Đắk Lắk: Trưởng điểm thi dự phòng túi nilon để đựng bài thi phòng trời mưa
6h30 sáng 24/6, tại TP Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk), đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra khu vực in sao đề thi của Hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra khu vực in sao đề thi của Hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk (sáng 24/6).
Theo đánh giá của TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, công tác chuẩn bị, in sao đề thi của tỉnh chuẩn bị khá chu đáo, đảm bảo độ bảo mật tuyệt đối và an toàn.
Khu vực in sao đề thi của tỉnh được tổ chức tại một tòa nhà biệt lập của một khách sạn (tiêu chuẩn 4 sao).
Ông Bùi Hữu Thành Cát – Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi tỉnh Đắk Lắk, cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tỉnh chỉ đạo sát sao, ngay từ đầu tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và cấp huyện. Các phương án dự phòng cho kỳ thi đã được dự trù đầy đủ. Trước kỳ thi các đoàn kiểm tra của Hội đồng thi cấp tỉnh, huyện đã đi thị sát thực tế tại tất cả các điểm thi.
Đặc biệt, Hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk đã đưa vào quy chế, các trưởng điểm thi phải chuẩn bị túi nilon để dự phòng đựng bài thi phòng khi trời mưa.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng kiểm tra một thùng in sao đề thi
Video đang HOT
Sau đó, đoàn làm việc với Hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk và kiểm tra một số điểm trường THPT tổ chức cho thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi…
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại tỉnh Đắk Lắk do Sở GD&ĐT Đắk Lắk chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Buôn Ma Thuột, Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt và Trường CĐ Cộng đồng Kon Tum.
Các thành viên trong đoàn trao đổi với các thành viên làm công tác in sao đề
Cụm thi tỉnh Đắk Lắk gồm 1 Hội đồng thi; 32 điểm thi, 860 phòng thi được đặt tại 32 trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh, Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk trên địa bàn 15 huyện, thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột.
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT): 20.588 (năm 2018 ĐKDT: 22.186 thí sinh, giảm 1.598 thí sinh), trong đó thí sinh nữ: 11.269 (tỷ lệ 54,74%); Thí sinh người DTTS: 4.335 (tỷ lệ 21,06%); Thí sinh tự do: 996 (chưa tốt nghiệp: 237 thí sinh; đã tốt nghiệp: 759 thí sinh); Thí sinh học lớp 12 năm học 2018 – 2019: 19.592 (THPT: 18.364 thí sinh, GDTX: 1.228 thí sinh); Thí sinh ĐKDT chỉ xét tốt nghiệp THPT: 5.318 (tỉ lệ 25,82%).
Toàn tỉnh có 2.772 người tham gia phục vụ công tác thi THPT quốc gia 2019, trong đó cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) các trường THPT chiếm 1.429 người, CBQL, giảng viên trường ĐH, CĐ chiếm 996 người; An ninh, y tế, phục vụ chiếm 347 người.
Công Chương
Theo GDTĐ
Có một nghề ở Việt Nam nhiều người "chê" nhưng thế giới trả lương thấp nhất 38, cao nhất 270 triệu/tháng
Ở châu Á thì Hàn Quốc dẫn đầu về mức lương cho nghề này.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đạo tạo công bố chỉ có 46.000 chỉ tiêu cho ngành sư phạm, con số này chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thị trường đang có.
Hầu như các trường Sư phạm hoặc ngành Sư phạm tại các trường ở Việt Nam đều rất chật vật tuyển sinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận năm 2018 chỉ tuyển sinh 3 ngành, nhưng đến nay ngành Sư phạm tin học không có thí sinh trúng tuyển, Sư phạm tiếng Anh chỉ tuyển được 10 thí sinh. Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk hiện có nhiều ngành mới chỉ tuyển được từ 1-3 sinh viên. Trường CĐ Sư phạm Nghệ An được phê duyệt 200 chỉ tiêu (chỉ bằng 1/5 chỉ tiêu so với các năm trước), nhưng chỉ có 127 thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào trường.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ Trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho biết, tính tới tháng 4.2018, có khoảng 40.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp.
Ngành Sư phạm ở Việt Nam không còn là ngành hot thu hút thí sinh nữa một phần do mức lương chưa cao, trong khi đó, tại nhiều nước trên thế giới, mức lương của giáo viên được trả lên tới 2.9 tỷ đồng/năm, tức là hơn 240 triệu đồng/tháng.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố mức lương khởi điểm trung bình của nghề giáo tại một số quốc gia.
Giáo viên Tiểu học
10 quốc gia trả lương thấp nhất và 10 quốc gia trả lương cao nhất cho giáo viên Tiểu học trên thế giới
Theo đó, Luxembourg - quốc gia thuộc top giàu nhất thế giới trả lương cho giáo viên tiểu học kỳ cựu với mức cao nhất là khoảng 124.000 USD/năm (khoảng 2.9 tỷ đồng), Thụy Sĩ đứng thứ hai với 86.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng), Hàn Quốc thứ 3 cũng xấp xỉ 2 tỷ đồng/năm, Đức thứ 4 với 1.8 tỷ đồng và Áo thứ 5 với 1.7 tỷ đồng/năm.
Các quốc gia trả lương thấp nhất cho giáo viên Tiểu học là Cộng hòa Slovakia, Cộng hòa Czech, Ba Lan và Hungary đều giữ mức dưới 30.000 USD (khoảng 700 triệu đồng).
Giáo viên Trung học
10 quốc gia trả lương thấp nhất và 10 quốc gia trả lương cao nhất cho giáo viên Tiểu học trên thế giới
Luxembourg và Thụy Sĩ vẫn tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng mức lương giáo viên trung học phổ thông. Một giáo viên có trình độ xuất sắc và kinh nghiệm dày dặn ở Luxembourg được trả lên tới 138.000 USD/năm (3.2 tỷ đồng) - khoảng 270 triệu đồng/tháng. Thuỵ Sĩ ở mức 2.5 tỷ đồng/năm (khoảng 208 triệu đồng/tháng).
Trong khi đó, Livatia chỉ trả cho giáo viên Trung học có trình độ xuất sắc và kinh nghiệm dày dạn 466 triệu đồng/năm, khoảng 38 triệu đồng/tháng.
Theo Helino
Một thí sinh ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng xét tuyển đại học Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3.94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất là 01 thí sinh đăng kí 50 NV (thí sinh Hà Nội). Về tình hình xét tuyển đại học, cao...