Dân chơi Việt đổ xô săn lùng ngọn cây ‘bóng ma’ mọc trên hoang đảo
Một ngọn cây thủy sinh có tên Bucep “Bóng ma” kích thước từ 6-7cm nhưng có giá lên tới 3 triệu đồng đang được dân chơi thủy sinh săn lùng, nhưng không hề dễ mua.
Anh Hoài Nam (Quân 10, TP.HCM) đến cửa hàng thủy sinh có tiếng nằm trên đường Lưu Xuân Tín, sau vài tiếng đợi hàng chuyển từ sân bay về, anh nhanh chóng trả 3 triệu đồng để được tận tay sở hữu ngọn Bucep “bóng ma”.
Anh Nam tấm tắc: “Từ hôm cửa hàng báo có hàng, tôi đứng ngồi không yên đợi đến ngày nhận cây. Loại cây thủy sinh Bucep “bóng ma” rất hiếm, không phải ai cũng có cơ hội mua được nó. Tôi phải tìm đến cơ sở chuyên cung cấp ở nước ngoài và đặt hàng trước một tuần”.
Theo anh Nam, Bucep “bóng ma” không giống như các loại cây thủy sinh thông thường. Chúng chỉ mọc ở những khu vực riêng biệt, thường ở các hòn đảo hoang vắng ít người lui tới. Người bán nhập hàng Bucep từ Indonesia ,tùy theo chủng loại và khu vực khai thác mà giá cả chênh lệch rất nhiều.
Ngọn cây Bucep ‘bóng ma’ giá tiền triệu
“Một ngọn cây Bucep “bóng ma” có kích thước từ 6-7cm. Lá cây có sự pha trộn màu sắc ma mị như tím đỏ, xanh tím, xanh đen,… trên chiếc lá còn có những hạt chấm trắng giống như dải thiên hà. Khi được thả xuống môi trường nước, sự kết hợp của màu sắc và ánh sáng tạo nên sự thoắt ẩn thoắt hiện kỳ bí, vì thế nó có tên gọi là bóng ma”, anh nói.
Anh Phạm Nhật (Quận 3, TP.HCM), một dân chơi hồ thủy sinh nhiều năm, thừa nhận giá ngọn cây thủy sinh Bucep “bóng ma” không chỉ đắt đỏ mà thời gian chờ đến lượt mua cũng phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng hàng mới đến tay.
Bucep “bóng ma” thuộc họ ráy, sống bám trên các tảng đá hay thân cây gần bên các con sông suối ẩm ướt.
“Bucep ‘bóng ma’ được xếp vào hàng hiếm của dòng Bucep nói chung. Nó được khai thác trong tự nhiên và số lượng ngày càng ít. Vì thế, trên thị trường quốc tế người ta sẵn sàng trả giá rất cao để sở hữu được nó. Có tiền chưa chắc đã mua được. Với ngọn kích thước trung bình mất một tuần là có, còn loại lớn có màu sắc lạ mất nhiều thời gian hơn”, anh chia sẻ.
Bể ươm Bucep “bóng ma”
Loại cây “hiếm có khó tìm” yêu cầu quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hết sức công phu tỉ mỉ. Anh Nhật cho biết: Với một ngọn cây Bucep “bóng ma”, không thể vội vàng, phải kiên nhẫn, càng rối ruột thì nguy cơ mất trắng càng cao. Cây càng đắt tiền thì không chỉ đẹp mà còn khó sống nếu không biết cách chăm.
Ví như khi mang về, cây được buộc vào lũa, đá, nham thạch,… Để màu sắc Bucep đẹp, cần đảm bảo đủ sáng, bổ sung CO2 đầy đủ. Khi thay nước, cần hết sức chú ý vì có thể làm cây bị stress, có dấu hiệu rụng lá.
“Rất nhạy cảm mỗi khi có sự thay đổi, lá cây bucep có thể bị rữa và rụng. Cần am hiểu tường tận, theo dõi sát sao biểu hiện của cây để có xử lý kịp thời, tránh để cây chết”, anh Nhật lưu ý.
Cũng đam mê sưu tập loài cây thủy sinh Bucep “bóng ma” với số lượng trên chục cây, anh Hoàng thừa nhận ngoài thời gian, công sức thì thú chơi Bucep cũng khá tốn kém.
Thông thường, bể thủy sinh 1m2 hết khoảng 10-15 triệu đồng. Có những người chơi rất công phu, bể 1,5m nhưng đầu tư tới hơn 60 triệu đồng. Ngoài ra, người chơi phải đầu tư đủ về ánh sáng, bình dưỡng khí CO2, đảm bảo nhiệt độ nước, phân, cây thủy sinh khác, gỗ lũa, đá,… Trong đó đắt nhất là hệ thống đèn, lọc. Chi phí đầu tư cao hay thấp phụ thuộc vào kích cỡ bể và bố cục mà người chơi chọn.
