Đắk Lắk: Dạy học qua truyền hình cho gần 22.000 học sinh lớp 12
Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức dạy thử nghiệm trên truyền hình cho học sinh lớp 12 với 3 môn Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh…
Ảnh minh họa
Ngày 31.3, ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Từ ngày 1.4, đơn vị sẽ phối hợp với đài truyền hình tỉnh tổ chức dạy thử nghiệm trên truyền hình cho học sinh lớp 12, giúp các em chủ động ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp đến.”
Hiện, Đắk Lắk đang có gần 22.000 học sinh lớp 12 (bao gồm cả các Trung tâm giáo dục thường xuyên) phân bổ ở khắp trên 14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Mỗi bài dạy qua truyền hình có thời lượng khoảng 90 phút, kéo dài trong cả tuần bao gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Trước mắt, Sở GDĐT tỉnh này chỉ tiến hành ôn tập cho các em, chưa vội dạy kiến thức mới.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã xây dựng đề cương, soạn giáo án theo các chuyên đề một cách chi tiết để phổ biến cho học sinh. Ngoài ra, khi tổ chức qua truyền hình, tất cả các giáo viên đang dạy các môn nói trên cho học sinh lớp 12 ở khắp các trường trên địa bàn tỉnh cũng cần theo dõi, chủ động hướng dẫn, giải đáp những chỗ khó hiểu cho các em qua mạng xã hội Facebook, Zalo”, ông Khoa nhấn mạnh.
Đắk Lắk cũng đang có gần 300.000 học sinh từ tiểu học cho đến THPT sử dụng phần mềm học trực tuyến để nắm bắt, ôn tập bài vở trong kỳ nghỉ dài ngày do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
BẢO TRUNG
Ngày đầu tiên Hà Nội tổ chức dạy học đại trà trên truyền hình
Các chương trình dạy học của từng khối lớp được phát vào các giờ cố định, giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức, đồng thời tạo nề nếp tự học.
Sau khi thực hiện dạy học trên truyền hình cho học sinh khối lớp 9 và lớp 12, từ ngày 19/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình dạy học trên truyền hình cho các khối lớp 4,5,6,7,8,11 và lớp 12.
Hà Nội tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên truyền hình.
Các chương trình dạy học của từng khối lớp được phát vào các giờ cố định, giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức, đồng thời tạo nề nếp tự học cho học sinh trong thời điểm phải nghỉ học do dịch Covid-19.
Khác với mọi ngày đang được nghỉ học, hôm nay từ 8 giờ sáng, Hoàng Khánh Linh, học sinh lớp 6, Trường THCS Đống Đa, Hà Nội đăng nhập vào lớp học online trên mạng internet để điểm danh với cô giáo chủ nhiệm lớp. Sau đó, Khánh Linh mở tivi, kênh 2 của Đài Phát thanh -Truyền hình Hà Nội để tham gia lớp học trên truyền hình. Trong tiết học kéo dài gần 30 phút, Khánh Linh chăm chú nghe và ghi chép bài theo lời giảng của giáo viên trên truyền hình.
"Cháu thấy học trên truyền hình cũng hơi khác so với những ngày trước vì những ngày trước cháu chỉ làm bài tập thôi. Học trên truyền hình có ở giờ cố định nên cháu phải căn giờ để học thì nó cũng tạo nếp học tốt hơn cho mình. Sau khi học xong bọn cháu sẽ làm bài tập luôn để có thể nhớ được kiến thức và để cuối ngày phải chụp bài tập lên facebook của lớp để báo cáo cho cô", Khánh Linh chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Hải mẹ của Hoàng Khánh Linh cho biết, trước đây con chỉ làm bài tập cô giáo giao nên giờ giấc sinh hoạt không ổn định và không tạo được nề nếp học tập khoa học. Khi tham gia lớp học trên truyền hình thì con đã có ý thức hơn trong việc tự học.
Hiện nay, các bài dạy trên truyền hình là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học trong chương trình năm học 2019-2020. Trong đó, chương trình học của lớp 4, lớp 5 gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh; chương trình học của lớp 6,7,8, 9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh; chương trình học của lớp 10, 11 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Riêng lớp 12 vẫn gồm 9 môn là Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh. Mỗi bậc học được phát sóng vào một khung giờ cố định. Các nhà trường để giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Như vậy, thêm một kênh học mới sẽ giúp học sinh ôn luyện và học tập củng cố kiến thức.
Tuy nhiên, một số phụ huynh cũng cho biết, chương trình dạy học trên truyền hình phù hợp với những học sinh từ cấp trung học cơ sở, còn ở bậc tiểu học thì phụ huynh phải thật sự sát sao. Thậm chí, phụ huynh còn ngồi cùng các con thì việc theo dõi học trên ti vi mới đạt hiệu quả.
Chị Nguyễn Thu Hiền ở phường Nam Đồng, chia sẻ: "Hiện tại đang trong thời gian dịch, việc học qua truyền hình cũng rất tốt, giúp các con nắm vững được kiến thức đã học cũng để cho các con quen dần tự học. Nhưng bố mẹ vẫn phải sát sao với các con".
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chương trình dạy học trên truyền hình được phát sóng từ thứ 2 đến thứ 7 trên các khung giờ khác nhau, từ 8h30 đến 20h30 tùy từng khối lớp./.
Theo vov.vn
Tinh giản nội dung nhưng không "buông lỏng" chất lượng Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ học kéo dài, Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học hai lần và đang tiến hành rà soát nhằm tinh giản nội dung chương trình giáo dục của các cấp học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh...