Đắk Lắk: Học sinh lớp 1 bị thầy giáo đấm vào mặt, phải nhập viện
Theo phản ánh của phụ huynh học sinh, do mặc 3 chiếc áo đi học nhưng trời nóng bức nên cậu học sinh đã cởi áo phía bên trong ra hết để mặc lại chiếc áo thể dục bên ngoài cho mát thì bị thầy giáo thẳng tay nhéo tai rồi đấm vào mặt khiến chảy máu ồ ạt.
Bị thầy giáo đấm vào mặt, học sinh lớp 1 sợ không dám tới trường
Ngày 13/4, bà Hoàng Thị Bích Trâm – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã nhận được báo cáo của Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) về việc phụ huynh tố ông Nguyễn Hữu Hà – giáo viên nhà trường đã xách tai, đấm vào mặt khiến cậu học sinh lớp 1 chảy máu phải nhập viện điều trị.
Phân hiệu trường Tiểu học Nguyễn Du – nới xảy ra sự việc
Cũng theo bà Trâm, ngay sau khi nhận được thông tin, Phòng đã cử cán bộ xuống trường để tìm hiểu vụ việc và thăm hỏi, động viên học sinh bị thương. “Chúng tôi gọi điện thoại cho ông Hà để xác minh thì điện thoại không thể liên lạc nên đã yêu cầu phía nhà trường phải làm giấy mời gửi xuống tận nhà ông Hà để làm việc. Quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý thích đáng, không bao che nếu đúng như nội dung đơn tố cáo”, bà Trâm nhấn mạnh.
Trao đổi với PV, chị Triệu Thị Ngọc Nga (31 tuổi, ngụ thôn 9, xã Ea Wer) cho biết, gia đình chị đã làm đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo ông Nguyễn Hữu Hà đánh con trai chị là cháu Hứa Bảo Nguyên (7 tuổi, lớp 1G, trường Tiểu học Nguyễn Du).
Cháu Nguyên thời điểm còn nằm trong bệnh viện điều trị.
Theo chị Nga, vào trưa ngày 10/4, con trai chị đi học về thì kêu đau đầu và nhức ở phần mũi. Sau khi ăn cơm xong thì cháu Nguyên đã nôn ói nên chị gặng hỏi thì được con trai kể lại việc đã bị thầy giáo ở lớp đánh chảy máu mũi.
Ngay sau đó chị đưa con trai lên Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn để kiểm tra thì được bác sĩ chẩn đoán cháu Nguyên bị “Chấn thương vùng mũi do bị đánh” phải nằm viện điều trị 2 ngày.
Chị Nga kể lại việc con trai mình bị thầy giáo đánh phải nhập viện.
Về nguyên nhân cháu Nguyên bị đánh, chị Nga cho biết, qua hỏi chuyện được biết hôm xảy ra sự việc con trai chị có mặc 3 chiếc áo đến lớp (áo khoác, áo thể dục và áo bên trong). Do trời quá nóng nên cháu Nguyên đã cởi cả 3 chiếc áo ra để mặc lại chiếc áo thể dục vào cho mát nhưng khi cháu Nguyên cởi áo ra đã bị thầy Hà đánh đấm vào mặt.
“Con tôi bị ông Hà nhéo tai rồi đấm thẳng vào mặt khiến chảy máu ồ ạt, cháu được một cô giáo dùng khăn giấy lau máu cho. Tôi vô cùng xót xa khi có một thầy giáo lại hành động hết sức côn đồ như vậy, con tôi còn quá nhỏ vậy mà họ nỡ đánh dã man. Hiện vết thương của con trai tôi đã đỡ nhiều nhưng tinh thần cháu lại hoảng loạn và nhất quyết không chịu đến trường nữa”, bà Nga chua xót nói.
Cũng theo bà Nga, sau khi con trai bà xuất viện, ông Hà có đến nhà thăm hỏi và đưa một ít tiền hỗ trợ nhưng gia đình bà nhất định không nhận. “Ông Hà có bảo do cháu Nguyên cởi áo nên đã nhéo tai cháu rồi cởi hẳn áo ra thì cháu Nguyên ngã vào người ông Hà khiến cháu… chảy máu!?”.
Do quá sợ hãi nên đến nay cháu Nguyên vẫn không dám tới lớp
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc, bà Bùi Thị Cẩm – Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Nguyễn Du cho biết, nơi xảy ra sự việc là Phân hiệu 2 của trường nằm trên địa bàn thôn 9 xã Ea Wer, khi trường nhận được phản ánh việc thầy Hà đánh học sinh đã trực tiếp xuống lớp xem xét để báo cáo gửi Phòng GD-ĐT huyện.
“Một cô giáo dạy môn Mĩ thuật của trường cho rằng đã nghe tiếng học sinh lớp bên cạnh khóc nên đã chạy tới xem thì thấy học sinh này chảy máu nên đã dùng khăn giấy lau máu cho em. Khi được hỏi sự việc, các em học sinh khác của lớp 1G đều thừa nhận chứng kiến sự việc thầy Hà đánh khiến em Nguyên chảy máu. Trường đã tiến hành gửi giấy mời để mời thầy Hà đến làm việc với Ban giám hiệu nhưng chắc phải thứ 2 tuần này thầy mới lên gặp trường”, bà Cẩm cho hay.
Thầy giáo từng tự ý bỏ dạy, bị tố nhận tiền “chạy việc”
Bên cạnh bị phụ huynh tố đánh học sinh nhập viện, ông Nguyễn Hữu Hà còn mắc hàng loạt sai phạm trong quá trình công tác. Theo tiểu sử tóm tắt lý lịch do Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn cung cấp, ông Hà từng giữ chức Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) do vi phạm nên điều chuyển về làm giáo viên trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn). Quá trình công tác ông Hà lại tiếp tục mắc vi phạm nên bị chuyển ngạch từ giáo viên xuống làm nhân viên của trường Tiểu học Nguyễn Du, sau đó do có cố gắng nên mới được chuyển lại về ngạch giáo viên.
Bà Hoàng Thị Bích Trâm – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn (áo trắng) cho biết ông Hà còn mắc hàng loạt sai phạm
Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn, ông Nguyễn Hữu Hà ngoài việc bị phụ huynh tố cáo đánh học sinh còn liên quan đến việc bị tố nhận tiền “chạy việc” làm cho giáo viên và còn đang bị đề nghị xem xét kỷ luật do đã tự ý bỏ dạy.
“Về việc ông Hà bị tố nhận tiền “chạy việc” hiện Phòng đang chỉ đạo phía nhà trường xác minh sơ bộ, báo cáo và sẽ đề nghị Thanh tra huyện vào cuộc làm rõ. Riêng việc ông Hà đã tự ý bỏ dạy 36 ngày 1 buổi (vào cuối năm 2017) là trái với quy định, phía trường Tiểu học Nguyễn Du đã thành lập Hội đồng kỷ luật quyết định buộc thôi việc ông Hà và đã gửi báo cáo lên Phòng. Hiện tại chúng tôi đang xin ý kiến của UBND huyện để có hình thức kỷ luật đối với ông Hà”, bà Hoàng Thị Bích Trâm thông tin thêm.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Chương trình mới sẽ khiến trẻ em phải đi học thêm từ 4-5 tuổi
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới đối với học sinh lớp 1 như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Nếu áp dụng chương trình mới này thì học sinh sẽ buộc phải đi học thêm. (Hình biếm họa về dạy thêm học thêm của Satế)
LTS: Đánh giá về dự thảo chương trình mới, cô giáo Phan Tuyết cho rằng chương trình đang đặt yêu cầu quá cao đối với học sinh lớp 1.
Nếu áp dụng chương trình này, cô Tuyết bày tỏ lo lắng học sinh sẽ buộc phải đi học thêm để có thể theo kịp các tiêu chuẩn đề ra.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Học sinh bước vào lớp 1 ở độ tuổi lên 6, trong số đó có không ít em sinh cuối tháng 12, nếu tính tháng những học sinh này chỉ mới 5 tuổi.
Độ tuổi này chủ yếu đang vui chơi, ca hát. Thế nhưng vào lớp 1, ngay từ đầu năm, các em đã phải vùi đầu vào học đủ các môn học như các anh chị khối 3, 4.
Khá nhiều giáo viên dạy lớp 1 than rằng, mỗi ngày buộc các em học một âm vần, vừa đọc thuộc vừa viết vài trang vở là quá sức.
Âm vần mỗi ngày một khó, thế nên có em chưa kịp nhớ âm cũ đã phải nhồi thêm âm vần mới nên nhớ quên lẫn lộn. Nhiều học sinh học trước quên sau vì lẽ đó.
Chương trình hiện hành đối với học sinh lớp 1 đã là quá tải, là vượt sức đối với các em.
