Dân chơi cosplay chi tiền triệu đến cả tỷ đồng để thỏa đam mê
Nhiều cosplayer sành điệu không ngần ngại chi tiền mạnh tay cho những lần xuất hiện, nhằm hóa thân thành những nhân vật yêu thích.
Đầu tuần, hàng trăm bạn trẻ cosplay thành nhiều nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh, phim hoạt hình, game… quy tụ tại sân ĐH Bách Khoa Hà Nội với đủ màu sắc rực rỡ. Họ xuất hiện trong những trang phục độc đáo, có một không hai.
Bánh Mật hóa thân thành nhân vật Huỳnh Thảo trong một trò chơi điện từ. Cô bạn đang là sinh viên năm 2, chuyên ngành tiếng Nhật. Yêu thích anime, manga từ bé nhưng phải lên đến đại học, Bánh Mật mới bắt đầu tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này.
Bùi Thảo Linh (bên trái) đang là sinh viên ĐH Hà Nội và Phan Thùy Linh (bên phải) sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội chọn hóa thân thành quý ông ánh trăng và nhạc công trong game Identity V.
Đến nay, Thùy Linh đã tốn hơn 5 triệu đồng cho sở thích này. Khi hỏi về phản ứng của gia đình, cô bạn cho biết: “Gia đình em thấy ăn mặc kỳ lạ, dị hợm và tốn tiền. Em toàn trốn để tham gia thôi”.
Cosplay không đơn thuần chỉ là hóa trang mà đòi hỏi phải thực sự hiểu biết và yêu thích nhân vật mới thể hiện tính cách, hành động, nội tâm…Với nhiều bạn trẻ, họ xem cosplay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Video đang HOT
Khánh Linh (bên trái) CĐ Nghệ thuật Hà Nội và Nguyễn Nguyệt (bên phải) hiện là sinh viên năm 2 – ĐH Hà Nội. Cả hai hóa thân thành “nàng rồng” Kanna Kamui – nhân vật chính trong Kobayashi-san Chi noMaid Dragon.
“Mình xem cosplay như ‘một phần của cuộc sống’ vì được hóa thân vào những nhân vật yêu thích. Phần nữa, em rất thích được mọi người quan tâm, chú ý và yêu mến mình nhiều hơn. Để hóa thân thành nhân vật Kanna Kamui, mình đã phải chi hơn 1,2 triệu đồng cho cả trang phục và phụ kiện”, Nguyệt cho biết.
Để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn trẻ lựa chọn việc thuê trang phục vì đỡ tốn công, giá cả lại vừa phải. Mức giá thuê mỗi bộ từ 250.000 đồng đến cả bạc triệu tùy vào độ cầu kỳ và phụ kiện đi kèm.
Afias bắt đầu chơi ‘cos’ từ năm 2018. Nó giúp cô bạn cảm thấy vui vẻ và được là chính mình hơn. “Về tiền thuê đồ, make-up, phụ kiện, chụp ảnh khá là đắt đỏ so với sức của một học sinh như em. Vì đây là đam mê nên thi thoảng có tiền em mới đầu tư thôi”, Afias chia sẻ.
Khi hỏi về chuyện gia đình có ủng hộ đam mê không, cô bạn cho biết: “Gia đình không ủng hộ, cũng không thể hiện ra mặt. Mọi người có khuyên em nên dừng lại vì nghĩ nó tốn tiền mà chẳng được cái gì”, cô bạn nói thêm.
Trái ngược với Afias, gia đình Ram-Rem lại nhiệt tình ủng hộ sở thích của con gái. “Khi biết em tham gia cosplay, bố mẹ em chỉ bảo ‘nhìn cũng hay đấy nhỉ’, nhiều lúc mẹ em còn cho tiền đi mua đồ nữa cơ. Sau mấy lần tham dự các lễ hội, em tiêu tốn khoảng 3 – 4 triệu đồng cho những món đồ, quần áo phục vụ cho việc cosplay”, Ram-Rem nói.
Bạn Hikari hóa thân nhân vật Violet Evergarden, trong một bộ phim hoạt hình anime của Nhật Bản.
Nổi bật với ngoại hình và bộ trang phục ấn tượng, cô bạn Anh Neko thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự lễ hội. Cô bạn đã theo đuổi bộ môn cosplay đến nay đã được 8 năm. Mỗi lần tham dự lễ hội, cô lại hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau. Trong ảnh, Anh Neko hóa thân thành nhân vật Tamamo No Mae SP trong game Âm dương cư.
