Đắk Nông ban hành sách Quỹ đặt tên trường học
GD&TĐ – Để chuẩn hóa tên trường học trong hệ thống cơ sở giáo dục của tỉnh và giúp các cấp quản lý, các trường học thuận lợi lựa chọn tên trường khi thành lập mới hoặc thay đổi tên trường, Sở GD&ĐT Đắk Nông đã ban hành cuốn “Quỹ đặt tên trường học tỉnh Đăk Nông đến năm 2020″.
Cuốn sách được biên soạn với 5 phần, gồm: Nguyên tắc đặt tên trường học; những từ có ý nghĩa tiêu biểu (có 31 từ); những từ chỉ tên động vật gần gũi với trẻ em Mầm non (30 tên);
Những từ chỉ tên thực vật gần gũi với trẻ em Mầm non (93 tên); tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng và địa danh tiêu biểu (41 tên, gồm 38 tên Quốc gia, 3 tên tỉnh) và cuối cùng là tên danh nhân tiêu biểu (315 tên, gồm 312 tên quốc gia, 3 tên tỉnh).
Tên trường học vừa có ý nghĩa về mặt lịch sử của dân tộc, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cả dân tộc, của đất nước, của địa phương; đồng thời, mang ý nghĩa giáo dục và phát triển tình cảm ở mỗi học sinh. Do đó, tên trường học là thông tin không thể thiếu của bất cứ trường học nào.
Hiện nay, việc đặt tên, thay đổi tên trường học là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Khi đặt tên, thay đổi tên trường học cần tiến hành một cách thận trọng, khách quan, khoa học và nghiên cứu, xem xét kỹ càng trước khi quyết định.
Video đang HOT
Bởi, nhiều trường hợp do sự chủ quan, tùy tiện, cẩu thả khi đặt tên, thay đổi tên trường học đã dẫn đến tình trạng tên trường có ít tác dụng giáo dục sâu sắc đối với học sinh, không in đậm dấu ấn tình cảm của học sinh và nhân dân địa phương.
Theo Giaoducthoidai.vn
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới
Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới.
Đề thi môn Ngữ văn:
Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Sở này cũng đưa ra hướng gợi ý ra đề. Theo đó, phần đọc hiểu văn bản (3 điểm). Các câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính của văn bản; các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Khi xây dựng bộ câu hỏi, hạn chế câu hỏi nhận biết, tăng cường câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thôn gtin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã học; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Điểm đáng lưu ý là ở phần này, có thể chọn một văn bản văn học không có trong chương trình, sách giáo khoa nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học.
Phần II (7 điểm) gồm 2 câu hỏi. Câu 1 (3 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội; câu 2 (4 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ, văn xuôi hoặc kịch.
Để thi phần II được yêu cầu vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vẫn đề theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh; chú ý đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề.
Đề thi môn tiếng Anh
Với đề thi môn tiếng Anh, Sở GD&ĐT gợi ý các trường làm đề thi cấu trúc 2 phần, số lượng 30 câu với tổng điểm từ 7 đến 7,5 điểm.
Nội dung chính gồm: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai, điền từ cho sẵn vào đoạn văn và đọc hiểu.
Phần biết và tự luận gồm viết lại câu (4 câu, 1 điểm) và viết đoạn văn tối đa khoảng 100 - 120 từ về một trong các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh. Phần này chiếm 1,5 điểm.
Đề tự luyện, Sở yêu cầu các trường gửi về phải có hướng dẫn chấm cả 2 môn Văn và tiếng Anh. Sở GD&ĐT sẽ biên tập lại các đề do trường gửi đến và gửi lại cho giáo viên của trường tham khảo, sử dụng ôn tập cho học sinh.
Theo GDTĐ
30 thí sinh đạt giải vòng thi trắc nghiệm "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố danh sách 30 thí sinh đạt giải vòng thi thứ nhất - nội dung thi trắc nghiệm cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm học 2014 - 2015. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị lãnh đạo các nhà trường và cơ sờ giáo...