Đắk Nông: Sẽ vận hành lại hồ bơi hơn 700 triệu đồng bỏ không 4 năm
Ngày 9/8, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho biết, sau khi báo chí phản ánh việc hồ bơi trị giá 730 triệu đồng không được sử dụng, gây lãng phí và bức xúc trong phụ huynh, Huyện ủy, UBND huyện Tuy Đức đã yêu cầu vận hành lại hồ bơi.
Theo đó, Huyện ủy, UBND huyện Tuy Đức đồng ý giao cho Huyện đoàn Tuy Đức trực tiếp quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hồ bơi trên. Trong thời gian tới, đơn vị này sẽ lên kế hoạch chi tiết về thời gian sử dụng, kế hoạch dạy bơi cho trẻ em, học sinh trên địa bàn và nguồn kinh phí duy trì hoạt động của hồ bơi.
Trong khi đó, theo bà Trần Trương Mạnh Hoài, Bí thư huyện đoàn huyện Tuy Đức cho biết, do hồ bơi không sử dụng một thời gian dài, việc xây dựng có nhiều bất cập nên trước mắt các đoàn viên thanh niên sẽ dọn dẹp, cải tạo lại. Dự kiến, đơn vị sẽ đề xuất thuê huấn luyện viên kết hợp với giáo viên thể dục các trường tổ chức dạy bơi cho học sinh trong năm học thời gian tới.
Hồ bơi trị giá hơn 700 triệu sẽ được vận hành lại sau 4 năm
Trước đó Dân trí đã phản ánh, trước tình trạng trẻ em, học sinh địa phương liên tục xảy ra đuối nước thương tâm, huyện Tuy Đức đã xây dựng một hồ bơi đặt ngay trung tâm huyện (xã Đắk Buk So) trị giá hơn 730 triệu đồng từ ngân sách huyện và xã hội hóa. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành năm 2014 đến nay, hồ bơi có chiều dài khoảng 12m, rộng 6m và sâu 1,5m với 2 phòng thay đồ mới chỉ được sử dụng một lần.
Theo phản ánh của người dân và phụ huynh học sinh, do hồ bơi không có đường ống cấp, thoát nước và hệ thống lọc, xử lý nước, nên chỉ đưa vào sử dụng được một thời gian ngắn, nước trong bể bơi dơ bẩn nhưng không thay thế được.
Video đang HOT
Hiện nay, công trình đã biểu hiện xuống cấp. Bể bơi không có nước và nhếch nhác, rác thải từ nhiều nơi đổ về, trong khi đó nhà thay quần áo cỏ mọc um tùm, nhiều thiết bị đã xuống cấp.
Theo đơn vị quản lý, vận hành hồ bơi này, sở dĩ công trình không phát huy hiệu quả là do không được đầu tư đồng bộ, thiếu nguồn nước cung cấp. Ngoài ra, đơn vị quản lý cũng không được cấp kinh phí để thuê huấn luyện viên dạy bơi và duy trì các hoạt động.
Dương Phong
Theo Dân trí
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Tự chủ đại học là xu thế, phải làm kiên trì'
Việc thí điểm tự chủ đại học trong 3 năm qua ở nhiều trường đã đạt những kết quả tốt song việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng còn chậm.
Hôm 18/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ ngành và các trường đại học bàn dự thảo nghị định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Phó thủ tướng đánh giá việc thí điểm tự chủ với 24 đại học trong qua 3 năm đã tháo gỡ nhiều vướng mắc về quản lý nhà nước, quản lý của bộ chủ quản, hoạt động của các trường đã tốt lên.
Song việc thực hiện các cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng còn rất chậm. Hầu hết các trường đại học tự chủ bị cắt giảm ngân sách nhà nước nên dù các trường vẫn duy trì được hoạt động, thậm chí tốt hơn nhưng chưa đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là nghiên cứu khoa học.
"Nhiều người hiểu tự chủ đại học là không còn ngân sách nhà nước đầu tư mà trường phải tự túc về kinh phí, đó là quan điểm sai lầm. Các bộ cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi suốt 3 năm qua không xây dựng được cơ chế đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học cho đại học tự chủ", ông Đam nói và khẳng định tự chủ đại học là xu thế phải làm kiên trì.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại một đại học ở TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo dự thảo nghị định, ngân sách nhà nước được sử dụng để đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các cơ sở giáo dục đại học. Khi thảo luận cụ thể liên quan đến việc xác định danh mục, định mức, số lượng đào tạo, đơn vị đặt hàng, nhiều ý kiến cho rằng nếu ban hành như nội dung dự thảo thì rất khó thực hiện.
Nhiều đại biểu đã thống nhất kiến nghị với cơ quan soạn thảo để tiếp thu về thẩm quyền ban hành danh mục ngành học đặt hàng đào tạo, đơn vị đặt hàng, cách thức xác định số lượng, định mức đơn giá kỹ thuật, nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến để điều chỉnh lại dự thảo nghị định theo tinh thần đại học không phải là một cấp của phổ thông mà điều quan trọng đại học là sáng tạo ra tri thức.
Ông nhấn mạnh không có đại nào nào trên thế giới lấy học phí để lo hoạt động và nghiên cứu khoa học. Học phí cần tính đúng, tính đủ để tăng nguồn thu cho đại học từ những học sinh có điều kiện, đồng thời có quỹ học bổng, kết hợp với đặt hàng từ ngân sách nhà nước để bảo đảm người có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể tiếp cận đại học. Ông Đam yêu cầu không được lấy nguồn thu từ tăng học phí để chi cho nghiên cứu khoa học, để bù cho phần ngân sách nhà nước bị cắt giảm.
Phó thủ tướng khẳng định, cho đại học tự chủ nhưng không được cắt ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học trong đại học nhất là đối với những trường quan trọng. Nhiều nước như Đức, Pháp, kinh phí nhà nước vẫn hỗ trợ 70-80% thậm chí 90% cho hoạt động này.
"Tới đây, Chính phủ ban hành nghị định về tự chủ đại học mà nếu không làm tốt về giao nhiệm vụ, đặt hàng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường, sẽ rất nguy hại cho nền giáo dục đại học", Phó thủ tướng nói và nhấn mạnh quan điểm tự chủ đại học là thay đổi nhận thức, không cào bằng, trường nào làm tốt hơn sẽ nhận nhiều hơn.
Tổng chi ngân sách cho giáo dục đại học không được giảm. Không thể lấy ngân sách dành cho giáo dục để làm việc khác, không được lấy ngân sách tiết kiệm từ tự chủ đại học đưa xuống giáo dục phổ thông bởi đại học vẫn rất thiếu ngân sách.
Các trường được tự chủ về học thuật, tổ chức bộ máy, tài chính, tăng khả năng huy động các nguồn tài chính khác, nhưng nguồn từ ngân sách nhà nước không được cắt giảm. Mục đích hiện nay là đổi mới đại học sao cho phát huy được sự sáng tạo, tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Lê Nam
Theo vnexpress.net
Mùa hè này, bố mẹ hãy cùng con "Mang mùa hè thật trở lại" Sáng ngày 3/6 chiến dịch "Mang mùa hè thật trở lại" đã chính thức khởi động chương trình "Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống" tại khu vực thành thị và chương trình "Hành trình hồ bơi chống đuối nước" với chủ đề "Lớp học bơi cho cá" tại khu vực nông thôn. Trong không khí gần gũi với thiên nhiên, tại...