Đắk Lắk: Đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy học trong nhà trường
Nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng phục vụ giảng dạy học tập trong nhà trường.
Đồ dùng dạy học do giáo viên Đắk Lắk tự làm.
Sáng 2/3, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ban hành văn bản gửi UBND cấp huyện và các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh về việc đảm bảo cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, Sở đã đề nghị UBND cấp huyện, các đơn vị, trường học rà soát danh mục thiết bị dạy học từ cấp tiểu học đến THPT theo hướng, thiết bị nào còn sử dụng được và phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT thì tiếp tục bảo quản, sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt, để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, các trường học, cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy học của giáo viên phục vụ giảng dạy học tập trong nhà trường.
Ngoài ra, Sở cũng đề nghị các đơn vị mua sắm bổ sung thiết bị dạy học phù hợp với Thông tư 37, 38, và 39 (năm 2021-PV) của Bộ GD&ĐT; ưu tiên bố trí phòng học bảo đảm dạy 2 buổi/1 ngày cho các lớp tiểu học; ưu tiên vốn đầu tư xây dựng phòng học cho các trường công lập đã được phê duyệt giai đoạn 2021-2025.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Biện Văn Minh- Trưởng phòng KH-TC, Sở GD&ĐT cho biết: “Hiện nay nguồn ngân sách để chi cho giáo dục chưa thể đáp ứng tất cả các nội dung, kế hoạch của từng trường. Vì vậy, việc kêu gọi các thầy cô tăng cường làm đồ dùng dạy học cũng là giải pháp để chia sẻ khó khăn về ngân sách cho các địa phương, cũng như phát huy hết tiềm năng của các thầy cô giáo trong quá trình dạy học”.
Năm học 2021-2022, tỉnh Đắk Lắk có 1.015 trường học từ mầm non đến THPT; trong đó, có 329 trường mầm non, 388 trường tiểu học, 239 THCS, 59 trường THPT; có 15.691 lớp, nhóm lớp; có 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và 15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện với 150 lớp học.
Phụ huynh, hiệu trưởng xót xa khi giáo viên F0 dạy online
Dù mắc bệnh và cần được nghỉ ngơi, nhưng phần lớn giáo viên diện F0 vẫn "vào lớp" dạy online hàng ngày. Áp lực với các nhà trường và giáo viên hiện rất lớn.
Nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 gần trưa thứ 4 ngày 23/2, cô K.O. - giáo viên một trường tiểu học ở Quận 3, TP.HCM thông báo cho phụ huynh trong lớp đón học sinh về.
"Kính chào quý phụ huynh hiện cô K.O. vừa test dương tính trưa ngày hôm nay. Lớp mình có 2 trường hợp F0 cô đã báo phụ huynh trong các tin trước đó. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, lớp mình sẽ chuyển qua hình thức học online, quý phụ huynh đón các bạn nhỏ về ngay trong buổi trưa hôm nay ạ" - cô K.O. nhắn.
Video đang HOT
Lớp học 10D9 Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) học khi thầy giáo dạy online ở nhà
Trước đó, tại lớp này cũng đã xuất hiện một vài học sinh F0 và đang được phụ huynh theo dõi tình hình sức khoẻ tại nhà.
Theo cô K.O., điều cảm động nhất là phụ huynh trong lớp thấu hiểu và đồng hành. Tuy nhiên ở thời điểm này, cô vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục dạy học trực tuyến cùng các con. Do đã tiêm đủ 3 mũi, các biểu hiện không quá nặng nên cô cũng không quá lo lắng.
"Quan trọng vẫn là việc học tập của học sinh. Bản thân tôi vẫn mong muốn quá trình học tập của các con vẫn được diễn ra như bình thường và cũng tránh quá tải nếu học bù sau này" - cô K.O. chia sẻ.
Bên cạnh đó, cô K.O. sẽ sắp xếp dạy bù cho những học sinh không tham gia được buổi học chung để không mất kiến thức.
"Tôi nhận được rất nhiều lời quan tâm, động viên và hỗ trợ từ nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và đặc biệt là các bạn nhỏ. Dù vẫn sẽ có những khó khăn nhất định song được gặp và giảng dạy học sinh của mình thì những khó khăn đó không còn đáng kể nữa và các cô đều sẽ vượt qua" - cô K.O. tâm sự.
Theo cô K.O., học sinh đã được làm quen từ đầu năm học và đã thành thục với việc vào lớp Google Meet, trả lời cô, làm và nộp bài nên cô trò cũng khá thuận lợi khi quay trở lại hình thức trực tuyến.
"Những ngày này tôi lại nhớ đến lời bài hát: Bài ca tôm cá các bạn trong lớp nhìn vẫn thường hát: "Thuyền xuôi gió dẫu phong ba ta vẫn kiên trì/ Sóng cả đừng ngã tay chèo". Giáo viên sẽ cùng các bạn nhỏ vượt qua thời kì dịch bệnh và sớm qua trở lại trường".
Cô K.O là một trong hơn 700 giáo viên TP.HCM mắc Covid-19 trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, từ ngày 14-22/2 ghi nhận 7.505 ca trong trường học, gồm 706 giáo viên và 6.799 học sinh.
Tại Hà Nội, điểm nóng của dịch Covid-19 thời gian này, số giáo viên là F0 cũng đang gia tăng.
