Đam mê “truyền lửa”
Sang thu, sân trường nắng vàng ươm. Câu chuyện giữa chúng tôi với nhà giáo Nguyễn Thị Như Mai, Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Tài chính – Kế toán) cứ kéo dài như còn vương vấn lúc giao mùa.
Còn khá trẻ tuổi, nhưng giảng viên Như Mai luôn có góc nhìn và hướng đi riêng để góp phần phát triển “ sự nghiệp trồng người”. Song điều mà tôi bị cuốn hút từ nữ giảng viên trẻ này là khát vọng đến cháy bỏng: Phải sở hữu thật nhiều tri thức để truyền lại thật nhiều cho thế hệ sau.
5 năm chưa đêm nào tròn giấc
Sự thân thiện và chân thành là điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được khi ngồi trò chuyện với nhà giáo Nguyễn Thị Như Mai. Sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng không vì thế mà cô tự mãn với những gì mình có. Thay vào đó, cô gái sinh năm 1983 này đã không ngừng nỗ lực để khẳng định bản thân và luôn đặt ra những mục tiêu để chinh phục và bước đi trên chính con đường mình đã chọn.
Cô giáo Mai (đầu tiên bên trái) làm giám khảo Cuộc thi “Nhà quản trị tài năng”- sân chơi của sinh viên Khoa Quản trị – Kinh doanh. ẢNH: T.PHƯƠNG
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng, chuyên ngành Kinh doanh ngoại thương, Như Mai được nhận ngay về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực của TP.Đà Nẵng lúc bấy giờ. Nhưng có lẽ vì tình yêu quê hương và quyết tâm muốn cống hiến nhiều hơn nữa và tìm môi trường phát triển trên chính quê mình, cô giáo Mai đã xin về giảng dạy tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán.
Nữ giảng viên trẻ chia sẻ: Để chinh phục tri thức, bản thân không bao giờ chùn bước trước khó khăn, thách thức. Trong lúc mang bầu đứa con thứ hai, tôi đã lên sẵn kế hoạch thi nghiên cứu sinh. Có những giai đoạn thực sự khó khăn, nhất là lúc sinh con chưa đầy 3 tháng, cô phải cùng mẹ chồng mang con ra Đà Nẵng để học. Nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng với ý chí và quyết tâm của mình, tôi đã vượt qua tất cả.
Giai đoạn vừa học cao cấp lý luận chính trị tại Hà Nội, vừa làm việc với giáo sư hướng dẫn ở Đà Nẵng về luận án tiến sĩ của mình và tham gia học tiếng Anh để nâng chuẩn trình độ ngoại ngữ, cô Như Mai phải sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ và mục tiêu của mình đề ra.
Video đang HOT
Thời điểm này, với cô, khoảng cách từ Hà Nội – Đà Nẵng và Quảng Ngãi rất gần. Bởi cô có thể di chuyển đi, về trong một ngày để hoàn thành những công việc liên quan đến học tập, công tác phát sinh. Nhiều đêm liền đọc tài liệu, chuẩn bị cho công việc và chăm con nhỏ… cô Như Mai chỉ tranh thủ chợp mắt vài ba tiếng đồng hồ, hoặc tranh thủ những giấc ngủ vội trên các chuyến bay.
Giờ nhìn lại quãng thời gian ấy, trên khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt như lúc nào cũng muốn cười là cả một hành trình phấn đấu học tập, nghiên cứu không mệt mỏi nhưng cũng rất đỗi tự hào. “Để có thể hoàn thành tốt mọi việc, đòi hỏi bản thân mình phải xây dựng kế hoạch riêng. Dường như 5 năm ròng chưa đêm nào mình được ngủ tròn giấc. Bao nhiêu công việc, bài vở và gia đình trong ngày nếu không xác định được việc nào quan trọng để ưu tiên thực hiện trước và sắp xếp hợp lý thì khó mà hoàn thành”, cô Như Mai thổ lộ.
Cô Nguyễn Thị Như Mai là một trong những giảng viên trẻ nhất khu vực miền Trung tham dự cuộc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính năm 2017 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Từ năm 2016 đến nay, giảng viên Nguyễn Thị Như Mai luôn đạt chiến sĩ thi đua cơ sở và đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen.
Giúp sinh viên hiểu giá trị bản thân
“Cày xới” trên “cánh đồng tri thức” suốt 15 năm trời, cô Như Mai luôn cho rằng hạnh phúc lớn nhất của mình là truyền đạt được nhiều kiến thức cần thiết đến học trò. Một tiết dạy thành công không chỉ dừng lại ở phương pháp hay hoặc nội dung bài dạy phong phú mà là kích thích sự tự học, tự nghiên cứu và khám phá của sinh viên. Vì thế, mỗi tiết dạy của cô giáo Như Mai là một sự “phá cách”. Cô không đi theo lối mòn của một tiết dạy với những bước được thiết kế sẵn mà luôn sử dụng những phương pháp linh hoạt.
Đọc nhiều sách, để rồi mỗi buổi lên lớp, cô hay giới thiệu đến sinh viên những cuốn sách mà mình đã đọc. Cô sử dụng mạng xã hội không chỉ để giải trí mà xem đó là một kênh để truyền những thông điệp đến với sinh viên. Khi đọc một cuốn sách hay, cô giáo Như Mai sẽ trích những câu nói “đắt” nhất để đăng lên cùng với trích dẫn tên cuốn sách, từ đó kích thích sự “tò mò” để sinh viên tìm đọc. Cô giáo Mai còn tặng sách thông qua mạng xã hội để tăng cường văn hóa đọc trong cộng đồng.
