Đắk Lắk: Trao quà hỗ trợ cho lao động từ vùng dịch trở về địa phương
Trong hai ngày 18 và 19/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tổ chức trao quà hỗ trợ cho lao động tạm trú, làm việc tại các tỉnh, thành phía Nam trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trao tiền hỗ trợ cho cho lao động từ vùng dịch về địa phương do bị mất thu nhập.
Theo đó, 300 hộ có lao động từ vùng dịch trở về tại 3 huyện Ea Kar, Buôn Đôn, Cư M’Gar được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ. Đây là khoản “Cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19″ đợt 1 do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai nhằm sẻ chia khó khăn với người lao động, qua đó góp phần cùng chính quyền các cấp làm tốt công tác an sinh xã hội.
Ông Lê Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2021, đặc biệt từ tháng 6 đến nay, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, tỉnh đã có khoảng 138.000 lao động từ các tỉnh, thành phía Nam trở về địa phương, Tỉnh Hội đã hoạt động tối đa công sức để hỗ trợ người dân. Những suất cơm, những phần sữa, bánh mì, xăng miễn phí… đã được các cấp Hội phối hợp với nhà hảo tâm trao tận tay đến người dân vừa đảm bảo sức khỏe vừa ấm lòng người về đến quê nhà hoặc đi ngang địa bàn Đắk Lắk.
Tại các địa phương khi bị giãn cách xã hội, vùng phong tỏa hoặc tiếp nhận số lượng lớn người dân trở về, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk đã vận động, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm với những chuyến xe yêu thương, bếp ăn nghĩa tình đỏ lửa đêm ngày để hỗ trợ vùng phong tỏa, khu cách ly giúp người dân đảm bảo cuộc sống, yên tâm cách ly, điều trị.
Video đang HOT
Ngoài việc cấp phát khoản trợ cấp của Trung ương Hội Chữ thập đỏ đến người dân đúng đối tượng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thống kê, rà soát, kiến nghị Trung ương Hội hỗ trợ thêm; đồng thời vận động nhà hảo tâm hỗ trợ, trao tặng quà Tết, những phần quà san sẻ khó khăn với lao động bị mất việc làm, người dân gặp khó khăn do dịch.
Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Đắk Lắk đã ưu tiên trao khoản trợ cấp của Trung ương Hội cho người lao động trở về trong gia đình có người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, mắc hoặc tử vong do COVID-19, người neo đơn, nữ giới là lao động chính trong gia đình, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, gia đình phải thuê chỗ ở, gia đình có người 65 tuổi trở lên…
Anh Trần Văn Bằng, dân tộc Nùng, xã Cư Huê, huyện Ea Kar cho biết, vợ chồng anh làm công nhân ở Bình Dương được gần hai năm nhưng do dịch COVID-19, từ tháng 6/2021, anh trở về địa phương, vợ anh mắc kẹt ở lại vùng dịch. Một triệu đồng tiền hỗ trợ anh nhận được có ý nghĩa lớn lao, giúp gia đình anh có nhiều động lực vượt qua khó khăn.
Gia đình bà H’Klô Niê, buôn Mhăng, xã Cư Huê, huyện Ea Kar rất éo le khi con gái bị bệnh hiểm nghèo, con rể đi làm ở tỉnh Bình Dương song đã nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên thu nhập giảm. Một mình bà H’Klô vừa nhận nuôi bò, vừa chăm sóc con gái và hai cháu. Nhận được tiền hỗ trợ từ Hội Chữ thập đỏ, bà H’Klô vừa xúc động vừa cảm ơn các cấp chính quyền, Hội đã sẻ chia, tiếp sức cho gia đình bà.
Cần Thơ: Khẩn trương hoàn thành hỗ trợ người lao động gặp khó khăn
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 148/KH-UBND của UBND thành phố Cần Thơ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, thành phố đã và đang khẩn trương thực hiện chi hỗ trợ các đối tượng trên địa bàn.
Trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số tại thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN phát
Tính đến ngày 20/9, toàn thành phố Cần Thơ đã hỗ trợ cho 3.663 người sử dụng lao động, với 99.492 lượt người, tổng kinh phí trên 84,5 tỷ đồng, đạt 76,1% so với số lượng được phê duyệt.
Thành phố đã hoàn thành việc hỗ trợ 3.653 người sử dụng lao động/74.717 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, với số tiền trên 36,8 tỷ đồng. Cần Thơ đã thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, nhưng đến nay chưa phát sinh hồ sơ đề nghị.
Trên địa bàn đã có 10 doanh nghiệp được giải ngân để trả lương ngừng việc cho 1.678 người lao động với số tiền cho vay là trên 6,5 tỷ đồng... Thành phố đã chi hỗ trợ tiền mặt cho 23.143 lượt người với trên 41,5 tỷ đồng, đạt 40,69% so với số lượng được phê duyệt.
Ngoài ra, thành phố Cần Thơ đã triển khai các chính sách hỗ trợ khác đối tượng và người dân gặp khó khăn do đại dịch như: Hỗ trợ suất cơm miễn phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; tặng quà là lương thực, thực phẩm thiết yếu cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; duy trì mô hình Chợ 0 đồng, Bếp yêu thương, Chuyến xe yêu thương, Chuyến xe Dân vận, Công trình 650 Túi thuốc yêu thương, ATM gạo... để san sẻ khó khăn cùng nhau vượt qua đại dịch...
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố còn phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố, UBND thành phố sử dụng Quỹ Vì người nghèo thành phố Cần Thơ để hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 với mức từ 500.000 đến 900.000 đồng/hộ. Thành phố đã tổ chức đón 1.122 người dân thành phố Cần Thơ sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương trở về quê an toàn...
Theo ông Tiêu Minh Dưỡng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến khá phức tạp, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, các ngành, cấp trong toàn thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp, tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Mặt khác, tiến độ chi hỗ trợ sau khi có quyết định phê duyệt ở một số chính sách còn chậm do một số đối tượng đang cách ly y tế tập trung, đang trong khu phong tỏa. Nhiều người dân, doanh nghiệp có tâm lý chờ hết dịch bệnh mới thực hiện, chưa chủ động kê khai qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, nên số lượng người ở một số chính sách còn ít hoặc chưa phát sinh. Người lao động và sử dụng lao động cũng chưa thật sự hiểu hết các chính sách, chưa tích cực gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ với các cơ quan địa phương...
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố đang cùng với các địa phương khẩn trương chi hỗ trợ các đối tượng còn lại; cố gắng sớm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt để giúp các doanh nghiệp, người lao động giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.
Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Ông Từ Hoàng Ân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết, Sở đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch 97 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện 12 nhóm chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19...