Dân Crưm hoan hỉ mừng đổi vận mệnh
Pháo hoa nổ tưng bừng. Quốc kỳ Nga tung bay trong gió. Người dân trên bán đảo Crưm tập trung thành những đám đông hò reo mừng sáp nhập cộng hòa tự trị này vào Nga.
Ngày 16/3, khoảng 1,5 triệu cử tri ở Cộng hòa tự trị Crưm đã đi bỏ phiếu quyết định bán đảo này nên sáp nhập Nga hay ở lại với Ukraina. Theo kết quả kiểm phiếu mới nhất, có tới 96,6% cử tri bán đảo 2 triệu dân này ủng hộ gia nhập Nga.
Lãnh đạo Sergei Aksyonov cho biết người dân Crưm đã đi bỏ phiếu tự do và quốc hội địa phương sẽ họp trong ngày 17/3. “Xô-viết Tối cao Crưm sẽ làm đơn chính thức để xin gia nhập Liên bang Nga trong cuộc họp hôm 17/3″, ông viết trên Twitter sau kỳ bỏ phiếu.
Video đang HOT
Các nhà lập pháp Crưm dự kiến sẽ bay tới Moscow ngay trong ngày để bàn bạc. Hãng tin Interfax dẫn lời nhà lập pháp Nga Vladimir Zhirinovsky nói rằng việc sáp nhập có thể được thực hiện trong vòng 3 ngày tới.
Tổng thống Nga Valadimir Putin tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm được thực hiện “hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Nhà lãnh đạo này cho biết ông sẽ tôn trọng nguyện vọng của người dân Crưm.
Trong khi đó, Thủ tướng tạm quyền của Ukraina khẳng định cả nước này và phương Tây đều sẽ không công nhận cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm.
Từ Mỹ, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm là “nguy hiểm và gây bất ổn”. Ông này cũng nhấn mạnh nó sẽ “làm tăng tổn thất cho Nga”.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nguy cơ đụng độ tại biên giới Nga - Ukraine
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cảnh báo về nguy cơ đụng độ quân sự dọc biên giới Nga và Ukraine trong thời điểm Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga trong hôm nay 16.3.
Xe bọc thép Ukraine diễn tập ngày 14.3 - Ảnh: AFP
Theo Reuters, cảnh báo được đưa ra sau khi một số nguồn loan tin Nga "đưa thêm binh sĩ vào Crimea và có thể sẽ can thiệp vào những khu vực khác thuộc miền đông Ukraine" theo sau các vụ bạo lực tại 2 thành phố Donetsk và Kharkov khiến 3 người chết. Tân lãnh đạo vùng Donetsk là Serhiy Taruta cáo buộc Nga đứng đằng sau tình hình bạo lực nói trên. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này có quyền bảo vệ công dân Nga ở Ukraine và chỉ ra rằng các vụ bạo lực chứng tỏ chính quyền mới của Kiev không có khả năng duy trì trật tự, theo RIA-Novosti.
Tuy nhiên, Bộ này cũng khẳng định Moscow không có kế hoạch can thiệp quân sự vào khu vực đông nam Ukraine. Mặc dù vậy, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksander Turchinov vẫn cho tiến hành một cuộc tập trận lớn và tuyên bố quân đội sẵn sàng bảo vệ đất nước. Đến tối qua, AFP dẫn lời giới chức Ukraine loan tin "lực lượng Nga" đã chiếm đóng làng Strilkove nằm cạnh Crimea và tuyên bố Kiev "sẽ dùng mọi biện pháp để chống lại".
Cũng trong ngày 16.3, Đài NHK dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Steven Warren cho hay tàu sân bay USS George H.W.Bush và một số tàu hải quân khác sẽ hiện diện ở Địa Trung Hải lâu hơn so với kế hoạch ban đầu để "thực hiện nhiệm vụ đã cam kết với các đồng minh".
Mặt khác, trong cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ về Ukraine ngày 15.3, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là không có giá trị do Mỹ đưa ra, theo AP.
Theo TNO
Nga phải trang bị thêm vũ khí hiện đại, Mỹ gấp rút tăng cường lực lượng Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Dmitry Rogozin cho biết, "mối đe dọa công khai" của Mỹ và NATO cho thấy sự cần thiết phải trang bị cho quân đội Nga các hệ thống vũ khí hiện đại. Ông Dmitry Rogozin cho biết trên trang Facebook cá nhân hôm 8-3 rằng: "Sau những lời đe dọa công khai của Mỹ và...