Đảm bảo 100% số trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 tại Khu đô thị Thanh Hà được học tại trường công lập
Đặc biệt, đối với các trường hợp hộ dân đang sinh sống tại Khu đô thi Thanh Hà có con trong độ tuổi vào lớp 1 khi nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh cho nhà trường cần kèm theo sổ tạm trú hoặc có hợp đồng mua bán nhà (trường hợp nào đăng ký tạm trú trước được ưu tiên xét trước).
Nhằm đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh trong năm học mới 2021 – 2022, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai và trường Tiểu học Cự Khê đang rà soát chính xác số trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 thuộc DT3 tại Khu đô thị Thanh Hà có nhu cầu học tại trường công lập; đồng thời, lên phương án bố trí cho số trẻ này học tại các trường tiểu học công lập thuộc các xã lân cận như: Bích Hòa, Mỹ Hưng…
Phụ huynh có con trong độ tuổi vào lớp 1 làm thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tiếp tại trường Tiểu học Cự Khê (huyện Thanh Oai) ngày 23/7. Ảnh: Bình Minh
Liên quan đến vấn đề đăng ký tuyển sinh vào lớp 1 tại trường Tiểu học Cự Khê (xã Cự Khê), sáng 24/7, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai Đoàn Việt Dũng cho biết: Trước đây trường Tiểu học xã Cự Khê được xây dựng căn cứ dựa trên số dân trên địa bàn với hơn 4.000 nhân khẩu, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 200 học sinh (từ lớp 1 đến lớp 5).
Những năm qua, trường Tiểu học Cự Khê thường xuyên được nâng cấp về cơ sở vật chất đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho con em trên địa bàn xã. Hiện tại, trường đang tiếp tục được đầu tư mở rộng, nâng số phòng học, dự kiến khi hoàn thiện sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 900 học sinh.
Qua rà soát thực tế, năm nay, xã Cự Khê có gần 500 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1, song cơ sở vật chất nhà trường chỉ đáp ứng được khoảng 240 học sinh. Như vậy là còn khoảng 240 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 sẽ phải đăng ký tuyển sinh các trường tiểu học công lập khác.
Chiều 23/7, ngay trong ngày đầu tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2021 – 2022 theo hình thức trực tiếp, Phòng GD&ĐT đã có Công văn gửi Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cự Khê thông báo và hướng dẫn đối với những phụ huynh có con trong độ tuổi vào lớp 1 có nhu cầu cho con học tại trường công lập tiếp tục nộp hồ sơ đăng ký tại trường theo đúng quy định.
Video đang HOT
Bên cạnh số lượng 170 trẻ thuộc DT1 (học sinh có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú hiện tại đều thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường) và DT2 (Học sinh có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường nhưng nơi cư trú hiện tại không thuộc địa bàn tuyển sinh của trường) đã đăng ký thành công, nhà trường tiếp tục xét tuyển thêm 70 trẻ thuộc DT3 (Học sinh có nơi cư trú hiện tại thuộc địa bàn tuyển sinh của trường nhưng hộ khẩu thường trú không thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường) đủ chỉ tiêu 240 học sinh được giao. Đồng thời, tiếp tục rà soát, tổng hợp danh sách số học sinh thuộc DT3 gửi tới phòng GD&ĐT huyện.
Đặc biệt, đối với các trường hợp hộ dân đang sinh sống tại Khu đô thi Thanh Hà có con trong độ tuổi vào lớp 1 khi nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh cho nhà trường cần kèm theo sổ tạm trú hoặc có hợp đồng mua bán nhà (trường hợp nào đăng ký tạm trú trước được ưu tiên xét trước).
“Để đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, tránh tình trạng quá tải, phòng GD&ĐT huyện và trường Tiểu học Cự Khê đang rà soát số trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 thuộc diên DT3 tại Khu đô thị Thanh Hà có nhu cầu học tại trường công lập. Dựa trên số lượng trẻ thuộc diện DT3 và căn cứ vào nhu cầu thực tế, phòng GD&ĐT huyện sẽ bố trí cho số trẻ này học tại các trường tiểu học công lập thuộc các xã lân cận như: Bích Hòa, Mỹ Hưng… Do đó, các phụ huynh có thể yên tâm là con em mình sẽ được bố trí học tại các trường công lập trên địa bàn huyện” – ông Đoàn Việt Dũng khẳng định.
Trường Tiểu học Cự Khê đang được đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng số phòng học để đáp ứng chỗ học cho khoảng 900 học sinh. Ảnh: Bình Minh
Cũng theo ông Đoàn Việt Dũng, tình trạng cung vượt cầu trong tuyển sinh vào lớp 1 trên địa bàn xã Cự Khê cũng đã xảy ra trong năm học 2020 – 2021 nhưng không đột biến như năm nay (do số trẻ sinh năm 2015 tăng vọt). Nếu như năm học trước, trường mầm non Cự Khê áp dụng định mức 35 học sinh/lớp thì năm học 2021-2022, nhà trường đã phải nâng định mức lên 40 học sinh/lớp để đảm bảo nhu cầu học tập của con em trên đia bàn.
“Phương án bố trí cho trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 thuộc DT3 trên địa bàn xã Cự Khê học tại các trường tiểu học công lập khác trên địa bàn vẫn là giải pháp tình thế. Phòng GD&ĐT đã báo cáo với UBND huyện có biện pháp giải quyết chỗ học cho học sinh và xây thêm trường mới theo quy hoạch mạng lưới trường học của huyện” – ông Đoàn Việt Dũng cho hay.
Về vấn đề xây dựng trường học công lập tại Khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê), Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng thông tin: Hiện, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đã bàn giao 3 lô đất cho huyện để xây dựng trường học theo đúng quy định của pháp luật. UBND huyện đã trình Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện xem xét cho chủ trương xây dựng 3 cấp trường (Mầm non, Tiểu học, THCS) tại Khu đô thị Thanh Hà, đảm bảo nhu cầu học tập của 100% trẻ em trên địa bàn xã Cự Khê. Đây cùng là một trong những giải pháp căn cơ của Thanh Oai trong mục tiêu hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Nhồi nhét "kép" học sinh Tiểu học đến bao giờ?
Đa số gia đình chúng ta đều có các con, các cháu đang là học sinh công lập bậc Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5).
Và gia đình tôi ở Hà Nội hiện nay cũng có một cháu đang học lớp 5 bán trú. Có nghĩa là mỗi ngày cháu phải học liên tục ở trường cả 2 buổi: sáng, chiều (chỉ trừ thứ bảy, chủ nhật).
Ảnh minh họa
Ấy vậy mà ngày nào cháu tôi tan học rồi, nhưng trong ba lô (của cháu) cũng bị nhồi nhét các tờ bài tập Toán hoặc Tiếng Việt về nhà làm. Thế nên mặc dù cháu đã phải học cả ngày ở trường; đến tối về nhà, lại phải cặm cụi làm các bài tập tới tận đêm khuya cháu mới được đi ngủ.
Có một buổi chiều, tôi đến cổng trường đón cháu tan học, tôi tranh thủ "phỏng vấn" một cháu lớp 4, một cháu lớp 3, thì cả 2 cháu cũng đều nói có các tờ bài tập về nhà hàng ngày.
Thế nên tôi muốn tìm hiểu, hỏi rõ nguyên do vì sao các cháu học sinh học bán trú cả ngày ở trường (kể cả sáng đi học không bán trú, để về nhà ăn trưa; nhưng chiều vẫn phải đến trường), mà vẫn bị nhồi nhét bài tập về nhà? Và tôi được mấy cô giáo giải thích "nước đôi" là: "Tuy trong ba lô có các tờ bài tập; song không bắt buộc các con phải làm"...
Trong khi đó tôi được biết: Yêu cầu đối với học sinh phổ thông - phải được hiểu bài lý thuyết ngay tại lớp, do các thầy cô giáo giảng chậm và kỹ. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ được làm bài tập cũng ở ngay tại lớp.
