thể trồng sắn trở lại.
Video đang HOT
Nếu trồng mới cần kiểm tra, theo dõi chặt chẽ bọ phấn phát sinh gây hại ngay từ khi cây sắn được 3 tháng tuổi, nếu thấy mật độ từ 5 đến 10 con/cây thì tiến hành xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật.
500 đồng/kg dưa hấu
Những ngày đầu tháng 2/2020 tại huyện Ia Pa (Gia Lai), tuy đã đến vụ thu hoạch nhưng trên các ruộng dưa lại đìu hiu, vắng vẻ. Trưa nắng chói nhưng các đống dưa do chủ ruộng thu gom không được che đậy. Những vụ trước vào thời điểm này xe tải nối đuôi nhau chở dưa hướng ra Bắc để xuất sang Trung Quốc. Giá mua tại chân ruộng đối với dưa loại tốt dao động từ 7 đến 9 nghìn đồng/kg, nay giá chỉ từ 500 đồng đến 1,3 nghìn đồng/kg.
Ông Lê Văn Lâu (55 tuổi, huyện Tây Sơn, Bình Định) cùng một số hộ dân khác thuê 18 ha đất ở xã Ia Broái, huyện Ia Pa để trồng dưa, dự tính chăm sóc tốt năng suất bình quân ước đạt 40 – 60 tấn/ha. Khi dưa sai quả, ai cũng mừng nghĩ sắp có vụ mùa bội thu, nào ngờ đến kỳ thu hoạch thì xảy ra dịch corona khiến hàng hóa ế ẩm. “Mỗi ha tôi đầu tư 160 triệu đồng mua giống, phân bón, công chăm sóc. Đó là chưa kể tiền thuê đất 3 tháng với giá 25 triệu đồng/ha. Bây giờ thì giá rẻ tôi cũng cắn răng mà bán chứ biết sao, để lâu dưa thối hết, vậy mà cũng chẳng có thương lái nào đến mua”, ông Lâu nói.
Theo thống kê ban đầu, dưa hấu được trồng chủ yếu ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai với diện tích hơn 1 nghìn ha. Trong đó nhiều nhất là huyện Krông Pa với 608 ha, Ia Pa 416 ha, thị xã Ayun Pa có diện tích ít hơn. Chia sẻ với vất vả của nông dân trồng dưa, nhiều người đã mua hàng tấn dưa rồi chụp ảnh, đăng tải lên mạng xã hội, gọi điện bạn bè đến mua. Tuy nhiên kết quả cứu dưa chỉ như “muối bỏ biển”.
TIỀN LÊ
Theo TPO
Chuẩn bị sản xuất lúa vụ đông xuân
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ đêm 27 đến 29-1, các tỉnh Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trời rét, nhiệt độ cao nhất 17 đến 200C (riêng iện Biên và Lai Châu 22 đến 250C), nhiệt độ thấp nhất 11 đến 140C.
Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vài nơi (riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa rải rác), nhiệt độ cao nhất 17 đến 200C, nhiệt độ thấp nhất 14 đến 170C, trời rét. Khu vực Nam Bộ, đêm không mưa, ngày nắng; nhiệt độ cao nhất 32 đến 340C; nhiệt độ thấp nhất 21 đến 240C.
Làm đất gieo cấy lúa vụ đông xuân tại Hợp tác xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Ảnh: MẠNH HÙNG
Ngày 27-1, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên cho biết, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời tiếp tục thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể để có phương án xử lý kịp thời. Trước đó (trong ngày 24 và 25-1) tại các huyện ại Từ, Võ Nhai, ịnh Hóa, TP Thái Nguyên đã xảy ra mưa vừa đến mưa to, một số nơi xuất hiện mưa đá, dông sét và gió mạnh, làm 185 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng...
Sau Tết, nông dân các tỉnh khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ chuẩn bị lấy nước đợt hai (bắt đầu từ ngày 5-2) để phục vụ khoảng 250 nghìn ha lúa đông xuân. Theo Tổng cục trưởng Thủy lợi, đợt hai lấy nước sẽ thực hiện trong tám ngày (từ ngày 5-2 đến 12-2). Tập đoàn iện lực Việt Nam (EVN) sẽ tăng cường phát điện trước khoảng hai đến ba ngày. ây là đợt lấy nước chính, dòng chảy duy trì ở mức cao nên các công trình thủy lợi sẽ có điều kiện thuận lợi để lấy nước. Dự kiến, kết thúc đợt hai, hầu hết các địa phương sẽ cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước. Trường hợp tiến độ lấy nước vượt dự kiến, đợt hai có thể được xem xét điều chỉnh linh hoạt.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, kết thúc đợt một lấy nước, diện tích có nước ở các tỉnh khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ là 286.100 ha, đạt 54% diện tích gieo cấy, cao hơn kế hoạch từ 15 đến 25% (cao hơn khoảng 20 đến 30% so với một số năm gần đây và tương đương năm 2019). Việc vượt tiến độ lấy nước đợt một sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành sớm kế hoạch lấy nước chung của toàn vùng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân năm nay khó khăn rất lớn, do dung tích nước ba hồ chứa lớn thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang thiếu hụt từ 40 đến 60% so với trung bình nhiều năm. Do vậy, tại các khu vực khó khăn về nguồn nước, các địa phương đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa sang cây trồng cạn như ở Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ... qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất vụ đông xuân.
Hiện nay, để chủ động nguồn nước phục vụ hơn 48.000 ha trà lúa đông xuân các lứa, tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở và vận hành cống để đưa nước ngọt vào các trục kênh nội đồng phục vụ nông dân bơm tát. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền để người dân không tiếp tục xuống giống trà lúa vụ ba, do năm nay, được dự báo sẽ hạn gay gắt và nước mặn xâm nhập sâu vào các vùng nội đồng.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Bình, đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 400 ha mạ được gieo. Mưa lớn kèm dông lốc xảy ra vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích mạ đã gieo. Ngành nông n ghiệp tỉnh chỉ đạo các địa phương tích cực xuống giống, bảo vệ diện tích mạ đã được gieo để bảo đảm sản xuất vụ xuân đúng thời vụ.
Ngày 27-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh đã có 11 huyện và 377 xã đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), dịch bệnh không tái phát và 51 xã đã qua 30 ngày không phát sinh lợn ốm chết do DTLCP nên đang làm thủ tục công bố hết dịch. Như vậy, hiện nay tỉnh còn 29 xã thuộc 16 huyện có DTLCP chưa qua 30 ngày.
Theo NDĐT
Nông dân Hà Tĩnh gieo trỉa lạc xuân "xuyên" Tết, đạt trên 600 ha Hà Tĩnh đã gieo trỉa được trên 600ha trong tổng diện tích 12.517 ha lạc vụ xuân 2020. Hương Khê, Hương Sơn là hai địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về tiến độ gieo trỉa... Tranh thủ nắng ấm, nhiều nơi bà con nông dân gieo trỉa lạc xuân "xuyên" tết Năm nay, thời vụ bắt đầu gieo trỉa lạc xuân trùng vào...