Đắk Lắk: Việc dạy tiếng Êđê có những bước phát triển rõ rệt
Sáng 29/12/2020, tại Tp Buôn Ma Thuột, Sở GD&ĐT Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ về dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên đia ban tinh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Bà Lê Thị Thanh Xuân, Đại biều Quốc hội khóa XIV, Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT dự và chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Ban của Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở GD&ĐT; đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; đại diện các đơn vị, trường học có tổ chức dạy học tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh.
Việc triển khai dạy tiếng Êđê ở tỉnh Đắk Lắk được thực hiện từ năm học 1980-1981 theo Quyết định số 53-CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về “Chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số”.
Bà Nay H’ Ban, Trưởng Ban nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc tỉnh Đắk Lắk báo cáo kết quả 10 thực hiện dạy học tiếng DTTS trên địa bàn
Đến năm 2010, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ (NĐ 82 của Chính phủ) về việc dạy học tiếng DTTS (dạy tiếng Ê đê) được triển khai trong trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX).
Qua 10 năm thực hiện, đến nay, việc dạy tiếng Êđê đã có những bước phát triển rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn ngành nói chung, cụ thể,
Video đang HOT
Đối với cấp tiểu học, năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 76 trường, 497 lớp, 11.052 học sinh, 86 giáo viên, đến năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 97 trường, 617 lớp, 13.810 học sinh, 120 giáo viên, tăng 21 trường, 120 lớp, 2.758 học sinh và 34 giáo viên. Hiện nay, số trường tiểu học nằm trong vùng có đông đồng bào DTTS đã triển khai dạy tiếng Êđê là 97/123 trường đạt 79%.
Đối với bậc THCS: Năm học 2010-2011, có 12 trường, 37 lớp, 1.337 học sinh, 12 giáo viên, đến năm học 2019-2020, có 14 trường, 28 lớp, 1.088 học sinh và 16 giáo viên. Hiện nay, số trường PTDTNT dạy tiếng Êđê là 14/15 trường trong toàn tỉnh. (Trường PTDTNT huyện Lắk chưa dạy vì chưa có sách tiếng Mnông).
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham luận, thảo luận, góp ý về kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế của việc triển khai dạy học tiếng DTTS trong các trường học trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương vừa bảo đảm các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Bà Lê Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Thị Thanh Xuân đánh giá cao tinh thần vượt khó của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành GD&ĐT trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy học, tổ chức dạy học, trong đó nồng cốt là đội ngũ viên chức của Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc tỉnh.
Để đáp ứng nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT ban hành, đề nghị đội ngũ công chức, viên chức và nhà giáo tiếp tục phát huy tinh thần lao động cần mẫn, khoa học, nghiêm túc để biên soạn tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn và triển khai dạy học tiếng DTTS trong các trường học, cơ sở giáo dục một cách hiệu quả vừa bảo đảm gìn giữ, phát huy bản sắc và giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, vừa bảo đảm tình khoa học, hệ thống và phương pháp dạy học theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hẹp khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.
Ban tổ chức trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nghị định số 82/2021/NĐ-CP
Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân; Sở GD&ĐT tặng Giấy khen cho 11 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nghị định số 82/2021/NĐ-CP.
Đắk Lắk: 225 suất học bổng cho học sinh xuất sắc dân tộc thiểu số
Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) phối hợp cùng Quỹ Học bổng Vừ A Dính và chương trình học bổng Mở đường đến Tương lai tổ chức trao 225 suất học bổng cho các em học sinh dân tộc thiểu số có thành tích học tập xuất sắc tỉnh Đắk Lắk.
VCF, thông qua chương trình "Nước sạch cho trẻ em" cũng tặng 3 hệ thống lọc nước cho học sinh, giáo viên và cán bộ tại 3 ngôi trên địa bàn tỉnh.
Bà Trương Mỹ Hoa cùng các em học sinh dân tộc thiểu số được nhận học bổng
Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính; Ông Don Lam - Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Chủ tịch VinaCapital Foundation; Ông Rad Kivette - Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation và Hoa hậu H'Hen Niê - người con của tỉnh Đắk Lắk có nhiều cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc thiểu số tại quê hương.
Ông Don Lam - Tổng Giám đốc VinaCapital và ông Rad Kivette - Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation cùng các em học sinh dân tộc thiểu số được nhận học bổng tại sự kiện
Theo một thống kê về dân số của huyện Cư M'gar, 50% số trẻ em đi học tại các trường từ mẫu giáo đến cấp ba của huyện là người dân tộc thiểu số. Với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi vùng sâu vùng xa, đặc biệt là trẻ em, thông qua các hoạt động hỗ trợ giáo dục và y tế.
VCF đã thực hiện rất nhiều chương trình, trong đó chương trình Nước sạch cho Trẻ em, tính đến năm 2020, đã lắp đặt 30 hệ thống lọc nước tại các địa bàn vùng sâu vùng xa của Việt Nam, với số lượng người thụ hưởng lên tới gần 1,5 triệu người.
Tại Đắk Lắk, thông qua chương trình này, VCF đã lắp đặt hệ thống lọc nước tại 3 trường học tại huyện Cư M'gar là Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, THCS Lê Hồng Phong và THPT Lê Hữu Trác, phục vụ cho hơn 2.600 học sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường.
Ông Rad Kivette - Tổng Giám đốc VinaCapital Foundation trao học bổng cho các học sinh dân tộc thiểu số tại huyện Cư M'Gar
Đồng thời, từ năm 2010, VCF kết hợp với Quỹ Học bổng Vừ A Dính thành lập chương trình học bổng Mở Đường Đến Tương Lai, gồm học bổng liên tục trong 7 năm học (3 năm THPT và 4 năm Đại học) dành riêng cho nữ sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích học tập tốt.
Chương trình đã trao tổng cộng 809 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, trong đó có 715 suất học bổng phối hợp thực hiện cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính tại các tỉnh: Đồng Nai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Long An.
Lần này, VCF và Quỹ Học bổng Vừ A Dính trao tặng 225 suất học bổng cho 225 em học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích học tập xuất sắc, cụ thể: 50 suất học bổng tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, 75 suất học bổng tại trường THCS Lê Hồng Phong và 100 suất học bổng tại trường THPT Lê Hữu Trác.
Ông Rad Kivette, Hoa hậu H'Hen Nie và các em học sinh tại hệ thống lọc nước mới được lắp đặt
Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Chủ tịch VinaCapital Foundation cho biết: "Tôi luôn tin rằng đầu tư vào giáo dục và y tế cho trẻ em là một trong những hoạt động đầu tư có tính nền tảng, tốt đẹp nhất, "sinh lời" nhất, đóng góp mạnh mẽ và lâu dài nhất vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Với sự quan tâm sâu sắc đến trẻ em, đặc biệt các em bé ở vùng xa xôi hẻo lánh, chúng tôi - tập đoàn VinaCapital và quỹ tài trợ VinaCapital Foundation luôn cố gắng mang cho các em thêm những cơ hội được chăm sóc sức khỏe và học tập, vì tương lai tươi sáng cho các em và sự phát triển tích cực của các cộng đồng của chúng ta. Trao tặng học bổng và mang đến cho các em dòng nước trong sạch cũng chính là những hoat động đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua, và sẽ cố gắng duy trì thêm nhiều năm nữa."
Trao học bổng Vừ A Dính tặng học sinh, sinh viên dân tộc vượt khó hiếu học Ngày 22/12, tại Trường Đại học Tây Nguyên, Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức trao tặng 155 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc vượt khó hiếu học tỉnh Đắk Lắk. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa dự buổi lễ. Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch...