Đàn cò mỏ thìa quý hiếm ở Nam Định
Hàng chục con cò mỏ thìa quý hiếm trong sách đỏ xuất hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
Một trong số loài chim di cư quý hiếm tới Vườn quốc gia Xuân Thủy hàng năm và cũng là biểu tượng đại diện cho vườn chính là cò mỏ thìa quý hiếm (tên khoa học Platalea minor). Loài này được xếp vào cấp EN – nguy cấp theo sách đỏ được lập bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế – IUCN.
Theo thống kê của vườn, có 219 loài chim sinh sống ở đây, chủ yếu là chim nước, với hơn 100 loài chim di cư, cùng nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới như: rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ…
Đàn cò mỏ thìa kiếm ăn ở một dải đất ngập nước ven rừng ngập mặn. Hàng năm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi hội tụ hàng chục nghìn con chim từ phương Bắc. Riêng với loài cò mỏ thìa thường về sớm hơn, từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Di cư về Việt Nam vào mùa đông, cò mỏ thìa kiếm ăn ở bãi ngập triều ven biển ở các cửa sông. Thức ăn là cá, động vật thủy sinh nhỏ khác.
Trên thế giới, loài này xuất hiện tại Triều Tiên, phía nam Nhật Bản, dọc khu vực biển phía đông Trung Quốc.
Theo ghi nhận, Vườn quốc gia Xuân Thủy tồn tại một quần thể cò mỏ thìa lớn nhất Việt Nam, trong một vài năm gần đây số lượng nhiều nhất là 74. Tuy nhiên, con số thay đổi hàng năm.
Loài cò chọn vùng này làm điểm nghỉ ngơi trong thời gian di cư, trú đông mà không làm tổ.
Các nhà khoa học đã phát hiện lác đác một vài con cò mỏ thìa tại các tỉnh Thái Bình và Đồng Nai, Hà Tĩnh, Đồng Tháp.
Theo một thống kê của tổ chức bảo tồn chim quốc tế – Birdlife International phối hợp với Hiệp hội giám sát chim Hong Kong vào năm 2011, thế giới hiện có hơn 2.340 con cò thìa mặt đen trưởng thành.
Ngoài cò mỏ thìa, vùng đất ngập nước ven rừng ngập mặn còn là nơi tạm trú trong thời gian di cư của nhiều loài chim khác. Trong đó có nhiều loài đang nằm trong diện nguy cấp, cần được bảo vệ.
Vườn quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu ramsar năm 1989, là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam. Với diện tích trên 7.100 ha, đây là nơi sinh sống, dừng chân và trú đông của nhiều loài chim.
Khu hệ chim ở đây tiêu biểu cho các loài thuộc bộ hạc, bộ ngỗng, bộ rẽ và bộ sẻ. Nơi đây còn là điểm dừng chân của một số loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế như: rẽ mỏ thìa, choắt lớn mỏ vàng, cò thìa mặt đen, bồ nông chân xám, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, cò trắng Trung Quốc, choắt mỏ cong lớn…
Phát hiện sinh vật ma có hình thù kinh dị dưới đáy đại dương
Liệu đây có phải sinh vật cổ đại đe dọa sự sống ở biển khơi như trong truyền thuyết vẫn thường đề cập đến?
Clip sinh vật ma có hình thù kinh dị dưới đáy đại dương:
Clip ẩn đã ghi lại hình ảnh một "yêu quái" đúng nghĩa nằm cách mặt biển 600m gần Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahnaumokukea (Hoa Kỳ), khiến các nhà khoa học lại một lần nữa đau đầu tìm lời giải.
Chúng có khả năng phóng điện như lươn biển nhưng lại sở hữu chiếc đầu kì quái có phần rùng rợn.
Sau khi vào cuộc phân tích, các nhà khoa học kết luận, sinh vật lạ ấy chính là cá chình bồ nông có tên khoa học là "Eurypharynx pelecanoides".
Sống ở một môi trường biệt lập cho nên việc con người bắt gặp cá chình bồ nông rất hiếm khi xảy ra. Chúng những đặc điểm hết sức đặc trưng của các loài sinh vật ở biển sâu.
Để săn mồi, cá chình bồ nông sử dụng chất phát quang sinh học ở phần đuôi để tạo ra những "bóng đèn" màu hồng nhằm thu hút các sinh vật nhỏ.
Khi con mồi đến gần, cá chình bồ nông ngay lập tức há rộng chiếc miệng khổng lồ của mình để đớp trọn.
Sở dĩ được đặt tên theo một loài chim bởi những con cá chình này có khả năng hút nước và bơm phồng cơ thể tương tự như chiếc mỏ đặc biệt của loài bồ nông.
Tuy nhiên, so với loài chim biển thì loài cá chình biển sau này có khả năng thay hình đổi dạng ấn tượng hơn nhiều nhờ sở hữu lớp da siêu đàn hồi.
Được biết, việc thay hình đổi dạng là một tập tính phòng ngự của loài cá khi gặp nguy hiểm. Con cá đã phát hiện chiếc camera từ trước đó và bơm phồng cơ thể lên để de dọa kẻ đang tiếp cận mình.
Sau khi nhận thấy vật lạ không có vẻ gì là nguy hiểm, con vật trở lại hình dạng bình thường và bơi đi.
Ngắm đàn thiên nga thân thiện trong 'thành phố triệu cây xanh' Ecopark - Khu đô thị xanh bậc nhất Hà Nội là nơi sinh sống của một đàn thiên nga quy mô lớn. Đàn thiên nga này đặc biệt thân thiện với các cư dân, nhất là các em nhỏ và cụ già. Đàn thiên nga của Ecopark sinh sống tại Hồ Thiên Nga. Đây là hồ cảnh quan lớn nhất Hà Nội khi...