Vỏ bí đao, hạt chanh: đừng bỏ phí!
Bi đao, chanh, lac đêu la nhưng thưc phâm quen thuôc trong bưa ăn. Tuy nhiên, chung ta đa vô tinh bo phi cac bô phân khac cua chung như: vo bi đao, hat chanh, hoăc không biêt hêt lơi ich chưa bênh tư nhưng thanh phân nay mang lai
Vỏ bí đao chữa tiêu sưng
Bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Đại bộ phận quả bí đao là nước và không có chất béo. Theo đông y, toàn bộ cây bí đao, gồm: thân, lá, quả, vỏ quả và hạt đều là những vị thuốc tốt, không độc. Đặc biệt, vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Khi nấu canh bí đao, bạn không nên bỏ đi lớp vỏ quý báu này.
Vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường (nguôn anh internet)
Video đang HOT
Hạt chanh cũng quý
Chanh là một loại quả thuộc họ cam quýt, có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1, B2, A và đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Nước chanh rất tốt cho những người bị bệnh viêm khớp do phong thấp, tiểu đường, cao huyết áp…; hạt chanh, một dư phẩm thường bị loại bỏ sau khi đã vắt lấy nước thì lại là vị thuốc được dùng khá phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa các chứng ho, giải độc…
Lac dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mãn tính, cước khí. (nguôn anh internet)
Hạt lạc tốt cho sản phụ
Lạc hay đậu phộng, theo Đông y có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chi huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mãn tính, cước khí.
Đặc biệt với các bà mẹ mới sinh đang cho con bú mà thiếu sữa thì lạc sẽ là món ăn dùng để tăng tiết sữa tuyệt vời nhất. Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.
(Theo Thời trang trẻ)
Ớt chín trị khớp sưng, đau nhức
Mùa lạnh là "mùa" của bệnh khớp như viêm, sưng, đau nhức, thấp khớp, phong thấp, tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc Đông y trị sưng, đau khớp hiệu quả.
Hoa đinh hương 20g, long não 12g, cồn 90 độ 250ml, ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau ngày 2 lần
Ớt chín 15 quả, 3 lá đu đủ, 80g rễ chỉ thiên, đem tất cả giã nhỏ, ngâm với cồn theo tỷ lệ ½. Dùng thuốc này xoa bóp vào các khớp bị đau.
Vỏ quả bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g băm nhuyễn đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần
Rễ gạo 30 - 60g sắc hoặc ngâm rượu uống hay 15g vỏ thân cây gạo sắc kỹ lấy nước uống 2 lần/ngày với chút rượu vang. Thuốc này trị chứng viêm khớp mãn tính, đau khớp lưng, khớp gối.
Đài hoa hướng dương đủ dùng, sắc đặc thành cao phết vào giấy bản, dán lên chỗ đau khớp, ngày một lần.
Lá xương sông giã nát, xào nóng, đắp lên vùng khớp đau.
Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.
Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.
Dùng 15-30g lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt khô sắc với nước chia uống 2-3 lần trong ngày, trị chứng nhức khớp, xương.
Lấy quả sung đủ dùng hầm với thịt lợn nạc, ăn trị chứng viêm khớp.
Rễ cỏ xước 16g, hoàng bá 12g, trương truất 12g, sắc với nước uống 2 lần trong ngày, trị viêm khớp sưng đau.
30g rễ ý dĩ, 30 tỳ giải, 40g cây râu mèo rửa sạch, sắc uống trị chứng thấp khớp, viêm khớp.
Lấy một nắm lá, một nắm hoa cây rau huyên rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm), khi còn một bát chia uống 3 lần trong ngày. Đồng thời lấy rễ rau huyên giã nát đắp vào chỗ khớp sưng đau.
Lấy cỏ nhọ nồi, hy thiên, rễ cỏ xước mỗi vị 10g thương nhĩ tử, ngải cứu mỗi vị 12g thổ phục linh 20g. Các vị trên sao vàng, sắc đặc, uống ngày 1 thang liền trong 7-10 ngày để trị chứng thấp khớp có sưng đau.
Lấy ngải cứu sao lẫn với phèn chua đắp lên chỗ đau do phong thấp.
Lấy vỏ cây vông, cỏ chân chim, kê huyết đằng, phòng kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g. Tất cả các vị trên rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang, trị chứng phong thấp, chân tê phù.
Lấy cành nhỏ (đoạn giáp với lá) của cây đinh lăng 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Hoặc 40g hồ tiêu, 20g phèn chua, ngâm vào 1 lít rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.
Lấy 30g rễ gắm núi, 20g rễ cây xấu hổ ké đầu ngựa, thiên niên kiệu, lá lốt mỗi vị 12g, thạch xương bồ 6g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống ngày 2 lần. Dùng liên tục trong 3 đợt, mỗi đợt 15 ngày. Cứ dùng xong một đợt lại nghỉ 7 ngày. Thuốc này trị chứng tê thấp, đau nhức xương, gân.
Theo PLXH
Trị bệnh khi trời rét theo cách dân gian Mùa đông giá lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trời lạnh giá kéo dài làm cơ thể giảm sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu đi, nhất là người già và...