Cô Mai tâm sự: “Đôi khi chỉ bằng những mẫu chuyện hay những lời nói chân thành của mình sẽ làm các em thay đổi tích cực. Mình không chỉ dạy các em bằng những gì mình có, mà mình còn muốn truyền đến các em một tinh thần tự lập và tự khám phá để nhận ra bản chất của vấn đề trong cuộc sống cũng như trong chính những lĩnh vực các em quan tâm”.
Có lẽ vì thế mà cô giáo Mai luôn miệt mài trau dồi kiến thức, làm giàu tri thức bản thân để có thể khơi dậy trong học trò niềm đam mê nghiên cứu và học tập. Từ cuộc đời và những trang sách đọc được, cô giáo Nguyễn Thị Như Mai đã giúp sinh viên của mình có một cái nhìn mới về cuộc sống, để rồi sự lan tỏa ấy giúp cho sinh viên hiểu được giá trị của bản thân trong hành trình hướng tới tương lai tốt đẹp.
“Thành tích lớn nhất của mình đó là khẳng định được bản thân bằng sự nỗ lực trong việc tích lũy kiến thức để truyền lại cho học trò. Thành quả của học trò đạt được là niềm vui lớn nhất của mỗi nhà giáo. Đấy cũng là động lực để mình tiếp tục nghiên cứu và cống hiến vì các thế hệ sinh viên”.
Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh
(Trường Đại học Tài chính – Kế toán) NGUYỄN THỊ NHƯ MAI
Trường đại học "nói xấu" nhau là điều xấu hổ trong môi trường giáo dục
Trước mùa tuyển sinh tại Đà Nẵng, trên các trang mạng xã hội lại chia sẻ nhiều tin đồn, tự đưa ra đánh giá, nhận định chủ quan về chất lượng của các trường đại học...
Ảnh minh họa. Nguồn Hải Nguyễn
Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, TS. Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng đại học thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đã có một số chia sẻ với Báo Lao Động về thực trạng này.
Trước đó, hàng loạt học sinh tại Đà Nẵng nhận được thư nặc danh với nội dung tự đưa ra đánh giá các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng này theo mức độ từ cao đến thấp.
Lá thư nặc danh tự đánh giá về cơ sở hạ tầng, chương trình học, mức học phí... tại một số trường đại học như Đại học Bách khoa, Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ, Kiến Trúc, Đông Á, Duy Tân và FPT.
Lá thư nặc danh ngay sau đó được nhiều học sinh, sinh viên chia sẻ ồn ào trên các trạng mạng xã hội.
Dĩ nhiên, tin đồn xảy ra gần 1 tuần qua nhưng không một ai đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung thông tin lá thư nêu lên.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng việc các trường đại học nói xấu nhau là một điếu xấu hổ trong môi trường giáo dục. Nguồn Huyên Nguyễn
Từ thực trạng trên, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, cứ mỗi mùa tuyển sinh, không riêng gì các tỉnh miền Trung mà nhiều nơi trên cả nước, việc các trường đại học bằng cách này hay cách khác bêu xấu khuyết điểm của nhau vẫn hay xảy ra, có lúc âm thầm, có lúc ồn ào.
"Không ít trường đại học mượn mạng xã hội, mượn cả các phương tiện truyền thông để nói xấu trường bạn, đề cao trường khác. Đây là một điều đáng xấu hổ trong môi trường giáo dục nước ta" - TS. Lê Viết Khuyến nhận định.
Đề cập đến nguyên nhân của thực trạng này, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, theo xu hướng chung thì các trường đại học công và tư Việt Nam đều tiến tới tự chủ. Tuy vậy, hiện mức độ tự chủ đại học mỗi nơi một kiểu.
"Mặc dù chúng ta đã có chủ trương về tự chủ trong các trường đại học nhưng thực tế, việc công khai về mức độ tự chủ của các trường đại học vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ.
Việc minh bạch về tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, chuyện minh bạch tài chính, minh bạch về chất lượng giáo dục của nhiều trường chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập" - TS. Lê Viết Khuyến nói.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý giáo dục, một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế tình trạng trên chính là việc phát huy vai trò giám sát xã hội.
"Bất cứ ai là công dân, người học, phụ huynh nếu thấy trường đại học không minh bạch hoặc đào tạo kém chất lượng, hiệu quả học tập thấp thì có quyền lên ý kiến hoặc đánh giá.
Việc lấy ý kiến xã hội là một điều quan trọng để các trường đại học tự nhìn lại mình. Nếu không đáp ứng được thì các trường sẽ tự đào thải chứ không cần phải nói xấu nhau" - TS. Lê Viết Khuyến nhận định.
Nuôi con chữ để thoát đói nghèo ở "nơi cùng trời" Yên Bái Mù Cang Chải có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với tuyệt đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 91%. Học sinh ở xã Chế Tạo nhận quà do Quỹ GLC trao tặng. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN) Vào một đêm đầu mùa đổ nước vào ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái,...