Đắk Lắk: Giám đốc công ty hướng nghiệp ký hợp đồng “chạy” suất giáo viên giá 150 triệu đồng
Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng vị Giám đốc công ty hướng nghiệp vẫn ngang nhiên làm hợp đồng với giá 150 triệu đồng nhận “lo” suất giáo viên.
Ngày 20/3, ông Lê Hạnh – Trưởng Phòng Việc làm – An toàn Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị chưa cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm cho công ty TNHH DVTM hướng nghiệp Quốc tế (địa chỉ 200 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột).
Giám đốc Công ty hướng nghiệp Quốc tế nhận tiền “chạy” việc làm vào ngành giáo dục
Theo phản ánh của anh N. (27 tuổi, ngụ huyện Ea H’Leo), do có người giới thiệu nên anh đã quen biết ông Phạm Văn Tốt – Giám đốc Công ty TNHH DVTM hướng nghiệp Quốc tế (công ty hướng nghiệp – PV).
Tháng 3/2018, ông Tốt hứa sẽ lo viên chức giáo viên cho vợ anh N. về dạy tại địa bàn huyện Krông Pắk với giá 150 triệu đồng, tin tưởng nên anh N. đồng ý đưa tiền để xin việc.
Ngày 30/4/2018, ông Tốt đưa ra bản “Hợp đồng thỏa thuận tư vấn và giới thiệu việc làm”, trong bản hợp đồng ghi rõ số tiền 150 triệu đồng sẽ được gia đình anh N. đưa trước 90 triệu đồng, còn lại 60 triệu khi vợ anh N. có quyết định đi dạy sẽ phải thanh toán cho ông Tốt. Thời gian xin việc từ ngày 30/4 – 30/8/2018 và hai bên đều đã ký bản hợp đồng này.
Video đang HOT
Trong bản hợp đồng cũng có điều khoản nếu ông Tốt không lo được như thỏa thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đã nhận của gia đình anh N.
Tuy nhiên, sau đó vợ anh N. thi không đậu nên anh đã chủ động gặp ông Tốt để lấy lại tiền nhưng không được.
“Mỗi lần đòi tiền ông Tốt đều hẹn lần này đến đợt khác mãi không chịu trả”, anh N. cho hay.
Ông Lê Hạnh – Trưởng Phòng Việc làm – An toàn Lao động (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk) cho rằng đơn vị chưa cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm cho công ty này
Ông Lê Hạnh cho biết thêm, việc công ty hướng nghiệp ký hợp đồng nhận 150 triệu đồng để lo thi viên chức là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa đảo. Vừa qua, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk cũng làm việc với Sở một số vấn đề liền quan đến Công ty hướng nghiệp này và cũng đề nghị công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc này.
Theo tìm hiểu, công ty hướng nghiệp do ông Phạm Văn Tốt làm Giám đốc chỉ được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2012. Các lĩnh vực kinh doanh gồm: Cung ứng lao động tạm thời; giới thiệu, môi giới lao động, việc làm; cung ứng và quản lý nguồn lao động; dịch vụ hỗ trợ giáo dục… Tuy vậy, bảng hiệu của công ty này lại ghi: Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm; tư vấn hướng dẫn học tập ngành nghề phù hợp với cá nhân và nhà tuyển dụng.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Lực bất tòng tâm
Thừa thiếu GV cục bộ hay những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước đối với GD không chỉ là câu chuyện của nội ngành GD mà đã trở thành chủ đề của nhiều diễn đàn, hội thảo lớn. Thực tế cho thấy, ngành GD luôn trăn trở về vấn đề này nhưng quyền quyết định lại không nằm trong tay nên bài toán đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ngành Giáo dục vẫn "ngoài cuộc" trong việc sắp xếp nhân lực, đội ngũ
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng từng lên tiếng, vấn đề thừa thiếu giáo viên (GV), ngành GD đang rất lo lắng nhưng quyết định việc này đâu phải của ngành GD. Ngành GD có nhu cầu nhưng biên chế con người lại phụ thuộc ngành Nội vụ. Vì thế, vấn đề thừa thiếu GV không thể trách oan cho ngành GD.
Còn nhớ vụ hơn 500 GV huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) có nguy mất việc hồi đầu năm 2018 gây rúng động trong và ngoài ngành GD. Sau đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Krông Pắk tạm ngưng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với hàng trăm GV. Cũng trong năm 2018, hàng trăm GV của huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng phải "đứng ngồi không yên" khi UBND huyện có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng.
Thực tế, ở nhiều địa phương trên cả nước cũng xảy ra tình trạng này, khiến đội ngũ GV, nhất là những GV hợp đồng như "ngồi trên đống lửa": Người thì lo lắng mất việc, không được tiếp tục dạy học; người thì lo lắng bị điều chuyển sang công việc khác không phù hợp với năng lực, sở trường và trình độ được đào tạo... Nói chung là muôn vẻ lo lắng.
Không bàn đến chuyện đúng sai, nhưng rõ ràng bên trong câu chuyện này ai cũng nhận thấy sự bất hợp lý. Ngành GD rất sốt sắng nhưng "lực bất tòng tâm", bởi nhân sự, biên chế không thuộc ngành quản lý. Ngành GD là đơn vị sử dụng lao động nên khi xảy ra sự việc chỉ biết đề nghị cấp có thẩm quyền, rồi làm tất cả những gì có thể trong thẩm quyền của mình và động viên GV.
Bất cập trên vô hình chung đã tạo ra những rào cản không đáng có cho ngành GD trong quá trình thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy - học. Nói như nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, cơ quan ra quyết định nhưng không phải chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định của mình. Tuy nhiên hậu quả thì ngành GD phải gánh, trong đó có vấn đề về tổ chức và nhân sự.
Ai cũng biết nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý, vì thế không thể thực hiện cơ chế tuyển dụng GV như những viên chức thông thường khác. Thực tế này đã khiến nhiều đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong và ngoài ngành GD lên tiếng và đề xuất, cần giao việc tuyển dụng GV cho ngành GD. Nhiều quan điểm cũng cho rằng, tới đây việc tuyển dụng GV phải do ngành GD chủ trì và có sự phối hợp với ngành Nội vụ cùng một số ngành liên quan.
Luật GD hiện hành có quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của nhà trường là tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác theo mục tiêu, chương trình; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; đồng thời được tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.
Thiết nghĩ, tới đây khi sửa Luật GD, Ban soạn thảo cần tiếp tục kế thừa và phát huy quan điểm này; đồng thời cần sửa lại Luật Viên chức để tháo gỡ những bất cập trong cơ chế tuyển dụng GV như hiện nay. GD-ĐT là sự nghiệp của toàn dân và toàn xã hội. Vì thế hơn bao giờ hết, mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp "trồng người".
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Đắk Lắk: Vụ trên 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách nguyên Trưởng Phòng Nội vụ Trong quá trình giữ chức Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện tuyển vượt chỉ tiêu giáo viên, nhân viên trường học lên tới trên 400 trường hợp khiến sau này xảy ra trường hợp dôi dư và hàng trăm giáo viên bị mất việc làm. Ảnh minh họa Ngày 5/11,...