Dân gian dùng trầu chữa bệnh
Kinh nghiệm dân gian dùng trầu chữa các bệnh thông thường như: đau đầu, cảm lạnh, chữa đau bụng, ăn không tiêu hiệu quả
Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí…
Tác dụng dược lý – khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:
Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Cây trầu vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Video đang HOT
Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.
Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ: Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.
Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
Vết thương nhiễm khuẩn: rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).
Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da: có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
BS. Phó Thuần Hương
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bài thuốc giải độc, chữa đau bụng từ đậu đen
Đậu đen là loại đậu từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam qua các món ăn ngon, dân dã như xôi, chè. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính ôn, vị ngọt, giúp giải độc, bồi bổ cơ thể, hơn nữa từ đậu đen còn có rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh.
Dưới đây, xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc Nam đơn giản từ đậu đen giúp chữa bệnh thường gặp:
Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.
Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.
Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động, đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao để ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.
Thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: đậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.
Trúng hàn: đậu đen sao cháy. ang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.
Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.
Đâu đen sao chay, săc vơi rươu uông co thê chưa đau bung (nguôn anh: internet)
Ngộ độc do ăn rau quả: đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.
Bất tỉnh do say rượu: đậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.
Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.
Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.
Trĩ ra máu: đậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.
Đau đầu: đậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.
Đâu đen co thê chưa bênh mât ngu (nguôn anh: internet)
Đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: đậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. ể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.
Mất ngủ: đậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.
Bệnh đái tháo đường: ậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.
Hoặc dùng đậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.
Kinh trị âm chứng bí phương: đậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
(Theo phu nư online)
Vỏ bí đao, hạt chanh: đừng bỏ phí! Bi đao, chanh, lac đêu la nhưng thưc phâm quen thuôc trong bưa ăn. Tuy nhiên, chung ta đa vô tinh bo phi cac bô phân khac cua chung như: vo bi đao, hat chanh, hoăc không biêt hêt lơi ich chưa bênh tư nhưng thanh phân nay mang lai Vỏ bí đao chữa tiêu sưng Bí đao có nhiều chất dinh dưỡng...