Đậm đà sò huyết xào rau răm
Với người dân dọc vùng biển đảo Quảng Ninh, chẳng mấy ai không biết con sò huyết và những món ăn chế biến từ loài nhuyễn thể này. Thế nhưng khách lạ từ phương xa tới thì vẫn còn rất lạ lẫm, tò mò.
Hôm rồi, anh bạn từ Hà Nội về Quảng Yên chơi, tôi đãi món sò huyết xào rau răm. Bạn cứ xuýt xoa khen ngon…
Sò huyết là một loài sò bên trong có thân mềm màu hồng đỏ (để phân biệt với loài sò khác có thân màu trắng). Sò huyết có thể sống dưới đáy biển đến độ sâu 20m, nhưng thường thì chúng tập trung nhiều ở ven biển, nơi đáy là bùn bột, độ mặn tương đối thấp và nhiệt độ tối ưu khoảng 20-30C. Thức ăn chủ yếu của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Ở vùng biển Quảng Yên, người dân thường dùng cào sắt để bắt sò. Khi nước biển rút thì cũng có thể bắt sò bằng tay. (Người dân ở các vùng cửa biển như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải v.v.. thường bắt sò kiểu này).
Sò huyết có hình dáng nhỏ, con trưởng thành dài 5-6cm và rộng 4-5cm. Thịt sò dai giòn, có vị ngọt nên được nhiều người ưa thích. Sò huyết thường được chế biến bằng nhiều cách như nướng mỡ hành, hấp, nấu cháo, xào tỏi, sò huyết sốt me… Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là sò huyết nướng mỡ hành, vì dễ chế biến nhưng lại mang đến hương vị thơm ngon khó tả. Chế biến món sò huyết nướng cũng không cầu kỳ lắm. Sò phải chọn con còn tươi, ngâm sạch đất cát rồi cho vào nồi luộc chín. Tách vỏ sò, thái thịt sò thành từng phần nhỏ, xếp lại vào vỏ rồi cho lên vỉ nướng. Sau đó cho mỡ hành vào, nướng đến khi mỡ hành toả mùi thơm nức thì cho ra đĩa và dùng kèm với nước mắm pha hơi ngọt.
Video đang HOT
Ngoài ra, bạn có thể chế biến con sò thành nhiều món khác, như luộc với lá sả, ớt, hay xào với rau răm cũng được. Chế biến món sò huyết xào rau răm không mất nhiều thời gian. Ban đầu, mang sò huyết ngâm cho hết bùn đất, sau đó rửa sạch vỏ (cách tốt nhất là ngâm sò với một vài trái ớt đập dập hoặc ngâm sò với nước vo gạo), sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đến, bạn lấy tỏi khô bóc lớp vở ngoài, đập nhỏ; rau răm thì nhặt loại bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Tất cả cho vào chảo đã phi nóng mỡ kèm với vài cọng ngò. Kế tiếp cho sò huyết vào đảo đều tay. Vì sò huyết rất dễ chín cho nên bạn phải đảo đều khéo và nhanh, tầm 2 đến 3 phút là có thể được. Cho sò bày ra đĩa, kế tiếp cho chảo nóng và mỡ lợn phi trộn với một chút đường, rau răm, thìa là, mì chính, một ít ớt sốt lên rồi cho hỗn hợp này rải đều lên sò huyết vừa xào.
Món sò huyết xào rau răm ăn kèm với muối chanh ớt. Đây không chỉ là món ăn lạ và ngon miệng mà thịt sò còn có tác dụng bồi bổ, an thần, rất tốt cho sức khoẻ.
Theo Quảng Ninh
Bún kèn Phú Quốc - Ăn một lần nhớ mãi
Món bún kèn vốn ít được nhắc đến trong các món ẩm thực Việt Nam. Món bún kèn này tại Phú Quốc cũng ít được người bán, phần lớn, những người dân tại địa phương mua cá về chế biến nấu món ăn trong gia đình là nhiều.
Ngoài những nguyên liệu đơn giản và tương đồng ở một số vùng như nước dùng ngũ vị hương, nước cốt dừa, sả cùng giá, dưa leo, rau thơm thì điểm tạo nên sự khác biệt của bún kèn Phú Quốc chính là được nấu bằng cá nhàu hay cá ngân - hai loại cá rất hiếm thấy ở đâu khác ngoài Đảo Ngọc.
Cá được xay nhuyễn trên tô bún kèn Phú Quốc (Ảnh: Internet)
Người dân địa phương Phú Quốc thường mua cá ngân về vào các ngày "trúng cá" vừa tươi ngon, mang về rửa sạch, nấu nước sôi cho cá vào luộc, cho muối vào làm dịu nước. Sau khi cá chín thì vớt ra, lột lấy phần thịt cá. Sau đó dùng chài đâm dằm cá cho nhuyễn và đánh cho thịt cá bông lên.
Khi cá nhuyễn rồi mang đem đi xào với sả, ớt, tỏi... xào đến khi cá khô và thơm giòn. Lưu ý lúc xào cá phải xào liền tay, tránh làm cháy cá.
Sau đó cho nước cốt dừa, nước cá luộc đã lọc bỏ xương.. rồi nêm thêm gia vị cho vừa ăn là bạn có được 1 nồi nước kèn thơm ngon, đúng chuẩn ăn với bún gọi là "bún kèn Phú Quốc".
Màu sắc hài hòa của tô bún kèn (Ảnh: Internet)
Tô bún kèn Phú Quốc muốn ăn ngon phải có một lớp gỏi đu đủ tươi giòn phủ bên trên hoặc bắp chuối (hoa chuối) và lẫn trong đó là một vốc cá đã được xay nhuyễn. Kế nữa là lớp bún đã được chan một lớp nước cốt sền sệt. Cuối cùng là rau thơm, dưa leo và giá trông rất đẹp mắt. Hương vị mà thực khách sẽ khám phá được chính là độ giòn tan của đu đủ, mùi thơm đậm chất biển của cá, vị béo nhưng không ngậy của nước kèn.
Tô bún với màu trắng của bún của giá, màu xanh của rau thơm, đỏ của ớt, vàng của đu đủ bào cùng cá và nước lèo tạo nên một sự hài hòa của thị giác. Khi nếm thử, bạn sẽ thấy sự hài hòa hơn nữa trong vị giác. Cái vị beo béo của nước cốt dừa hòa với vị ngọt của cá cùng vị cay nồng của ớt và giòn tan trên đầu lưỡi với đu đủ bào, tất cả hòa vào nhau tạo nên một tô bún "ngũ vị" đánh thức vị giác của bạn.
Theo Charmtrip
Gỏi cá mai ở Nha Trang món quà của biển cả Bạn dễ dàng tìm thấy món gỏi cá mai ở những hàng quán gỏi cá mai Nha Trang. Cá mai là một loài cá biển, tầm 2 ngón tay, mình ngắn, nhỏ như cá cơm nhưng dẹp hơn. Cá màu trắng trong, không có mùi tanh, không có vảy nên khi được làm gỏi sẽ đem lại hương vị vô cùng thơm ngon....