Theo anh Huy, thành viên của cộng đồng chơi Bucep tại Việt Nam, với bất cứ ai chơi thủy sinh, Bucep “bóng ma” chắc chắn là cái tên ai cũng muốn có trong bể của mình. Tuy nhiên, không cửa hàng thủy sinh lớn nào cung cấp đủ loại cho bạn lựa chọn, kiếm được 1-2 loại về trồng là may mắn rồi.
Đại diện một đầu mối cung cấp cây thủy sinh (Quận 10, TP.HCM) cho hay, ngọn cây Bucep “bóng ma” được nhập khẩu trực tiếp từ Indonesia bằng đường hàng không. Ngọn cây có kích thước từ 6m-7cm giá từ 2-3 triệu đồng/ngọn, kích thước từ 8cm trở lên giá hơn 4 triệu đồng và rất hiếm.
“Quá trình nhập khẩu đòi hỏi những điều kiện hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo cây sống được khi về đến Việt Nam. Làm sao để có được nhiệt độ lý tưởng từ 22-26C, tránh sốc nhiệt. Cây được bảo quản trong hộp chống sốc, có lót bông hoặc giấy để giữ ẩm. Thời gian vận chuyển phải được tính toán chính xác để bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý”, anh này chia sẻ.
Do tốc độ phát triển của cây là rất chậm và đang bị khai thác quá mức, Bucep “bóng ma” được nhập số lượng có giới hạn, không nhập ồ ạt. Các đối tác nước ngoài cũng chỉ cung cấp một lượng cây nhất định. Vì thế, mỗi lần nhập chỉ được 6 đến 8 ngọn cây Bucep “bóng ma”.
“Cửa hàng thủy sinh của tôi bán rất nhiều loại Bucep, ráy khác nhau có giá tầm trung. Tuy vậy lượng khách hàng có nhu cầu về Bucep ‘bóng ma’ không hề giảm. Các đơn hàng vẫn tiếp tục được nối dài. Có những người đã cất công sang tận Indonesia mua cây về chơi”, anh thông tin.
Cẩm Hòa
Theo vietnamnet.vn
Bói cá trổ tài săn giết cực đỉnh trước ống kính nhiếp ảnh gia
Với đôi mắt tinh tường kết hợp cùng tốc độ nhanh như một tia sét, chim bói cá hiếm khi để trượt con mồi. Nói cách khác, con mồi bị chim bói cá nhắm trúng có tỷ lệ sống sót cực thấp.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Vince Burton, 45 tuổi, ở Mỹ ghi được những hình ảnh cực ấn tượng và chân thực khi chim bói cá trổ tài săn mồi ở một hồ nước rộng lớn vùng ngoại ô Suffolk.
Theo nhiếp ảnh gia, chim bói cá là một loài chim vô cùng thú vị.
Chúng rất nhỏ nhắn, màu sắc cũng bắt mắt, khó ngụy trang vào môi trường xung quanh, thế nhưng tài săn mồi của loài chim bé nhỏ này không thể khinh thường.
Thậm chí, chim bói cá còn là một trong những loài chim có tỷ lệ săn mồi thành công rất cao trong thế giới loài chim.
Với đôi mắt tinh tường kết hợp cùng tốc độ nhanh như một tia sét, chim bói cá hiếm khi để trượt con mồi. Nói cách khác, con mồi bị chim bói cá nhắm trúng có tỷ lệ sống sót cực thấp.
Chim bói cá thậm chí còn có thể cùng lúc săn tới hai con mồi một lúc, khiến nhiếp ảnh gia bị ấn tượng cực mạnh.
Theo tìm hiểu, chim bói cá ăn chủ yếu là cá như cá mỏ và cá gai, nhưng chúng cũng ăn ếch, nhái nhỏ, côn trùng thủy sinh, tôm nước ngọt và nòng nọc v.v ... để tăng cường chế độ ăn uống.
Chúng thích cá có chiều dài khoảng 23 mm, nhưng vẫn có thể xử lý bất cứ thứ gì dài tới 80mm.
Mời quý vị xem video: Những loài chim độc đáo, kỳ thú nhất TG
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/Sina
Nhựa viên nguyên sinh: Thảm họa môi trường mới khi những gã khổng lồ dầu khí chuyển sang sản xuất nhựa Một nhà máy có thể sản xuất 80 nghìn tỷ viên nhựa/năm. Không biết bao nhiêu trong số chúng bị rò rỉ ra môi trường. Khoảng 30 dặm về phía bắc thành phố Pittsburgh tọa lạc một thị trấn giáp ranh với khu rừng của tiểu bang Pennsylvania. Ngổn ngang ở đó bây giờ là một nhà máy mà gã khổng lồ Royal...