Để có tiền nuôi đam mê, Anh Neko làm nhiều công việc khác nhau từ y, dược, bảo hiểm, tài chính đến thương mại điện tử. “Lương của mình đủ để mỗi tháng, trích ra khoảng 10 đến 15 triệu đồng để đầu tư cho đam mê. Năm đầu tiên, mình đầu tư 5 triệu đồng/năm nhưng càng về sau mỗi năm số tiền lại nhân 10, 20 lần. Đến nay, mình tiêu tốn khoảng một tỷ đồng cho đam mê này”, Anh Neko chia sẻ.
Dù mới bắt đầu ‘chơi cos’ từ tháng 1/2020 nhưng Thiên Hân cũng đầu tư trên 10 triệu cho đam mê. Trái ngược với nhiều bạn bị gia đình cấm cản hay khó chịu, gia đình Thiên Hân lại khá thoải mái cho việc này. “Gia đình em thoải mái lắm, không cấm đoán gì hết… Em có đi làm thêm mấy công việc part time như bán quần áo hay bưng bê cà phê để ‘nuôi’ đam mê mà không cần phải xin tiền bố mẹ”, Hân cho biết.
Bạn Rum (lớp 10, trường Marie Curie Hà Nội) hóa thân thành nhân vật Shiranui Bất Tri Hỏa.
Bạn Nguyễn Nhung hóa thân nhân vật Jeanne D’arc Santa trong game FATE. Cô bạn đang là sinh viên năm 2, ĐH Quốc gia Hà Nội, bắt đầu chơi cos từ năm 2017. “Em yêu thích bộ môn này từ năm cấp 3. Khi tham gia cosplay em thấy được là chính mình hơn và cảm thấy vui khi được mặc những bộ đồ này… Bộ trang phục hôm nay em tự mặc có giá gần 2 triệu đồng, được đặt may mất gần 2 tháng mới hoàn thành”, Nhung chia sẻ thêm.
Nguyễn Nhung nhớ lại, những ngày đầu ‘chơi cos’ đã không được gia đình ủng hộ vì cho rằng nó ‘dị’. Nhung tâm sự: “Em ở tỉnh lẻ (Thái Bình), không phải ở Hà Nội, nên mọi thứ về cos ở quê em khá mới lạ. Văn hóa về cos mọi người chưa biết đến, nên không hiểu gì về nó. Nhiều lúc em mặc những bộ đồ cos, mọi người nhìn em kiểu rất ‘dị’. Lên đại học, em học xa nhà, một phần bố mẹ đang ở Đức nữa nên đỡ bị cằn nhằn đi đôi chút”.
Để tiết kiệm chi phí, Nhung thường tự makeup. Tuy nhiên, đồ nghề makeup phải nâng cấp theo thời gian, nhất là để đáp ứng được những nhân vật đòi hỏi hóa trang cầu kì. Nhung thường chọn những dịp sale lớn trong năm như 11/11 hay 12/12 để mua đồ. Ngoài ra, cô bạn cũng tiết kiệm tiền từ công việc dạy thêm ngoại ngữ. Nhung sẵn sàng chi tiền để đầu tư những bộ trang phục của nhân vật mà mình yêu thích. “Mỗi khi có lương, em sẽ mua một bộ. Bộ trang phục đắt nhất em từng đầu tư là khoảng 3 triệu đồng”, cô bạn cho hay.
Con bị điểm thấp, không thích làm bác sĩ có phải là bi kịch ?
Nhìn bảng điểm của con mình, không ít phụ huynh thất vọng nếu như điểm một số môn bị thấp. Hoặc thấy con thích nấu ăn, mê may vá hơn học tập, sẽ mang trong lòng nỗi lo liệu sau này con có thành công?
Phụ huynh không nên tạo áp lực về điểm số cho trẻ và hãy giúp con phát huy sở trường - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Mẹ muốn con trở thành bác sĩ, con chọn nghề bếp
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương là giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang, kể lại: "Từ lúc sinh con và nuôi con, tôi luôn nghĩ rằng khi đến tuổi 18, con tôi sẽ bước vào giảng đường của trường ĐH và trở thành một bác sĩ. Tôi luôn hy vọng con mình sẽ viết tiếp ước mơ dang dở của tôi... Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp THPT, con nói: "Mẹ ơi, con không học ĐH. Mẹ cho con chọn nghề bếp mẹ nhé!". Lúc đó cả bầu trời như sụp đổ dưới chân tôi, bao nhiêu hy vọng dường như tan biến. Tôi không sao chấp nhận sự thật này. Ai hỏi con tôi học trường ĐH nào tôi đều giấu nước mắt quay đi".