Hiện tại, Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) có hơn 200 học sinh F0 và nhiều giáo viên diện F0, F1. Do đó, việc duy trì lực lượng giáo viên để đủ tổ chức dạy học là rất khó khăn, vất vả.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng chia sẻ nhà trường phải quy định lớp nào có trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến.
"Có những giáo viên là F0 khi đủ sức khỏe vẫn tham gia dạy học trực tuyến, bởi với tình hình số ca F0 tăng như hiện nay, nói thật trường không đủ người đứng lớp nữa", bà Nhiếp nói.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Ba Đình (Hà Nội) cũng cho biết giáo viên mắc Covid-19 không đến trường làm việc, nhưng trên thực tế họ vẫn đảm nhận các tiết dạy online khi sức khỏe đảm bảo.
"Việc F0 vẫn tiếp tục dạy học trực tuyến phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và sự tự nguyện của chính giáo viên. Nhưng ở trường chúng tôi, 100% giáo viên là F0 khi cảm thấy vẫn kiểm soát được sức khỏe thì đều tự đề nghị phân công dạy trực tuyến.
Trên thực tế, nếu không có sự tự giác, tình nguyện, trách nhiệm và tận tụy đó thì nói thực sự nhà trường cũng khó có thể thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong điều kiện số ca F0 tăng lên hàng ngày".
Việc giáo viên F0 đủ sức khỏe vẫn dạy online cũng diễn ra ở Trường THPT Đống Đa (Hà Nội).
Bà Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay số giáo viên diện F0, F1 của trường đang là hơn 30 người, trong đó đến 18 giáo viên F0.
Nỗi lòng phụ huynh, hiệu trưởng
Chị Ngọc Lan - phụ huynh có con học cô K.O. chia sẻ biết cô bị F0, nhiều phụ huynh trong nhắn tin động viên mong cô nhanh khoẻ. Nhiều phụ huynh còn đề xuất cô có thể nghỉ ngơi để chữa bệnh vì F0 cần được nghỉ ngơi, học sinh có thể học bù sau. Thế nhưng cô K.O. vẫn lên lớp dạy online ngay ngày thứ 5 và thứ 6 hôm sau.
Điều này khiến chị Lan rất cảm động và cho biết cảm thấy "rất thương cô".
Chị Nguyễn Thùy Lâm (Quận 3, TP.HCM) cho biết cậu con trai cũng có môn học online do giáo viên là F0. Chị cho rằng lẽ ra F0 thì nên cho nghỉ, không nên để họ dạy học dù khỏe. "Tâm lý F0 khó ổn định như là bình thường, họ vẫn là người bệnh, có thể nặng hoặc nhẹ tùy người. Các thầy cô giáo bay giờ vất vả thật".
Bếp xông được đặt ở một trường học ở Hà Nội
Bà Trần Bích Hợp cũng tâm sự rằng "Giai đoạn này, các giáo viên cũng rất khổ, bởi vợ/chồng/con của họ vào diện F0, F1 cũng rất nhiều.
Biên chế giáo viên thì nhà trường cũng chỉ có đến thế, nên nếu các thầy cô không gắng online để dạy học thì trường không biết lấy đâu ra người để đủ dạy cho học sinh.
Do đó, trừ những người mệt, yếu cần nghỉ, thì nếu thầy cô là F0 đủ sức khỏe và tình nguyện thì trường vẫn bố trí dạy trực tuyến" - bà Hợp nói.
"Tôi rất trân trọng, đồng cảm với các thầy cô bởi họ dù phải giữ gìn sức khỏe chống chọi với Covid-19 nhưng họ vẫn thể hiện trách nhiệm với học sinh.
Ở nhiều lớp, học sinh đến học trực tiếp, thầy cô thì xuất hiện qua màn hình. Nhưng điều khiến tôi vui là thấy cảnh lớp học vẫn rất trật tự, học sinh lắng nghe thầy cô giảng qua màn hình máy chiếu.
Những lúc đó, tôi càng cảm thấy thương học trò, thương các thầy cô. Phải nói rằng các thầy cô đã rất nỗ lực dù tình cảnh khó khăn".
"Các giáo viên diện F0, F1 khi chia sẻ cũng chỉ thấy nói lo, sốt ruột cho lớp mà mình chủ nhiệm, dạy học. Họ mong mỏi sớm có kết quả âm tính không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn để sớm được đến trường.
Bản thân tôi là hiệu trưởng, lúc nào cũng nghĩ rằng cần phải động viên anh chị em giáo viên, để cùng nhau, đồng lòng vượt qua khó khăn. Bởi ở những giai đoạn như thế này, nếu không có sự động viên, giáo viên không thể nào vững vàng để đứng lớp, hết lòng vì nhà trường và vì học sinh" - bà Hợp cảm động nói.
Chọn học sinh như thế nào để vào Hội đồng trường tránh ngồi cho có Điều băn khoăn nhất khi lựa chọn là về phía đại diện cho học sinh, bởi với độ tuổi đó thì cần phải lựa chọn thế nào để các em có thể đưa ra tiếng nói chung. "Khi trên cương vị mới là hiệu trưởng, tôi có điều kiện sát sao hơn với mọi công việc của Hội đồng trường, những quyết sách,...