Nhất là đối với học sinh bậc Tiểu học, không thể có chuyện giao bài tập về nhà theo kiểu "nước đôi" nêu trên. Học sinh nào "thích" thì làm bài, "không thích" thì thôi - cũng được sao?
Tất nhiên, học sinh từ bậc Tiểu học cũng bắt đầu được rèn luyện tư duy thông minh, sáng tạo. Đơn cử một phép tính cộng rất đơn giản, nhưng lại dài dằng dặc từ 1 cộng 2 cộng 3... cho đến 98 cộng 99 cộng 100=? Nếu học sinh nào cần cù thuần túy, "máy móc", sẽ phải làm bài tính cộng này trình tự, lần lượt, vất vả mới ra đáp số.
Song, có học sinh thông minh sẽ phát hiện ra một điều thật thú vị là 1 cộng 100=101 và 2 cộng 99 cũng=101. Rồi 3 cộng 98 cũng=101. Và tất cả có 50 cặp tính cộng đều ra cùng kết quả 101; rồi từ đó, (học sinh thông minh) biết chuyển đổi sang một phép tính nhân 50x101=5.050, đó chính là đáp số của phép tính cộng dài dằng dặc nêu trên.
Nhưng tôi cho rằng việc rèn luyện (tư duy thông minh, sáng tạo) đối với học sinh bậc Tiểu học, nên tiến hành ngay tại trường, mà không cần thiết phải ra bài tập về nhà.
Thí dụ cô giáo có thể ra đề 1 bài toán khó cho học sinh làm ngay tại lớp, xem bạn nào làm xong trước, thì giơ tay lên bảng "trình bày" cho cả lớp biết cách giải (bài toán khó) ấy... Và dĩ nhiên bạn làm xong trước sẽ được cô giáo biểu dương, khen thưởng kịp thời ngay tại lớp.
Đặc biệt, các thầy cô giáo rất cần dạy cho học sinh từ bậc Tiểu học đã biết cách "đơn giản hóa những kiến thức phức tạp". Và thầy cô giáo tuyệt đối "đừng phức tạp hóa những kiến thức đơn giản" đối với học sinh (ngay từ bậc Tiểu học).
Còn chuyện học sinh Tiểu học bị nhồi nhét "kép" là do tình trạng khá phổ biến - sĩ số các lớp học quá đông, dẫn đến không hiếm 3 học sinh phải ngồi chung 1 bàn "3 trong 1", làm ảnh hưởng đến sự thoải mái tiếp thu kiến thức của các con, do chỗ ngồi học chật chội, bức bách suốt cả ngày.
Thế mới có "dư luận vui" trong nhân dân về các học sinh (công lập) bậc Tiểu học đang bị nhồi nhét kép "bình phương" cả về kiến thức và chỗ ngồi học.
Tuy nhiên, tình trạng nhồi nhét "3 trong 1" khó có thể khắc phục được ngay một sớm một chiều, vì ngân sách đầu tư ở các trường Tiểu học công lập của chúng ta còn bất cập.
Riêng việc nhồi nhét kiến thức, hoàn toàn có thể chấm dứt được ngay nếu như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng các lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo các thầy cô giáo thực hiện triệt để, không giao bài tập về nhà cho học sinh bậc Tiểu học, để góp phần nâng cao sự phát triển thể chất và sự vô tư trong sáng tuổi học trò (bắt đầu từ bậc Tiểu học) cho con, cháu yêu quý của chúng ta.
20 năm đi "xóa rào" ngôn ngữ Trên trùng điệp núi rừng của xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) là bản làng của 8 dân tộc anh em. Sau rào cản ngôn ngữ, học sinh đã tự tin hơn trong các hoạt động và tích cực học tập. Hơn 20 năm giảng dạy ở đây, cô Nguyễn Thị Thủy đã không ngừng tìm cách xóa bỏ rào cản...