Con trai chị Phương là một học sinh hiếm hoi ở địa phương học trường chuyên của tỉnh và với điểm thi thử ĐH là 29, trong suy nghĩ của chị, lẽ ra con phải đăng ký trường y, vậy mà lại chọn nghề bếp - một cái nghề mà chị Phương chưa từng nghĩ đến. Đau khổ vì lựa chọn của con, chị Phương ép con chọn lại không được nên đã không liên lạc với con trong suốt 1 năm. Thời gian này, con trai chị tự lên TP.HCM đi làm thêm kiếm tiền học ngành bếp của một trường trung cấp.
"Nhiều lần tôi biết cháu về nhưng đợi lúc mẹ đi dạy học mới dám vô nhà. Đến một ngày, con tôi trở về và mang chiếc chiếc cúp giải nhất nghề nấu ăn của trường đưa cho mẹ. Lúc này tôi bắt đầu thay đổi suy nghĩ và trong lòng bắt đầu theo dõi bước đi của con. Sau đó, con đạt giải nhì cuộc thi cấp thành phố và huy chương vàng cấp quốc gia. Càng nghĩ lại tôi càng cảm thấy ân hận và thương con. Nếu ngay từ đầu tôi phát hiện và bồi dưỡng đam mê này của con, gạt bỏ sĩ diện của người làm mẹ, thì có lẽ chúng tôi đã không phải trải qua suốt một năm đau khổ và có thể con còn đạt được nhiều thành tựu tốt hơn nữa", chị Phương bày tỏ.
Con trai chị Phương vừa trúng tuyển vào làm đầu bếp trên một du thuyền lớn của Mỹ sau 3 vòng thi tuyển và được ký hợp đồng 3 năm. Trước đó, cậu từng làm đầu bếp ở nhiều nhà hàng, khách sạn 4 - 5 sao. Không chỉ con trai chị Phương mà con gái thứ 2 của chị Phương cũng bộc lộ thiên hướng từ nhỏ là thích may vá, thời trang đã quyết định đi học nghề may thay vì học tiếp vào lớp 10 và hiện giữ một vị trí khá tốt trong một công ty may mặc.
Phụ huynh cũng cần được định hướng
Nhìn nhận về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và giao lưu quốc tế (thuộc ĐH Huế), cho rằng giáo dục của chúng ta đang hiểu theo một chiều, không ai nghĩ phụ huynh cũng cần được định hướng.
"Phụ huynh chưa được định hướng đúng, không có ai nói cho phụ huynh biết về vấn đề phát hiện và tôn trọng sở trường, sở thích, thiên hướng của con. Cha mẹ vẫn lan truyền những quan niệm là con lớn lên phải làm bác sĩ, kỹ sư mới tốt, mới thành công. Vì thế, không cần biết con có thích nghề đó hay không, vẫn áp đặt và ép con phải học thật giỏi các môn toán, văn, lý, hóa... để sau này chọn các ngành học liên quan đó", bà Kim Ngân nêu quan điểm.
Chi Phan Hồ Điệp, giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, là mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam, lý giải nguyên nhân của việc này: "Rất nhiều năm nay, việc đánh giá học sinh vẫn chỉ dựa trên điểm số, coi điểm số là thước đo của việc giỏi - không giỏi, Phụ huynh quên rằng con người có tới 8 loại hình trí thông minh và mỗi người có thể sở hữu loại hình trí thông minh nào đó. Việc được khích lệ để mỗi trẻ thể hiện điểm mạnh, được phát huy tối đa loại hình trí thông minh mà mình sở hữu là điều rất tuyệt vời".
GS Nguyễn Văn Minh: Tín hiệu tích cực đối với hệ thống các trường sư phạm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã diễn ra thành công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ở mức "báo động". Đây được coi là điểm nhấn ấn tượng của ngành Giáo dục trong năm 2020. Ảnh minh họa/internet Ghi nhận những kết quả của ngành Giáo dục đạt được, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm...