Đắk Lắk: Sẽ xử lý nghiêm trường hợp tự ý ‘đẻ’ các khoản thu trái quy định
Sáng 27/8, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở vừa ban hành văn bản hướng dẫn các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng ‘lạm thu’ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2022 -2023.
Học sinh Đắk Lắk bảo đảm an toàn phòng dịch Covid-19 khi đến trường.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk, việc ban hành văn bản hướng dẫn là để minh bạch trong quản lý tài chính và bảo đảm việc thu đủ bù chi, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương; cũng là để chia sẻ gánh nặng với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19.
Đồng thời, tránh tình trạng hiệu trưởng các trường học “tự ý” thu thêm các khoản thu bất hợp lý, gây bức xúc dư luận. Đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý làm căn cứ xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật hiệu trưởng các trường học khi xảy ra sai phạm.
Theo quy định, các khoản thu phải dựa trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi và được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất của lãnh đạo cơ sở giáo dục.
Tất cả các khoản thu phải thông qua kế toán và lập sổ thu – chi đúng quy định. Tuyệt đối không được dùng các khoản thu của nội dung này để điều chuyển cho nội dung khoản thu khác hoặc chi cho mục đích khác.
Văn bản cũng hướng dẫn chi tiết cho từng khoản thu, kể cả thu hộ; quy định mức chi và khấu trừ đối với các khoản. Nếu thủ trưởng các đơn vị tự ý đặt ra các khoản thu ngoài quy định sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Theo ông Biện Văn Minh – Trưởng phòng KH-TC, Sở GD&ĐT, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, Sở cũng đề nghị các đơn vị trường học, các cá nhân liên quan ưu tiên thực hiện thu chi không dùng tiền mặt.
“Các trường học cần khẩn trương phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng trung gian và hướng dẫn phụ huynh học sinh thực hiện thu – chi qua tài khoản bằng mã POS (thẻ) hoặc mã QRCode (phần mềm điện tử)… Vừa bảo đảm thuận lợi, vừa minh bạch thu chi”, ông Minh nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Minh, các khoản thu chi phải được kế toán lập phiếu và nộp vào tài khoản ngân hàng, không được để tồn quỹ tiền mặt quá mức quy định. Đặc biệt, tuyệt đối không giao cho giáo viên hoặc nhân viên khác trong trường thu tiền của học sinh.
Để giám sát việc thực hiện và có đủ cơ sở xem xét kỷ luật cá nhân, tổ chức vi phạm, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát thu – chi của các đơn vị trực thuộc. Nếu xảy ra sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm, không có “vùng cấm”.
Đối với các đơn vị thuộc UBND cấp huyện quản lý, Sở sẽ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo quy định nếu xảy ra sai phạm.
Để tạo điều kiện cho gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng về chi phí học tập, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết không tăng học phí đối với năm học 2022-2023. Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua vào ngày 24/8/2022.
Trước đó, Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết không thu học phí học kỳ I, năm học 2021-2022 đối với các trường học, cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.
Cần chăm lo học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật
Chiều 26/8, Đoàn công tác của Hội đồng dân tộc Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc dẫn đầu đã đến chuyến thăm Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (Trung tâm) tỉnh Đắk Lắk.
Đoàn công tác hỗ trợ 50 triệu đồng cho Trung tâm.
Tham gia đoàn công tác có ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở GD&ĐT.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội phát biểu tại Trung tâm.
Báo cáo với Đoàn công tác, đại diện Trung tâm cho biết, năm học 2022-2023, đơn vị chăm sóc, dạy học và giáo dục hòa nhập cho 181 em từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó có 29 em là người dân tộc thiểu số. 46 em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, đây là đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 42. Số học sinh khuyết tật còn lại không được hưởng chính sách học bổng.
Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho 60 em tại các địa phương, đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa báo cáo với đoàn công tác về kết quả GD&ĐT của tỉnh trong năm học 2021-2022.
Cũng theo lãnh đạo Trung tâm, hiện đơn vị có 52 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 6 cô bảo mẫu, 2 bảo vệ.
Về thu nhập, cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng phụ cấp thêm 70% thu nhập dành cho đơn vị chuyên biệt. Riêng đội ngũ bảo mẫu và bảo vệ chỉ hưởng lương theo hệ số, không có hỗ trợ phụ cấp. Vì vậy, thu nhập rất thấp, người cao nhất đạt 3,5 triệu/ tháng.
Học sinh khuyết tật tại Trung tâm giao lưu với đại biểu.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Trung tâm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt của mình. Nhiều em từ Trung tâm đã hòa nhập và hòa đồng với trẻ em cùng trang lứa.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Trung tâm. Đồng thời cũng chia sẽ với những khó khăn mà Trung tâm đang gặp phải.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm và đại biểu tặng quà cho 6 bảo mẫu tại Trung tâm.
"Đề nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT kiến nghị UBND tỉnh, HĐND tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề xuất các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi Nghị định 42 cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật. Phải xem đây là đối tượng đặc biệt, cần được quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển và hòa nhập với xã hội", ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.
Trung tâm cũng như ngành GD&ĐT tỉnh cần tăng cường các nguồn lực để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp sát với điều kiện của học sinh, nhất các em khuyết tật. Để sau này các em hòa nhập, ổn định cuộc sống và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Dịp này, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cùng đoàn công tác đã trao tặng quà cho học sinh, các cô bảo mẫu và hỗ trợ Trung tâm 50 triệu đồng.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà cho Trung tâm.
Chiều cùng ngày, Đoàn công tác thứ 2 của Hội đồng dân tộc Quốc hội do bà Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc dẫn đầu cũng đã tới thăm, tặng quà thầy và trò Trường THPT DTN N'Trang Lơng. Tham gia đoàn công tác, có ông Lưu Tiến Quang - Chủ tịch Công đoàn ngành GD tỉnh; đại diện các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT. Đoàn đã tặng quà cho các em học sinh và hỗ trợ nhà trường 50 triệu đồng.
Bà Cao Thị Xuân và đoàn công tác tặng quà cho Trường THPT DTNT N' Trang Lơng.
Ninh Bình triển khai tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong trường học Sở GD&ĐT Ninh Bình đã lên kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Học sinh cần được tiếp cận với tư vấn nghề nghiệp sớm Theo đó, việc định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học sẽ giáo dục học...