Nhưng nếu xem chương trình môn học vừa mới công bố, nhiều thầy cô tiểu học không khỏi giật mình vì mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức đạt được cho học sinh lớp 1 còn nặng hơn chương trình hiện hành rất nhiều.
Hình như các nhà biên soạn chương trình đã lấy chuẩn kiến thức của học sinh lớp 2 ở chương trình hiện hành lắp vào cho học sinh lớp 1 trong chương trình mới để thấy được cái "đổi mới" hay sao?
Đơn cử, trong chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút.
Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 "Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 - 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ".
Thực tế thì những học sinh đạt tốc độ đạt chuẩn theo quy định 30 tiếng/phút vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thật sự trôi chảy.
Nay quy định học sinh lớp 1 phải đạt tốc độ đọc 40 - 50 tiếng/phút phải chăng là quá cao?
Theo một khảo sát trong Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Thế Hợp, tốc độ đọc trung bình của nhóm học sinh lớp 1 phát triển bình thường là 32,5 tiếng/phút.
Trong thống kê trên nhóm đối tượng học sinh lớp 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Thị Lê) vào tuần thứ 5, 6 của học kì I thì tốc độ trung bình của học sinh đạt 36.67 tiếng/phút.
Nhưng nếu khảo sát học sinh vùng nông thôn thì chắc chắn tốc độ đọc của các em còn thấp hơn nhiều.
Ở phần viết, với học sinh lớp 1 mà đã yêu cầu các em biết viết "Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt".
Biết "Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn: "Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?", "Câu chuyện/bài thơ khuyên chúng ta điều gì?".
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: "Văn bản này viết về điều gì?".
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi".
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Để theo kịp chương trình mới, học sinh phải học thêm từ 4-5 tuổi
Với chương trình cũ (đã nặng) nhưng vẫn được đánh giá nhẹ hơn chương trình mới về kiến thức, kĩ năng.
Thế mà, học sinh lớp 1 hiện nay đã phải đi học thêm chữ từ 5 tuổi.
Nhiều phụ huynh than rằng phải cho con đi học trước vì không thể theo nổi chương trình lớp 1 hiện hành.
Nhìn những cô cậu học trò bé tí đang tuổi hát ca bỗng phải chạy xô đến lớp học thêm sau thời gian đi mẫu giáo để chuẩn bị cho năm học mới ai thấy cũng nghẹn lòng.
Có phụ huynh đã nhất quyết không cho con đi học trước nhưng chỉ vài tuần sau đã than rằng mình sai lầm nên đã biến con thành "con vịt lạc đàn" trong lớp.
Một số giáo viên lớp 1 chương trình hiện hành cho biết: "Cuối năm học, học sinh lớp 1 mới chỉ đủ trình độ nhìn văn bản chép (tập chép). Nếu đọc viết chỉ khoảng 2/3 học sinh trên lớp đáp ứng được".
Nay kiến thức mới dự kiến được nâng cao nhiều hơn "nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi" thì học sinh chuẩn bị vào lớp 1 càng phải học thêm tăng tốc là điều không tránh khỏi.
Lâu nay người ta cứ than chương trình nặng và khó, là quá tải với độ tuổi của các em.
Đã có khá nhiều chỉ đạo giảm tải để học sinh học vừa sức. Nhưng không hiểu sao thay đổi chương trình những nhà biên soạn chương trình lại không lưu ý điều này?
Mỗi lần thay sách là một lần yêu cầu kiến thức với các em cao hơn một bậc.
Điều này để chứng minh rằng đây là sự đổi mới hay thực sự trình độ năng lực của học sinh chúng ta đã giỏi đến mức như vậy?
Học sinh học xong lớp 1 biết cầm sách đọc chữ đã đạt yêu cầu rồi. Việc đọc sẽ được nâng lên trong quá trình các em học và rèn luyện ở lớp trên.
Đừng vì hai tiếng "đổi mới" mà buộc những đứa bé còn thơm mùi sữa phải vùi đầu học miệt mài suốt đêm ngày vẫn chưa xong.
Theo Giaoduc.net
Học sinh lớp 1 tăng đột biến trong năm học tới Quan niệm về năm sinh 'vàng' cùng với sự gia tăng của người nhập cư khiến học sinh lớp 1 của TP.HCM trong năm học tới sẽ tăng đột biến. ảnh minh họa Theo thống kê của Sở GD- ĐT TP.HCM, dự kiến năm học 2018- 2019, thành phố tăng 60.000 học sinh từ mầm non cho đến THPT. Trong đó tiểu học...